GDCD 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp. Bài viết tổng hợp lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 6

1/ Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình

Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.

a/ Phủ định siêu hình

- Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

b/ Phủ định biện chứng

- Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.

- Đặc điểm:

+ Tính khách quan: nguyên nhân của sự phủ định nằm ngày trong bản thân sự vật, hiện tượng, là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn => phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan và tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.

+ Tính kế thừa: Cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực, gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ => là tất yếu khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục.

2/ Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

- Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định => sự phủ định của phủ định, vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng.

- Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa, thay thế cái cũ nhưng phát triển ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.

- Cái mới ra đời không đơn giản, dễ dàng mà phải trải qua sự đấu tranh, nhưng theo quy luật chung, cái mới sẽ chiến thắng cái cũ.

=> Bài học: Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới, đồng thời giúp vững tin về sự tất thắng của cái mới, vì đó là khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng.

Tránh thái độ bảo thủ, phủ định sạch trơn.

B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 6

Câu 1: Phủ định siêu hình là

  1. Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp
  2. Tác động từ bên ngoài
  3. Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
  4. Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 2: Phủ định biện chứng

  1. Cái mới ra đời phủ định cái cũ
  2. Cái cũ nhường chỗ cho cái mới
  3. Cái mới ra đời phủ định cái cũ nhưng nó bị cái mới hơn phủ định
  4. Đáp án A, C đúng

Câu 3: Có mấy khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Phủ định biện chứng

  1. Mang tính kế thừa
  2. Mang tính chủ quan
  3. Mang tính khách quan
  4. Đáp án A, C đúng

Câu 5: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

  1. Là vận động đi lên
  2. Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ
  3. Cái mới ra đời ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
  4. Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 6: Phủ định là gì?

  1. Xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng.
  2. Bài trừ một sự vật, hiện tượng.
  3. Bác bỏ những điều liên quan đến sự vật, hiện tượng.
  4. Kế thừa những điều tốt đẹp của sự vật.

Câu 7:  Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật được gọi là

  1. Phủ định biện chứng.
  2. Phủ định siêu hình.
  3. Phủ định kế thừa.
  4. Phủ định của phủ định.

Câu 8: Sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới được gọi là

  1. Phủ định biện chứng.
  2. Phủ định siêu hình.
  3. Phủ định kế thừa.
  4. Phủ định của phủ định.

Câu 9: Hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là gì?

  1. Tính kế thừa và tính phát triển.
  2. Tính phát triển và tính khách quan.
  3. Tính khách quan và tính kế thừa.
  4. Tính kế thừa và tính tất yếu.

Câu 10: Các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ là kết quả của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra. Điều này thể hiện đặc điểm nào của phủ định biện chứng?

  1. Tính khách quan.
  2. Tính chủ quan.
  3. Tính kế thừa.
  4. Tính biện chứng.

Câu 11: Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra

  1. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng
  2. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng
  3. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
  4. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?

  1. Đầu tư tiền sinh lãi
  2. Lai giống lúa mới
  3. Gạo đem ra nấu cơm
  4. Sen tàn mùa hạ

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

B

D

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

A

C

A

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

C

B

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm, đặc điểm và vai trò của khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục như: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
20 27.101
Sắp xếp theo

    Lớp 10

    Xem thêm