Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 56: Khu vực Bắc Âu

Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 56: Khu vực Bắc Âu là phần tóm tắt nội dung trọng tâm của bài 56 chương 10 Phần 3 trong chương trình Địa lí 7, giúp các em học sinh lớp 7 nắm vững lý thuyết của bài. Sau đây mời thầy cô và các em học sinh tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Địa lý bài 56

1. Khái quát tự nhiên

a) Vị trí

- Phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới lạnh.

- Gồm băng đảo Ai-xlen và bán đảo Xcan-đi-na-vi (4 quốc gia: Ai-xlen, Thụy Điển, Phần Lan, Na-uy).

b) Địa hình

- Địa hình băng hà cổ phổ biến trên bán đảo Xcan-đi-na-vi.

- Bờ biển Na Uy nổi bật với dạng địa hình fio.

- Phần Lan có hàng vạn hồ, đầm.

- Ai-xlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.

- Bán đảo Xcan-đi-na-vi có địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.

c) Khí hậu

- Mùa đông có khí hậu lạnh giá, băng tuyết bao phủ dài ngày. Ai-xơ-len là nước được coi là xứ sở của băng tuyết.

- Mùa hè mát mẻ.

d) Tài nguyên

- Rừng, đồng cỏ -> khai thác gỗ, giấy...

- Tài nguyên biển.

- Thủy năng.

- Khoáng sản nghèo.

2. Kinh tế

- Kinh tế rừng - biển là ngành giữ vai trò chủ đạo, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Thủy điện giá rẻ.

- Kinh tế phát triển, mức sống cao dựa trên việc khai thác tài nguyên hợp lí để phát triển kinh tế hiệu quả cao.

B. Trắc nghiệm Địa lý bài 56

Câu 1: Bắc Âu gồm bao nhiêu quốc gia?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Bắc Âu bao gồm 4 quốc gia, đó là: Ai-Xơ-len, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.

Chọn: B.

Câu 2: Nước nào không thuộc khu vực Bắc Âu?

A. Ai-xơ-len.

B. Na Uy.

C. Thuỵ Điển.

D. Đan Mạch.

Bắc Âu bao gồm 4 quốc gia, đó là: Ai-Xơ-len, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.

Chọn: D.

Câu 3: Nước nào không nằm trên bán đảo Xcăng-đi-na-vi?

A. Na Uy.

B. Thuỵ Điển.

C. Phần Lan.

D. Ai-xơ-len.

Bắc Âu gồm có Ai-xơ-lên và ba nước nằm trên bán đảo Xcăng-đi-na-vi là Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.

Chọn: D.

Câu 4: Nước có nhiều núi lửa và suối nước nóng là

A. Na Uy.

B. Thụy Điển.

C. Phần Lan.

D. Ai-xơ-len.

Ai-xơ-len là nước có nhiều núi lửa và suối nước nóng nhất ở Bắc Âu.

Chọn: D.

Câu 5: Nước có nhiều hồ - đầm

A. Na Uy.

B. Thụy Điển.

C. Phần Lan.

D. Ai-xơ-len.

Nước có nhiều hồ, đầm nhất ở Bắc Âu là Phần Lan.

Chọn: C.

Câu 6: Nước có nhiều dạng địa hình fio nổi tiếng

A. Na Uy.

B. Thụy Điển.

C. Phần Lan.

D. Ai-xơ-len.

Nước có nhiều dạng địa hình fio nổi tiếng trên thế giới là Na Uy.

Chọn: A.

Câu 7: Thế mạnh của các nước Bắc Âu

A. Kinh tế biển.

B. Rừng (khai thác gỗ, giấy...).

C. Thủy năng.

D. Các loại khoáng sản.

Bắc Âu là khu vực có thế mạnh về kinh tế biển, khai thác và chế biến lâm sản, thủy năng nhưng lại nghèo khoáng sản.

Chọn: D.

Câu 8: Nước nào nằm ở phía tây của dãy Xcăng-đi-na-vi?

A. Na Uy

B. Thụy Điển

C. Phần Lan

D. Ai-xơ-len

Na Uy là nước nằm ở phía tây của dãy Xcăng-đi-na-vi.

Chọn: A.

Câu 9: Khí hậu Bắc Âu không thuận lợi cho ngành kinh tế nào?

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Đánh cá.

D. Sản xuất công nghiệp.

Các nước Bắc Âu có khí hậu lạnh, có thời kí đóng băng nên không thuận lợi cho các ngành trồng trọt.

Chọn: B.

Câu 10: Các dân tộc ở Bắc Âu nổi tiếng về nghề

A. Luyện kim màu và khai khoáng.

B. Khai khoáng và đánh bắt thủy sản.

C. Hàng hải và đánh cá.

D. Hàng hải và khai khoáng.

Kinh tế biển giữ vai trò quan trọng ở khu vực Bắc Âu. Các dân tộc ở Bắc Âu từ xưa đã nổi tiếng về nghề hàng hải và đánh cá. Na Uy và Ai-xơ-len có đội tàu thuyền hung mạnh và đội tàu đánh cá hiện đại.

Chọn: C.

Câu 11: Thế mạnh không phải của các nước Bắc Âu:

A. Kinh tế biển.

B. Rừng (khai thác gỗ, giấy...).

C. Thủy năng.

D. Các loại khoáng sản.

Chọn: D

Câu 12: Khí hậu Bắc Âu không thuận lợi cho ngành kinh tế:

A. Chăn nuôi.

B. Trồng trọt.

C. Đánh cá.

D. Sản xuất công nghiệp.

Chọn: B

Câu 13: Các dân tộc ở Bắc Âu nổi tiếng về nghề:

A. Luyện kim màu và khai khoáng.

B. Khai khoáng và đánh bắt thủy sản.

C. Hàng hải và đánh cá.

D. Hàng hải và khai khoáng.

Chọn: C

Câu 14: Nguyên nhân ngành trồng trọt ở các nước Bắc Âu khó phát triển là do:

A. Khí hậu khắc nghiệt

B. Đất đai đầm lầy

C. Nguồn nước tưới khó khăn

D. Địa hình hiểm trở

Chọn: A

Câu 15: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất là:

A. Sông ngòi thường gây lũ lớn về mùa hạ

B. Biển đóng băng về mùa đông

C. Biển nghèo tài nguyên hải sản

D. Khí hậu nóng ẩm sinh nhiều mầm bệnh

Chọn: B

Câu 16: Giải thích tại sao có sự khác biệt về mặt khí hậu giữa phía Đông và phía Tây dãy Xcan-đi-na-vi?

A. Ảnh hưởng của dòng biển nóng, địa hình và gió Tây ôn đới

B. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh và gió Tây ôn đới

C. Ảnh hưởng của địa hình và gió Tín Phong bán cầu Bắc

D. Ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và địa hình

Chọn: A

Với nội dung bài Khu vực Bắc Âu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái quát về tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu của Bắc Âu...

Như vậy, VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 7 bài 56: Khu vực Bắc Âu. Mời các bạn tham khảo thêm: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa hơn.

Đánh giá bài viết
6 7.956
Sắp xếp theo

Lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức

Xem thêm