Địa lí 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp bao gồm phần lý thuyết cơ bản môn Địa lý lớp 8 kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em tham khảo, vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi trong bài. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích giúp các bạn học tốt môn Địa lí 8 hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

A. Lý thuyết Địa lý 8 bài 43

1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau. Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta.

lý thuyết địa lý 8

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

- Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm cao, 25oC ở đồng bằng và 21oC ở miền núi, biên độ năm nhỏ.

- Chế độ mưa không đồng nhất:

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn.

+ Nam Bộ và Tây Nguyên mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô thiếu nước nghiêm trọng.

3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

- Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ trở thành Trường Sơn Nam hùng vĩ.

- Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn được hình thành do hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công bồi đắp nên.

4. Tài nguyên phong phú và tập trung, để khai thác

a) Khí hậu – đất đai thuận lợi

- Khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản quy mô lớn.

b) Tài nguyên rừng

- Miền có tài nguyên rừng rất phong phú, nhiều loại sinh thái.

- Trong rừng có nhiều loài sinh vật quý hiếm.

c) Tài nguyên biển trong miền rất đa dạng và có giá trị to lớn

- Các vịnh nước sâu kín đáo để lập hải cảng ở bờ biển Nam Trung Bộ.

- Thềm lục địa phía đông nam có trữ lượng lớn dầu khí.

- Các tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

lý thuyết địa lý 8

Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa nước ta

B. Giải bài tập Địa lí 8 bài 43

C. Trắc nghiệm Địa lý 8 bài 43

Câu 1: Giới hạn của của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

A. Từ dãy Bạch Mã trở vào nam.

B. Từ dãy Bạch Mã trở ra bắc.

C. Từ dãy Hoành Sơn trở vào nam.

D. Từ dãy Hoành Sơn trở

Đáp án: A. Từ dãy Bạch Mã trở vào nam.

Giải thích: (trang 148 SGK Địa lí 8).

Câu 2: Đặc điểm chung khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

A. Tính chất á nhiệt đới thể hiện rõ nét.

B. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước

C. Một nền nhiệt nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.

D. Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

Đáp án: D. Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

Giải thích: (trang 148 SGK Địa lí 8).

Câu 3: Mùa mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ vào

A. Mùa hạ

B. Mùa hạ-thu

C. Mùa thu

D. Mùa thu- đông

Đáp án: D. Mùa thu-đông.

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (tháng 10, 11) (trang 148 SGK Địa lí 8).

Câu 4: Mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài

A. 5 tháng

B. 6 tháng

C. 7 tháng

D. 8 tháng

Đáp án: B. 6 tháng

Giải thích: Mùa mưa của Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. (trang 148 SGK Địa lí 8).

Câu 5: Đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn

A. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước, núi non trùng điệp, thung lũng sâu.

B. Địa hình chủ yếu là các đồi núi thấp với các cánh cung lớn.

C. Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, nổi bật là các cao nguyên badan.

D. Vùng núi thấp hai sườn không đối xứng.

Đáp án: C. Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, nổi bật là các cao nguyên badan.

Giải thích: Giải thích: (trang 148 SGK Địa lí 8).

Câu 6: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành do hệ thống sông nào bồi đắp

A. Hệ thống Sông Hồng và sông Mê Công.

B. Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công.

C. Hệ thống sông Mã và hệ thống sông Mê Công.

D. Hệ thống sông Cả và hệ thống sông Mê Công.

Đáp án: B. Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công.

Giải thích: (trang 149 SGK Địa lí 8).Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn được hình thành do hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công bồi đắp nên

Câu 7: Tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng là

A. Than đá, crôm, thiếc, sắt, vàng …

B. Thiếc, apatit, thiếc, đá vôi, sắt,…

C. Than đá, chì, bôxit, đất hiếm, titan…

D. Dầu khí, bôxit, than bùn, titan…

Đáp án: D. Dầu mỏ, bôxit, than bùn, titan…

Giải thích: (trang 149 SGK Địa lí 8).

Câu 8: Bôxit phân bố chủ yếu ở

A. Duyên hải Nam Trung Bộ

B. Tây Nguyên

C. Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B. Tây Nguyên

Giải thích: (trang 146 SGK Địa lí 8).

Câu 9: Tài nguyên khoáng sản có giá trị lớn hơn cả của vùng là

A. Dầu khí

B. Bôxit

C. Titan

D. Than bùn

Đáp án: A. Dầu khí

Giải thích: (trang 151 SGK Địa lí 8).

Câu 10: Những khó khăn về tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

A. Ngập lụt, bão lũ, địa hình chia cắt mạnh.

B. Rét đậm, rét hại, sương muối, lũ ống lũ quét

C. Bão lũ, sương muối, giá rét, sạt lở bờ biển.

D. Mùa khô sâu sắc và kéo dài, cháy rừng, xâm nhập mặn, sa mạc hóa vùng cực Nam Trung Bộ.

Đáp án: D. Mùa khô sâu sắc và kéo dài, cháy rừng, xâm nhập mặn, sa mạc hóa vùng cực Nam Trung Bộ.

Giải thích: (trang 151 SGK Địa lí 8).

Câu 11: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc là do

A. Gió Tín phong khô nóng và gió Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu.

B. Tác động gió mùa đông bắc giảm sút mạnh.

C. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

Câu 12: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là một miền

A. Có mùa khô sâu sắc.

B. Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm.

C. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

Câu 13: Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc?

A. Độ ẩm nhỏ.

B. Khả năng bốc hơi lớn.

C. Thời tiết nấng nóng, ít mưa.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 14: Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô:

A. Ngắn, gió Tín phong đông bắc khô nóng,

B. Kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt.

C. Kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: B

Câu 15: Lượng mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 - tháng 10) chiếm bao nhiêu % lượng mưa cả năm?

A. 80%

B. 70%

C. 60%

D. 90%

Đáp án: A

Câu 16: Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa kéo dài mấy tháng?

A. 7

B. 5

C. 4

D. 6

Đáp án: D

Câu 17: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm toàn thể lãnh thổ phía Nam nước ta chiếm bao nhiêu diện tích cả nước?

A. 2/3

B. 3/4

C. 1/2

D. Tất cả đều sai

Đáp án: C

Câu 18: Ngọn núi cao nhất ở Trường Sơn Nam là

A. Chư Yang Sin

B. Vọng Phu

C. Ngọc Linh

D. Ngọc Krinh

Đáp án: C

Với nội dung bài Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về vị trí và phạm vi lãnh thổ, một miền nhiệt đới gió mùa nóng, tài nguyên phong phú và tập trung...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Trắc nghiệm Địa lý 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
6 7.865
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Địa lí 8

    Xem thêm