GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội

Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết môn GDCD 10 bài 9

1/ Con người là chủ thể của lịch sử

a/ Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình

- Quá trình phát triển của con người: Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ lao động.

- Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng đồ kim loại.

- Quá trình phát triển của xã hội.

+ Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá, sau biết dựng lều.

+ Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình thành thị tộc, bộ lạc.

- Kết Luận:

+ Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất.

+ Nhờ biết lao động, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu từ đó.

b/ Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

- Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất:

+ Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.

+ Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.

+ Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.

- Ví dụ:

+ Lương thực, thực phẩm.

+ Tư liệu sinh hoạt.

- Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:

+ Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần

+ Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật

- Ví dụ:

+ Các kỳ quan thế giới

+ Việt Nam: Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên.

c/ Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội

- Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

- Ví dụ: Từ Cộng xã nguyên thủy → chiếm hữu nô lệ → phong kiến → tư bản chủ nghĩa → xã hội chủ nghĩa

Kết luận: Con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trong quá trình đó, con người luôn tôn trọng và biết vận dụng quy luật khách quan để phục vụ cuộc sống của mình.

2/ Con người là mục tiêu sự phát triển xã hội

a/ Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội?

- Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, con người đã luôn khát khao vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó được thực hiện.

- Trong quá trình phát triển của lịch sử, những thành tựu khoa học kỉ thuật đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe dọa cuộc sống con người.

- Ví dụ: Vấn đề tài nguyên, môi trường, bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố

→ Tóm lại: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người phải được coi trọng, mục tiêu phát triển của xã hội phải là mục tiêu nhằm phục vụ con người, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng và phải vì hạnh phúc của con người.

b/ Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện con người

- Công xã nguyên thủy:

+ So sánh các chế độ xã hội

+ Mức sống thấp, con người phụ thuộc tự nhiên

- Chiếm hữu nô lệ: Cuộc sống khó khăn, con người bị áp bức, bóc lột

- Phong kiến: Cuộc sống có phát triển nhưng chậm, ý thức dân tộc, thế giới, con người bị áp bức, bóc lột.

- Tư bản chủ nghĩa: Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, vẫn còn tư hữu, có áp bức, bóc lột

- Xã hội chủ nghĩa: Kinh tế phát triển, chế độ công hữu, con người được tự do phát triển

→ Nhận xét: Xã hội loài người trải qua 5 hình thái xã hội nhưng chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là vì tự do, hạnh phúc cho con người.

B/ Trắc nghiệm môn GDCD 10 bài 9

Câu 1: Con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần là

  1. Các kỳ quan thế giới
  2. Lương thực, thực phẩm.
  3. Tư liệu sinh hoạt.
  4. Đồ dùng

Câu 2: Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất

  1. Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
  2. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.
  3. Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 3: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?

  1. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình: Lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động, từ đó không còn lệ thuộc vào tự nhiên, tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu.
  2. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
  3. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội
  4. Tất cả đều đúng

Câu 4: Lịch sử phát triển toàn diện loài người

  1. Công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa
  2. Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa
  3. Công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, xã hội chủ nghĩa
  4. Công xã nguyên thủy, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa

Câu 5: Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội?

  1. Ngay từ vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, con người đã luôn khát khao vươn tới cuộc sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão, ước mơ đó được thực hiện.
  2. Trong quá trình phát triển của lịch sử, những thành tựu khoa học kỉ thuật đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời cũng dẫn đến những vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu, đe dọa cuộc sống con người.
  3. Đáp án A, B đúng
  4. Ý kiến khác...

Câu 6: Lịch sử loài người được hình thành khi loài người biết

  1. Chế tạo ra công cụ lao động.
  2. Đứng thẳng và đi lại bằng hai chân.
  3. Tách mình khỏi thế giới.
  4. Thực hiện ăn, ở theo bầy đàn.

Câu 7: Con người cần phải lao động để có thể

  1. Trở lên giàu có.
  2. Thể hiện bản thân.
  3. Tồn tại và phát triển.
  4. Sáng tạo nghệ thuật.

Câu 8: Hoạt động nào là đặc trưng chỉ có ở con người?

  1. Sản xuất của cải vật chất.
  2. Tìm kiếm thức ăn.
  3. Xây dựng nơi ở.
  4. Di chuyển nơi ở.

Câu 9: Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp lịch sử xã hội loài người

  1. Phát triển hiện đại.
  2. Chuyển sang nền văn minh
  3. Ngày càng tiến bộ.
  4. Hình thành và phát triển.

Câu 10: Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội mà biểu hiện cụ thể là

  1. Nhiều cuộc chiến tranh xảy ra.
  2. Các cuộc chiến tranh giành đất đai.
  3. Các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
  4. Các cuộc đấu tranh giai cấp.

Câu 11: Con người là chủ thể của lịch sử, vì vậy mọi sự biến đổi, mọi cuộc cách mạng xã hội đều

  1. Do nghiên cứu khoa học tạo ra.
  2. Tự nhiên sinh ra.
  3. Do con người tạo ra.
  4. Nằm ngoài ý thức của con người.

Câu 12: Con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội vì

  1. Con người làm chủ thế giới.
  2. Con người là chủ thể của lịch sử.
  3. Con người có nhiều hoài bão.
  4. Con người luôn mong muốn hạnh phúc.

Câu 13: Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày càng

  1. Có nhiêu của cải hơn.
  2. Sống sung sướng, văn minh hơn.
  3. Được nâng cao trình độ
  4. Được hoàn thiện và phát triển toàn diện

Câu 14: Con người là tác giả của các công trình khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người?

  1. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần
  2. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật
  3. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất
  4. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

D

D

A

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

A

D

D

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

C

B

D

A

-----------------------------------------------

Với nội dung bài Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững kiến thức nội dung bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm của con người là chủ thể của lịch sử, vai trò của con người trong việc phát triển xã hội, Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện con người... Bài viết còn được tổng hợp gồm có 12 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết và tải về nhé.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10 nhé. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục như: Giải bài tập GDCD 10, Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
15 13.134
Sắp xếp theo

    Lớp 10

    Xem thêm