Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

A. Tóm tắt bài 12 môn GDCD 7

1. Tìm hiểu thông tin

a. Lịch làm việc của Nguyễn Hải Bình

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

(Lịch làm việc của Nguyễn Hải Bình)

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về nội dung lịch làm việc hàng ngày trong tuần của bạn Nguyễn Hải Bình, làm việc gì? Kế hoạch hợp lí chưa?

+ Nội dung của kế hoạch là học tập, tự học, vui chơi, giải trí, giúp gia đình.

+ Kế hoạch chưa hợp lí như: lao động giúp gia đình quá ít, xem ti vi quá nhiều, thiếu thời gian ăn, ngủ, thể dục.

+ Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình.

+ Bình có ý thức tự giác, tự chủ cao.

+ Chủ động làm việc có kế hoạch, không cần ai nhắc nhở

- Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì?

+ Chủ động trong công việc

+ Không lảng phí thời gian

+ Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc

- Tại sao phải làm việc có kế hoạch? Nếu làm việc không có kế hoạch thì có lợi, có hại gì?

+ Làm việc có kế hoạch có lợi:

+ Rèn luyện ý chí nghị lực.

+ Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì.

+ Kết quả học tập tốt.

+ Cha mẹ, thầy cô yêu quí.

+ Làm việc không có kế hoạch sẽ có hại như:

+ Dẫn đến hiệu quả chất lượng không cao.

+ Kết quả học tập kém

+ Không hoàn thành công việc.

b. Kế hoạch làm việc của Vân Anh

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

(Kế hoạch làm việc của Vân Anh)

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về kế hoạch của bạn Vân Anh?

+ Nội dung công việc cần cân đối, toàn diện (5h sáng-23h hàng ngày; đầy đủ, cân đối giữa HT, nghỉ ngơi, lao động giúp GĐ, học ở trường, tự học, sinh hoạt tạp thể, XH

+ Không quá dài, phải dễ nhớ

→ Nhận xét: Nội dung đầy đủ, cân đối, quá chi tiết.

- So sánh kế hoạch của hai bạn Vân Anh và Hải Bình?

+ Hải Bình

+ Thiếu ngày, dài, khó nhớ.

+ Ghi công việc cố định lặp đi lặp lại.

+ Vân Anh

+ Cân đối, hợp lí, toàn diện.

+ Đầy đủ, cụ thể, chi tiết.

→ Tồn tại: Cả hai bản còn quá dài, khó nhớ.

- Kết quả học tập của Vân Anh

+ Vân Anh đạt học sinh giỏi.

+ Điều chỉnh kế hoạch nhưng những việc đó đề ra thì quyết tâm làm cho bằng được.

2. Nội dung bài học

a. Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch

- Là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí, để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả và chất lượng.

- Biết xác định nhiệm vụ là biết phải làm gỡ, mục đích là gỡ; xác định được công việc phải làm có những công đoạn nào, làm gỡ trước, làm gỡ sau, phân chia thời gian cho từng việc dựa trên sự tính toán tới tất cả các điều kiện, phương tiện và cách thức thực hiện.

- Kế hoạch phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ, biết điều chỉnh KH khi cần thiết, phải quyết tâm, kiên trì, sáng tạo thực hiện KH đã đề ra

- Phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình

b. Một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch

- Biểu hiện, hành vi thể hiện sống và làm việc có kế hoạch

+ Thực hiện đúng giờ học buổi tối theo KH, mặc dù hôm đó có phim hay.

+ Tự đặt lịch làm việc trong ngày, trong tuần và cố gắng thực hiện đúng lịch

→ Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

- Biểu hiện, hành vi trái với sống và làm việc có kế hoạch

+ Cẩu thả; không xác định nhiệm vụ; nước đến chân mới nhảy; lên kế hoạch rồi bỏ đó; khó khăn là chùn bước

→ Không tiết kiệm được thời gian, công sức, không đạt hiệu quả trong công việc, ảnh hưởng đến người khác.

c. Ý nghĩa

- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

- Là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời đại CNH- HĐH; giúp con người thích nghi được với cuộc sống hiện đại, với yêu cầu lao động có kỉ luật cao

► Kế hoạch học tập

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

(Kế hoạch trong tuần)

B. Trắc nghiệm bài 12 môn GDCD 7

Câu 1: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh rỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?

A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.

B. D là người có kế hoạch.

C. D là người khoa học.

D. D là người có học.

Đáp án: A

Câu 2: Vào lúc rảnh rỗi, V đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà V thường nấu cơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. V là người như thế nào?

A.G là người tự tin.

B. G là người làm việc khoa học.

C. G là người khiêm tốn.

D. G là người tiết kiệm.

Đáp án: B

Câu 3: Biểu hiện của sống và làm việc khoa học là?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Biểu hiện của người làm việc không khoa học là?

A. Chơi trước học sau.

B. Vừa ăn cơm vừa xem phim và lướt facebook

C. Chỉ học bài cũ vào lúc truy bài.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng?

A. Sống và làm việc có kế hoạch.

B. Siêng năng, cần cù.

C. Tiết kiệm.

D. Cả A, B, C

Đáp án: D

Câu 6: A nói chuyện với B: Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào?

A. A là người sống và làm việc không có kế hoạch.

B. A là người tiết kiệm.

C. A là người nói khoác.

D. A là người trung thực.

Đáp án: A

Câu 7: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?

A. Khoa học .

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực.

D. Sống và làm việc khoa học.

Đáp án: D

Câu 8: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp chúng ta chủ động.

B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.

C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 9: Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì?

A. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

B. Quyết tâm vượt khó, kiên trì.

C. Là, việc cân đối.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?

A. Học tập, lao động.

B. Vui chơi, giải trí.

C. Giúp đỡ gia đình.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 11: Yêu cầu của làm việc có kế hoạch

A. Cân đối các nhiệm vụ

B. Thời gian hợp lý

C. Đảm bảo thời gian nghĩ ngơi và học tập

D. A, B, C

Đáp án: D

Câu 12: Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch thì sẽ đem lại kết quả gì?

A. Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc

B. Chủ động thời gian làm việc

C. Nề nếp

D. A, B, C

Đáp án: D

Câu 13: Hành vi nào sau đây là đúng?

A. Thực hiện nội quy của nhà trường

B. Không gây mất trật tự ở bệnh viện

C. Không xả rác nơi công cộng

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Câu 14: Có quan niệm cho rằng: chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn. Em đồng tình hay phản đối?

A. đồng tình

B. phản đối

C. phân vân không biết đúng, sai

D. Tất cả các đáp trên

Đáp án: B

Câu 15: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về chăm sóc, rèn luyện thân thể, sống có kế hoạch?

A. Chỉ cần ăn nhiều là cơ thể sẽ khoẻ mạnh.

B. Muốn có sức khoẻ tốt cần suốt ngày ở nhà để tránh bụi bẩn do môi trường bị ô nhiễm.

C. Thường xuyên luyện tập thế dục - thể thao và kết hợp ăn uống điều độ thì mới có sức khoé tốt.

D. Môn thể thao nào cũng phải tham gia thì mới có sức khoẻ tốt.

Đáp án: C

Câu 16: Theo em, bước đầu tiên trong quá trình dẫn đến thành công là

A. Chuẩn bị tiền

B. Lập kế hoạch

C. Học thật giỏi

D. Suy nghĩ việc làm

Đáp án: B

Câu 17: Yêu cầu của làm việc có kế hoạch

A. Cân đối các nhiệm vụ

B. Thời gian hợp lý

C. Đảm bảo thời gian nghĩ ngơi và học tập

D. A, B, C

Đáp án: D

Câu 18: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch

A. Xác định nhiệm vụ

B. Sắp xếp công việc

C. A, B đúng

D. A, B sai

Đáp án: C

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 12. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Đánh giá bài viết
18 16.986
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm