Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)

Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là phần tóm tắt nội dung trọng tâm của bài 39 chương 7 Phần 3 trong chương trình Địa lí 7 học kì 2, giúp các em học sinh lớp 7 nắm vững lý thuyết của bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Lý thuyết Địa lý bài 39

2. Công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới

Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

- Hoa Kì:

+ Công nghiệp đứng đầu thế giới.

+ Cơ cấu: phát triển đầy đủ các ngành chủ yếu, công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng công nghiệp.

+ Phân bố tập:

Ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc: các ngành truyền thống (luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm…)

Phía nam và ven Thái Bình Dương (vành đai mặt trời): phát triển các ngành kĩ thuật cao (máy móc tự động, điện tử, hàng không vũ trụ, vật liệu tổng hợp…)

- Ca-na-da:

+ Cơ cấu ngành: khai thác và chế biến lâm sản, hoá chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm

+ Phân bố: phía Bắc Hồ Lớn, ven biển Đại Tây Dương.

- Mê-hi-cô:

+ Cơ cấu ngành: Cơ khí, luyện kim, hoá chất, đóng tàu, lọc dầu, công Nghiệp thực phẩm.

+ Ưu tiên khai khoáng và lọc dầu.

+ Phân bố: tập trung ở thủ đô Mêhicô, các thành phố ven vịnh Mêhicô.

3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế

- Chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP (Ca-na-đa và Mê-hi-cô:68%, Hoa Kì: 72%).

- Các ngành quan trọng: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…

- Phân bố: tập trung ở các thành phố quanh vùng Hồ Lớn, vùng Đông Bắc và “vành đai Mặt Trời” của Hoa Kì.

4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

- Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được thông qua, bao gồm 3 nước thành viên: Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô.

- Mục đích: tạo thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 39

Câu 1: Ngành công nghiệp nào không phát triển mạnh ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương (vành đai Mặt Trời):

A. Sản xuất máy móc tự động

B. Điện tử, vi điện tử

C. Khai thác khoáng sản

D. Sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ

Đáp án: C

Câu 2: Ở Bắc Mĩ, nước nào có nền công nghiệp phát triển cao?

A. Hoa Kì

B. Ca-na-đa

C. Mê-hi-cô

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 3: Ngành công nghiệp nào ở Bắc Mĩ chiếm 80% sản lượng của toàn ngành công nghiệp?

A. Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy

B. Công nghiệp hoá chất, dệt

C. Công nghiệp chế biến

D. Công nghiệp thực phẩm

Đáp án: C

Câu 4: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là công nghiệp hàng đầu thế giới?

A. Hàng không.

B. Vũ trụ.

C. Nguyên tử, hạt nhân.

D. Cơ khí.

Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Bắc Mĩ là hàng không, vũ trụ, cơ khí,…

Chọn: C.

Câu 5: Ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là

A. Khai khoáng, luyện kim.

B. Dệt, thực phẩm,

C. Khai khoáng và chế biến lọc dầu.

D. Cơ khí và điện tử.

Mê-hi-cô là quốc gia có ưu thế về khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hóa dầu, chế biến thực phẩm,…

Chọn: C.

Câu 6: “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của

A. vùng công nghiệp mới của Bắc Mĩ

B. vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì

C. vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì

D. vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì.

Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử và hàng không vũ trụ nằm ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.

Chọn: D.

Câu 7: Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành

A. Luyện kim và cơ khí.

B. Điện tử và hàng không vũ trụ.

C. Dệt và thực phẩm.

D. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.

Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử và hàng không vũ trụ nằm ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.

Chọn: B.

Câu 8: Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Dịch vụ.

D. Thương mại.

Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành Dịch vụ, ngành dịch vụ của Hoa Kì chiếm trên 80% còn Ca-na-da và Mê-hi-cô chiếm trên 70%.

Chọn: C.

Câu 9: Sự ra đời của khu vực Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) trước hết nhằm mục đích

A. Cạnh tranh với các nước Tây Âu

B. Khống chế các nước Mĩ La-tinh

C. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

D. Cạnh tranh với các khối kinh tế ASEAN.

Sự ra đời của khu vực Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA), trước hết nhằm mục đích kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Chọn: C.

Câu 10: NAFTA gồm có những thành viên

A. Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô

B. Hoa Kì, U-ru-goay, Pa-ra-goay

C. Hoa Kì, Chi-lê, Mê-hi-cô

D. Bra-xin, U-ru-goay, Pa-ra-goay

NAFTA là viết tắt của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ gồm có 3 nước thành viên, đó là Ca-na-da, Hoa Kì và Mê-hi-cô.

Chọn: A.

Câu 11: Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là

A. Hoa Kì.

B. Canada.

C. Mê-hi-cô.

D. Panama.

Gợi ý: Quốc gia nằm ở phía Nam của Bắc Mĩ, giáp với khu vực Trung và Nam Mĩ.

Hướng dẫn trả lời: Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là Mê-hi-cô. Còn quốc gia Pa-na-ma thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ.

Chọn: C.

Câu 12: Hãng máy bay Boeing là hãng máy bay của

A. Canada.

B. Hoa Kì.

C. Mê-hi-cô.

D. Ba nước cùng hợp tác.

Gợi ý: Boeing là hãng máy bay của nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Hướng dẫn trả lời: Boeing là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có trụ sở tại Chicago, Mỹ.

Chọn: B.

Câu 13: Sự sa sút của các ngành công nghiệp truyền thống của vùng Đông Bắc Hoa Kì là không phải do

A. trình độ kĩ thuật chưa cao

B. thiếu thị trường tiêu thụ

C. thiếu lao động và nguyên liệu

D. Lịch sử định cư lâu đời.

Do trình độ kĩ thuật chưa cao, thiếu lao động, thiếu thị trường tiêu thụ cùng với đó là sự bất bênh về nguồn nguyên liệu nên các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc những năm gần đây đang có sự sa sút đáng kể.

Chọn: D.

Câu 14: Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là ngành công nghiệp hàng đầu thế giới?

A. Hàng không.

B. Vũ trụ.

C. Nguyên tử, hạt nhân.

D. Cơ khí.

Chọn: C

Giải thích: Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Bắc Mĩ là hàng không, vũ trụ, cơ khí,… còn ngành nguyên tử không phải ngành hàng đầu của Bắc Mĩ. Ngành nguyên tử, hạt nhân là ngành phát triển mạnh ở Đông Á (Triều Tiên), Nga,…

Câu 15: Hãng máy bay Boing là hãng máy bay của:

A. Canada.

B. Mĩ

C. Mê-hi-cô.

D. Các nước EU

Chọn: B

Giải thích: Boeing là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có trụ sở tại Chicago, Mỹ.

Câu 16. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì tập trung ở:

A. Vùng Tây bắc và ven vịnh Mê-hi-cô

B. Phía Nam hồ lớn và vùng Đông bắc và ven vịnh Địa Tây Dương

C. Phía Nam và duyên hải Thái Bình Dương

D. Vùng trung tâm Hoa kì

Chọn: B

Câu 17. Các ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng phía Nam và ven biển Thái Bình Dương của Hoa Kì là:

A. Hàng không vũ trụ, dệt, luyện kim, thực phẩm

B. Sản xuất vật liệu tổng hợp, chế tạo máy công cụ, hóa chất

C. Sản xuất máy móc tự động điện tử, hàng không vũ trụ

D. Chế tạo máy công cụ, hóa chất, điện tử, viễn thông

Chọn: C

Câu 18. Các ngành công nghiệp quan trọng của Ca-na-đa không phải là:

A. Khai thác khoáng sản, luyện kim

B. Công nghiệp gỗ, bột giấy, giấy thực phẩm

C. Điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ

D. Chế tạo xe lửa, hóa chất

Chọn: C

Câu 19. Các ngành công nghiệp quan trọng của Mê-hi-cô

A. Khai thác và chế biến gỗ, luyện kim, chế tạo ô tô, hóa chất

B. Khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hóa dầu, chế biến thực phẩm

C. Khai khoáng luyện kim cơ khí chính xác, điện tử

D. Luyện kim, chế tạo máy công cụ, điện tử viễn thông

Chọn: B

Câu 20. Hiệp định Mậu dịch được viết tắt là:

A. Mercosur

B. Nafta

C. Apec

D. Afta

Chọn: B

Với nội dung bài Kinh tế Bắc Mĩ các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về nền công nghiệp, dịch vụ của nền kinh tế Bắc Mĩ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo). Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, ôn tập và củng cố thêm kiến thức được học về Bài 39 Địa lí 7 Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo), từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Địa lí 7 sắp tới. Chúc các em học tốt.

Ngoài ra, để học tốt môn Địa lí lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Tham khảo tài liệu liên quan:

Đánh giá bài viết
33 14.829
Sắp xếp theo

Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

Xem thêm