Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ

Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Đây là phần tóm tắt nội dung trọng tâm của bài 44 chương 7 Phần 3 trong chương trình Địa lí 7, giúp các em học sinh lớp 7 nắm vững lý thuyết của bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Địa lý bài 44

1. Nông nghiệp

a) Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp

- Các công ty của Hoa Kì và Anh đã mua những diện tích đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu.

- Có hai hình thức sản xuất nông nghiệp: tiểu điền trang và đại điền trang.

- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí, các đại điền chủ là thành phần chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ.

- Nông nghiệp nhiều nước lệ thuộc nước ngoài.

- Cải các ruộng đất chưa triệt để, trừ Cu-ba

b) Các ngành nông nghiệp

- Hình thức canh tác chủ yếu: quảng canh và độc canh.

- Ngành trồng trọt:

+ Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả xuất khẩu.

+ Trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.

+ Lúa mì là sản phẩm xuất khẩu chính. Các nước xuất khẩu lúa mì là Bra-xin, Ac-hen-ti-na.

+ Phần lớn Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực, thực phẩm từ nước ngoài.

- Ngành chăn nuôi:

+ Phát triển với quy mô lớn.

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển ở các nước Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay

+ Cừu và lạc đà phân bố chủ yếu ở trên sườn núi Trung An- đét

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 44

Câu 1: Các công ty đã mua đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu là nước

A. Hoa Kì và Anh.

B. Hoa Kì và Pháp.

C. Anh và Pháp.

D. Pháp và Ca-na-da.

Các công ty của Hoa Kì và Anh đã mua đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu.

Chọn: A.

Câu 2: Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là

A. Hợp tác xã.

B. Trang trại.

C. Điền trang.

D. Hộ gia đình.

Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là điền trang.

Chọn: C.

Câu 3: Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ?

A. Các công ti tư bản nước ngoài.

B. Các đại điền chủ.

C. Các hộ nông dân.

D. Các hợp tác xã.

Các đại điền chủ là thành phần chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ.

Chọn: B.

Câu 4: Các hình thức canh tác chủ yếu ở các nước Trung và Nam Mĩ

A. Quảng canh - độc canh.

B. Thâm canh.

C. Du canh.

D. Quảng canh.

Các hình thức canh tác chủ yếu ở các nước Trung và Nam Mĩ là quảng canh - độc canh.

Chọn: A.

Câu 5: Cây trồng chủ yêu của Cu Ba là

A. Mía.

B. Cà phê.

C. Bông.

D. Dừa.

Cây trồng chủ yêu của Cu Ba là cây mía. Cu Ba là một trong các quốc gia có sản lượng mía lớn nhất thế giới.

Chọn: A.

Câu 6: Nước có sản lượng cá biển lớn nhất Nam Mĩ

A. Cô-lôm-bi-a.

B. Chi-lê.

C. Xu-ri-nam.

D. Pê-ru.

Nước có sản lượng cá biển lớn nhất Nam Mĩ là Pê-ru.

Chọn: D.

Câu 7: Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã không làm việc gì sau?

A. Bán ruộng đất cho các công ti tư bản.

B. Ban hành luật cải cách ruộng đất.

C. Tổ chức khai hoang đất mới.

D. Mua lại đất của điền chủ, các công ti tư bản chia cho dân.

Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng dất một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới và mua lại đất của điền chủ, các công ti tư bản chia cho dân.

Chọn: A.

Câu 8: Do lệ thuộc vào nước ngoài nên ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất

A. Đa dạng hóa cây trồng.

B. Độc canh.

C. Đa phương thức sản xuất.

D. Tiên tiến, hiện đại.

Do lệ thuộc vào nước ngoài nên ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia trồng vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả để xuất khẩu.

Chọn: B.

Câu 9: Những nước có ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn là

A. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

B. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Chi-le.

C. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Pa-ra-goay.

D. Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay là những nước có ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn, nhờ có những đồng cỏ rộng lớn tươi tốt.

Chọn: A.

Câu 10: Trên sườn núi Trung An-đét, người ta nuôi

A. Bò thịt, cừu.

B. Cừu, dê.

C. Dê, bò sữa.

D. Cừu, lạc đà Lama.

Trên sườn núi Trung An-đét, người ta nuôi cừu và lạc đà Lama.

Chọn: D.

Câu 11: Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại địa chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% dân số nhưng sở hữu bao nhiêu phần nhiêu diện tích đất canh tác?

A. 30%

B. 40%

C. 50%

D. 60%

Chọn: D

Câu 12: Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt ở các nước Trung và Nam Mĩ có đặc điểm:

A. Mang tính chất độc canh

B. Sản phẩm nông sản chủ yếu để xuất khẩu

C. Phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài

D. Tất cả đều đúng

Chọn: D

Câu 13: Các nước ở Nam Mĩ trồng nhiều cà phê

A. Bra-xin

B. Cô-lôm-bi-a

B. Ac-hen-ti-na, Pêru

D. Tất cả đều đúng đều đúng

Câu 14: Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ?

A. Các công ti tư bản nước ngoài.

B. Các đại điền chủ.

C. Các hộ nông dân.

D. Các hợp tác xã.

Chọn: B

Câu 15: Các hình thức canh tác chủ yếu ở các nước Trung và Nam Mĩ:

A. Quảng canh - độc canh.

B. Thâm canh.

C. Du canh.

D. Quảng canh.

Chọn: A

Với nội dung bài Kinh tế Trung và Nam Mĩ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về các hình thức sở hữu trong ngành nông nghiệp của nền kinh tế Trung và Nam Mĩ...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ. Ngoài ra, để học tốt môn Địa lí lớp 7, mời các bạn tham khảo thêm: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
14 11.875
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • 32_ nguyễn đức trí
    32_ nguyễn đức trí

    nó hơi bị lỗi ở 1 phần nào đó

    😅

    Thích Phản hồi 01/03/22

    Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm