Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 32: Các khu vực châu Phi

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 32: Các khu vực châu Phi được VnDoc sưu tầm và đăng tải sẽ tóm tắt phần nội dung chính của bài học, giúp các em học sinh lớp 7 nắm vững lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm của bài. Sau đây mời thầy cô và các em học sinh tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Địa lý bài 32

1. Khu vực Bắc Phi

a) Khái quát tự nhiên.

- Phía Bắc:

+ Dãy núi trẻ At-lat ở rìa phía tây bắc của châu lục. Các đồng bằng ven Địa Trung Hải.

+ Khí hậu Địa Trung Hải.

+ Thảm thực vật: rừng lá rộng rậm rạp ở sườn đón gió,vào sâu nội địa là xavan, cây bụi.

- Phía Nam:

+ Hoang mạc nhiệt đới (hoang mạc Sahara).

+ Khí hậu rất khô và nóng.

+ Thực vật: gồm những bụi cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi; các ốc đảo có cây cối xanh tốt.

=> Thiên nhiên phân hóa từ Bắc – Nam, lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự phân hóa thiên nhiên.

b) Khái quát kinh tế - xã hội.

- Dân cư, tôn giáo: Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và Béc be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it theo đạo hồi.

- Các nước Địa Trung Hải:

+ Có lịch sử phát triển từ rất sớm: nền văn minh sông Nin, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch.

+ Trồng các loại cây: Lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới

- Các nước thuộc Sa-ha-ra:

+ Có nhiều đô thị mới với các công trình khai thác , chế biến dầu mỏ

+ Trồng các loại cây: lạc, bông, ngô...

2. Khu vực Trung Phi

a) Khái quát tự nhiên.

Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông

- Phía Tây: chủ yếu là bồn địa, khí hậu xích đạo ẩm và nhiệt đới.

+ Môi trường xích đạo ẩm: khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh quanh năm. Sông ngòi dày đặc, lớn nhất là sông Công –gô.

+ Môi trường nhiệt đới: có một mùa mưa, một mùa khô; phát triển rừng thưa và xavan.

- Phía Đông: địa hình có độ cao lớn nhất, gồm sơn nguyên và hồ kiến tạo; khí hậu gió mùa xích đạo; phát triển “xavan công viên”, rừng rậm ở sườn đón gió; khoáng sản (vàng, đồng, chì…)

b) Khái quát kinh tế – xã hội.

- Dân cư: là khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu chủng tộc Nêgrốit, tín ngưỡng đa dạng.

- Kinh tế : Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.

- Khó khăn: Đất đai thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu, giá nông sản và khoáng sản không ổn định.

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 32

Câu 1: Trên các sơn nguyên của Trung Phi hình thành kiểu “xavan công viên” độc đáo do

A. Có nhiều cảnh quan đẹp.

B. Khí hậu mát mẻ quanh năm.

C. Có nhiều cây bụi, công viên.

D. Địa hình có sự phân bậc độc đáo.

Nguyên nhân chủ yếu trên các sơn nguyên của Trung Phi hình thành kiểu “xavan công viên” độc đáo là do quanh năm trên các sơn nguyên của Trung Phi có khí mát dịu, thực vật phát triển độc đáo.

Chọn: B.

Câu 2: Phía Nam của khu vực Bắc Phi là hoang mạc

A. Na-míp.

B. Sa-ha-ra.

C. Ca-la-ha-ri.

D. Go-bi.

Ở châu Phi có 3 hoang mạc rộng lớn. Đó là hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi và hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-míp ở khu vực Nam Phi.

Chọn: B.

Câu 3: Dân cư ở Bắc Phi chủ yếu là người

A. Li-bi, Ả Rập và Béc-be.

B. Ả Rập, An-giê-ri và Béc-be.

C. Ả Rập, Béc-be.

D. Béc-be, Li-bi và người Hoa.

Dân cư ở Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Béc-be, thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, theo đạo hồi.

Chọn: C.

Câu 4: Các nước vùng ven Địa Trung Hải chủ yếu trồng các loại cây

A. Lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới.

B. Lúa mì, cây ăn quả, các công nghiệp lâu năm.

C. Ô liu, các ăn quả cận nhiệt đới.

D. Cây công nghiệp lâu năm, ô liu và lúa mì.

Các nước vùng ven Địa Trung Hải chủ yếu trồng các loại cây là lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới,…

Chọn: A.

Câu 5: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, quanh năm nhiều nước là đặc điểm của sông ngòi ở môi trường nào ở Trung Phi

A. Môi trường địa trung hải.

B. Môi trường nhiệt đới.

C. Môi trường cận nhiệt đới.

D. Môi trường xích đạo ẩm.

Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh quanh năm chiến diện tích lớn. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, quanh năm nhiều nước, lớn nhất là sông Công-gô.

Chọn: D.

Câu 6: Nền kinh tế của các nước ở khu vực Trung Phi chủ yếu dựa vào

A. Trồng trọt, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản và khoáng sản.

C. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

D. Chăn nuôi, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

Nền kinh tế của các nước ở khu vực Trung Phi chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

Chọn: C.

Câu 7: Môi trường nhiệt đới có đặc điểm

A. Lượng mưa giảm rõ rệt, có một mùa mưa và một mùa khô.

B. Lượng mưa trong năm lớn, độ ẩm cao.

C. Độ ẩm không đủ nên rừng thưa và rừng xavan kém phát triển.

D. Nhiệt độ cao, khô hạn và rất ít có mưa lớn.

Môi trường nhiệt đới gồm hai dải nằm ở phía Bắc và phía Nam môi trường xích đạo ẩm. Lượng mưa giảm rõ rệt trong năm với một mùa mưa và một mùa khô. Do độ ẩm không đủ nên rừng thưa và xavan rất phát triển.

Chọn: A.

Câu 8: Kinh tế ở Bắc Phi không có ngành

A. Khai thác, xuất khẩu dầu mỏ – khí đốt.

B. Phát triển du lịch.

C. Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

D. Khai thác phốt phát.

Kinh tế chủ yếu của Bắc Phi là dựa vào khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch. Đặc biệt là ở một số nước như Ai Cập, An-giê-ri, Li-bi,…

Chọn: C.

Câu 9: Khu vực Bắc Phi có những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng

A. Vạn lý trường thành.

B. Kim tự tháp.

C. Chùa một cột.

D. Đền thờ Pator-nong

Khu vực Bắc Phi có những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng là Kim tự tháp ở Ai Cập.

Chọn: B.

Câu 10: Kinh tế ở Trung Phi không có ngành

A. Trồng trọt và chăn nuôi.

B. Khai thác lâm sản và khoáng sản.

C. Trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

D. Trồng cây lương thực xuất khẩu.

Kinh tế ở Trung Phi chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu và phải nhập khẩu một lượng rất lớn lương thực.

Chọn: D.

Câu 11: Atlat là dãy núi trẻ duy nhất của châu Phi nằm ở khu vực nào?

A. Bắc Phi

B. Trung Phi

C. Nam Phi

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 12: Loại khoáng sản rất có giá trị trữ lượng lớn ở Nam Phi là:

A. Uranium

B. Chì

C. Vàng

D. Kim cương.

Câu 13: Cây trồng phổ biến ở các nước phía nam Sahara

A. Lúa mì
B. Cây ăn quả cận nhiệt đới

C. Ô liu

D. Lạc, bông, ngô

Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu khiến nạn đói thường xuyên xảy ra ở các nước Trung Phi

A. Dân cư đông

B. Đất đai xấu, thoái hoá, hạn hán kéo dài

C. Nạn châu chấu phá hoại mùa màng

D. Tất cả đều đúng

Câu 15: Các nước trong khu vực Trung Phi có nền kinh tế chủ yếu dựa vào?

A. Trồng cây công nghiệp xuất khẩu

B. Chăn nuôi theo lối cổ truyền

C. Khai thác lâm sản, khoáng sản

D. Tất cả đều đúng

Với nội dung bài Các khu vực châu Phi các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái quát tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Phi, Trung Phi...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 32: Các khu vực châu Phi. Ngoài ra, để học tốt môn Địa lí lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
14 11.969
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm