Địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á

Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á tổng hợp phần lý thuyết quan trọng được học trong bài 3 Địa lí 8, bên cạnh đó là câu hỏi trắc nghiệm đi kèm, giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi liên quan trong bài. Tài liệu giúp các em ghi nhớ kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

A. Giải bài tập Địa 8 bài 3

B. Lý thuyết Địa 8 bài 3

1. Đặc điểm sông ngòi

- Có nhiều hệ thống sông lớn.

- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương, mùa đông bị đóng băng; mùa xuân tuyết tan gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: sông đổ vào Thái Bình Dương; chế độ mưa gió mùa nên sông đầy nước, mùa lũ vào thời kì cuối hạ đầu thu, mùa cạn vào cuối đông đầu xuân.

+ Nam Á sông đổ ra Ấn Độ Dương, nguồn cung cấp nước từ nước mưa.

+ Tây Nam Á và Trung Á khô hạn, sông ít nước, nguồn cung cấp nước từ băng tuyết tan.

- Sông ngòi châu Á có giá trị kinh tế lớn: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

2. Các đới cảnh quan tự nhiên

- Cảnh quan tự nhiên đa dạng.

+ Tây Xi – bia, sơn nguyên Trung Xi – bia, Đông Xi – bia: rừng lá kim.

+ Đông Á: rừng cận nhiệt.

+ Đông Nam Á và Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm.

+ Tây Á và Trung Á: thảo nguyên, hoang mạc và nửa hoang mạc.

- Cảnh quan tự nhiên đang bị con người khai phá, rừng tự nhiên còn lại ít và rất cần được bảo vệ.

3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á.

- Thuận lợi: Tài nguyên đa dạng, phong phú...

+ Khoáng sản trữ lượng rất lớn: than, dầu mỏ, khí đốt…

+ Tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật cũng rất đa dạng là cơ sở tạo ra nhiều sản phẩm

- Khó khăn: Núi non hiểm trở, hoang mạc khô cằn, thiên tai....

C. Trắc nghiệm Địa lí 8 bài 3

Câu 1: Đặc điểm sông ngòi châu Á là

A. Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

B. Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

C. Sông ngòi châu Á có nhiều giá trị.

D. Cả 3 đặc điểm trên

Đáp án: D. Cả 3 đặc điểm trên.

Giải thích: Bài 3 SGK trang 10; 11 Địa lí 8.

Câu 2: Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là

A. Bắc Á

B. Đông Á

C. Đông Nam Á và Nam Á.

D. Tây Nam Á và Trung Á

Đáp án: D. Tây Nam Á và Trung Á

Giải thích: Tây Nam Á và Trung Á là khu vực có khí hậu lục địa ít mưa nên sông ngòi thưa và kém phát triển.

Câu 3: Các sông lớn ở vùng Bắc Á có hướng chảy chủ yếu là

A. tây bắc – đông nam.

B. tây sang đông

C. nam lên bắc.

D. bắc xuống nam

Đáp án: C. nam lên bắc.

Giải thích: Các sông ngòi ở Bắc Á hầu hết bắt nguồn từ vùng núi và cao nguyên ở nội địa chảy theo hướng từ nam lên bắc đổ ra Bắc Băng Dương.

Câu 4: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Đáp án: A. Mùa xuân

Giải thích: Các sông ngòi ở Bắc Á, về mùa đông nước sông bị đóng băng, mùa xuân băng tuyết tan mực nước sông lên nhanh thường xảy ra lũ băng.

Câu 5: Mùa cạn của sông ngòi Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á vào

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Đáp án: A. Mùa xuân

Giải thích: Các sông ngòi ở Bắc Á, về mùa đông nước sông bị đóng băng, mùa xuân băng tuyết tan mực nước sông lên nhanh thường xảy ra lũ băng.

Câu 6: Chế độ nước sông ở Tây Nam Á và Trung Á có đặc điểm

A. Chế độ nước chia làm hai mùa rõ rệt.

B. Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm.

C. Về mùa xuân có lũ băng.

D. Chế độ nước điều hòa quanh năm.

Đáp án: B. Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm.

Giải thích: Các sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á có nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao nên lưu lượng nước sông càn về hạ lưu càng giảm. một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc.

Câu 7: Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan

A. 9

B. 10

C. 11

D. 12

Đáp án: B. 10

Giải thích: Châu Á có 10 đới cảnh quan. Lược đồ trang 11 SGK Địa lí lớp 8.

Câu 8: Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở

A. Đông Nam Á và Nam Á

B. Nam Á và Đông Á

C. Đông Á và Đông Nam Á.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á

Đáp án: A. Đông Nam Á và Nam Á

Giải thích: Rừng nhiệt đới ẩm phân bố ở Đông Nam Á và Nam Á.

Câu 9: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là

A. Rừng lá kim.

B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Đáp án: C. Hoang mạc và bán hoang mạc.

Giải thích: Các sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á có khí hậu lục địa lượng mưa rất thấp nên hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.

Câu 10: Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lũ… thường xảy ra ở

A. Đông Nam Á và Nam Á

B. Bắc Á và Đông Á

C. Tây Nam Á và Trung Á.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á

Đáp án: A. D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á

Giải thích: Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lũ… thường xảy ra ở vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

Câu 11: Những trở ngại chính trong việc giao lưu giữa các vùng ở châu Á là do:

A. Tất cả đều đúng.

B. Hoang mạc rộng lớn.

C. Địa hình núi cao hiểm trở.

D. Khí hậu giá lạnh khắc nghiệt.

Đáp án: A

Câu 12: Giá trị kinh tế các sông của Bắc Á chủ yếu là:

A. Nuôi trồng thủy sản.

B. Giao thông và thủy điện.

C. Cung cấp nước cho sản xuất.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Câu 13: Các sông ở Bắc Á có đặc điểm:

A. Mạng lưới sông dày đặc.

B. Sông đóng băng vào mùa đông.

C. Chảy theo hướng từ nam lên bắc.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 14: Vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi thường có lũ băng lớn vào mùa nào?

A. Mùa đông.

B. Mùa thu.

C. Mùa xuân.

D. Mùa hạ.

Đáp án: C

Câu 15: Ở châu Á, cảnh quan tự nhiên nào không bị con người khai thác để làm nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp?

A. Rừng và cây bụi lá cứng.

B. Xavan.

C. Rừng lá kim.

D. Thảo nguyên.

Đáp án: C

Câu 16: Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở khu vực:

A. Đông Á.

B. Tây Xi-bia.

C. Tất cả đều sai.

D. Đông Nam Á.

Đáp án: B

Câu 17: Con sông nào chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng?

A. Sông Mê Công.

B. Tất cả đều sai.

C. Sông Hằng.

D. Sông Trường Giang,

Đáp án: A

Câu 18: Cho biết các sông nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Á?

A. Sông Ê-ni-xây, sông Lê-na

B. Sông Ô-bi.

C. Sông Mê Công, sông Hoàng Hà.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: C

...............................

Để học tốt Địa lí 8, các em học sinh cần ghi nhớ lý thuyết Địa 8, từ đó vận dụng giải các bài tập liên quan hiệu quả. Chuyên mục Lý thuyết Địa lí 8 trên VnDoc tổng hợp phần lý thuyết quan trọng được học trong mỗi bài, sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh chóng và dễ dàng. Chúc các bạn học tốt. 

Ngoài Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải bài tập Địa Lí 8 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 8,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
43 25.454
Sắp xếp theo

Lý thuyết Địa lí 8

Xem thêm