Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ được VnDoc sưu tầm và đăng tải sẽ tóm tắt phần nội dung chính của bài 36 chương 7 Phần 3 trong chương trình Địa lí 7, giúp các em học sinh lớp 7 nắm vững lý thuyết của bài. Sau đây mời thầy cô và các em học sinh tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Địa lý bài 36

1. Các khu vực địa hình

- Địa hình được chia thành 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 36

a) Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây

- Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam.

- Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn.

- Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium…

b) Miền đồng bằng ở giữa

- Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

=> Không khí lạnh phương Bắc và không khí nóng phương Nam dễ xâm nhập sâu vào nội địa.

- Có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông (Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi).

c) Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

- Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat.

- Hướng đông bắc – tây nam.

- Giàu khoáng sản than và sắt.

2. Sự phân hóa khí hậu

- Khí hậu bắc Mĩ phân hoá theo chiều bắc - nam, đông – tây.

- Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía Đông và phía Tây kinh tuyến 1000T.

=> Khí hậu phân hóa đa dạng và phức tạp.

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 36

Câu 1: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu

A. Cận nhiệt đới.

B. Ôn đới.

C. Hoang mạc.

D. Hàn đới.

Khí hậu ôn đới phân bố rộng khắp lãnh thổ Bắc Mĩ, chiếm diện tích lớn nhất. Sau đó là đến khí hậu hàn đới, hoang mạc và nửa hoang mạc,…

Chọn: B.

Câu 2: Ở Bắc Mỹ, có mấy khu vực địa hình

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Ở Bắc Mỹ, địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. Đó là: Hệ thống Cooc-di-e ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa và miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

Chọn: C.

Câu 3: Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây, lần lượt, có

A. Núi trẻ, núi cổ, đồng bằng lớn.

B. Đồng bằng lớn, núi trẻ, núi cổ.

C. Núi cổ, đồng bằng lớn, núi trẻ.

D. Núi trẻ, đồng bằng lớn, núi cổ.

Ở Bắc Mỹ, địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. Hệ thống Cooc-di-e ở phía tây, miền đồng bằng ở giữa và miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

Chọn: C.

Câu 4: Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim ở Bắc Mĩ là

A. Vùng núi cổ A-pa-lát.

B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.

C. Đồng bằng Trung tâm.

D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.

Vùng hệ thống núi trẻ Cooc-di-e nằm ở phía Tây của Bắc Mĩ là khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng đa kim.

Chọn: B.

Câu 5: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng

A. Đông – Tây.

B. Bắc – Nam.

C. Tây Bắc – Đông Nam.

D. Đông Bắc – Tây Nam.

Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng Bắc – Nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-di-e mưa rất ít.

Chọn: B.

Câu 6: Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo

A. Theo chiều bắc - nam.

B. Theo chiều đông - tây.

C. Bắc - nam và đông - tây.

D. Theo chiều đông – tây và độ cao.

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều tây – đông.

Chọn: C.

Câu 7: Kinh tuyến 100oT là ranh giới của

A. Dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm.

B. Vùng đồng bằng Trung tâm với dãy núi A-pa-lat.

C. Dãy núi Cooc-đi-e với dãy núi A-pa-lat.

D. Dãy núi Apalat với đại dương Đại Tây Dương.

Kinh tuyến 100oT là ranh giới của dãy núi Cooc-đi-e với vùng đồng bằng Trung tâm ở Bắc Mĩ.

Chọn: A.

Câu 8: Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là

A. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

B. Miền núi phía tây.

C. Ven biển Thái Bình Dương.

D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.

Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô và dọc ven biển Đại Tây Dương là vùng đất ở Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập sâu vào trong đất liền gây bão, lũ lớn. Đặc biệt là vùng đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.

Chọn: A.

Câu 9: Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là

A. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu bờ đông lục địa.

B. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới.

C. Kiểu khí hậu bờ tây lục địa, kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu nhiệt đới.

D. Kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới, kiểu khí hậu núi cao.

Theo sự phân hóa bắc nam các kiểu khí hậu ở Bắc Mĩ là lần lượt từ bắc xuống nam là kiểu khí hậu hàn đới, kiểu khí hậu ôn đới và kiểu khí hậu nhiệt đới.

Chọn: B.

Câu 10: Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do

A. Địa hình.

B. Vĩ độ.

C. Hướng gió.

D. Thảm thực vật.

Nguyên nhân làm cho khu vực Bắc Mỹ có nhiều sự phân hóa khí hậu là do ở Bắc Mĩ có nhiều dạng địa hình, đặc biệt là hệ thống núi Cooc-di-e cao đồ sộ ở phía Tây chạy theo hướng Bắc – Nam và dãy núi Apalat chạy dọc bờ biển ở phía Đông.

Chọn: A.

Câu 11: Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo

A. Theo chiều bắc - nam.

B. Theo chiều đông - tây.

C. Bắc - nam và đông - tây.

D. Theo chiều đông – tây và độ cao.

Chọn: C

Câu 12: Quan sát hình 36.2 (SGK) cho biết hệ thống Cooc-đi-e nằm ở phía nào của Bắc Mĩ?

A. Đông

B. Tây

C. Nam

D. Bắc

Chọn: B

Câu 13: Miền núi Cooc-đi-e cao trung bình

A. 1000-2000m

B. 2000-3000m

C. 3000-4000m

D. Trên 4000m

Chọn: C

Câu 14: Khí hậu Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất là khu vực nào?

A. Nhiệt đới

B. Ôn đới

C. Hàn đới

D. Cận nhiệt đới ẩm

Chọn: B

Câu 15: Đặc điểm không đúng với khí hậu Bắc Mĩ?

A. Phân hóa đa dạng

B. Phân hóa theo chiều bắc-nam

C. Phân hóa theo chiều Tây Đông

D. Phần lớn lãnh thổ khô, nóng

Chọn: D

Câu 16: Các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít vì

A. ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ca-li-phooc-ni-a.

B. có áp cao ngự trị thường xuyên, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến.

C. hoạt động của gió tây ôn đới với tính chất khô và nóng.

D. các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc - nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào.

Chọn: A

Câu 17: Vì sao ở miền đồng bằng của Bắc Mĩ, không khí lạnh ở phía Bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa?

A. Địa hình có dạng lòng máng.

B. Địa hình rất thấp.

C. Các khối khí có cường độ mạnh.

D. Địa hình có dạng hình phễu.

Chọn: B

Câu 18: Lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến

A. 20oB.

B. 15oB.

C. 10oB.

D. 5oB.

Chọn: B

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình miền đồng bằng ở Bắc Mĩ?

A. Rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ.

B. Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

C. Có nhiều hồ rộng và nhiều sông dài.

D. Nhiều khoáng sản: đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ thống núi Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ?

A. Gồm nhiều dãy núi chạy song song.

B. Kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000m - 4000m.

C. Gồm nhiều dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

D. Xen giữa các dãy núi là các cao nguyên và sơn nguyên.

Chọn. C

Với nội dung bài Thiên nhiên Bắc Mĩ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về các khu vực địa hình, sự phân hóa khí hậu của khu vực Bắc Mĩ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ. Ngoài ra, để học tốt môn Địa lí lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
44 18.579
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm