Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 15 môn GDCD 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo - GDCD 7

A. Lý thuyết bài 16 môn GDCD 7

1. Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng là gì? Tín ngưỡng là lòng tin vào một điều thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.

- Tôn giáo là gì? Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. Với những quan niệm giáo lí và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái.

Ví Dụ: Đạo phật, thiên chúa giáo, tinh lành, cao đài, hoà hảo, đạo hồi...

- Mê tín dị đoan là gì? Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép....dẫn đến hậu quả xấu.

>> Chi tiết: Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì?

2. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.

- Người theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

3. Trách nhiệm của công dân:

Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo

Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo…

* Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm những điều trái pháp luật.

B. Hỏi đáp về GDCD lớp 7 bài 16:

1. Theo em, những người có đạo có phải là những người có tín ngưỡng không?

Trả lời

Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Các tôn giáo cụ thể còn được gọi là Đạo (đạo phật, đạo thiên chúa, đạo tin lành…).

Từ khái niệm ta nhận định rằng: Người có Đạo tức là người có theo tôn giáo. Mà người theo tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng. Do đó, người đó có tín ngưỡng.

2. Những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là như thế nào?

Trả lời:

  • Bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
  • Không tôn trọng các nơi thờ tự của các tín nguỡng, tôn giáo như: đền. chùa, miếu thờ, nhà thờ... Phá phách, đập phá, thiếu tôn trọng những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo
  • Phân biệt đối xử với công dân vì lí do tôn giáo, tín ngưỡng
  • Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm trái với pháp luật và chính sách của Nhà nước
  • Không tôn trọng những lễ hội, lễ nghi của các tôn giáo

3. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Trả lời:

  • Tôn trọng những lễ hội, lễ nghi của các tôn giáo
  • Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín nguỡng, tôn giáo như: đền. chùa, miếu thờ, nhà thờ...
  • Không bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

4. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện sự mê tín?

(1) Xem bói

(2) Xin thẻ

(3) Lên đồng

(4) Yểm bùa

(5) Cúng bái trước khi đi thi để được điểm cao

(6) Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên

(7) Đi lễ chùa

(8) Đi lễ nhà thờ

Trả lời:

Các hành vi thể hiện sự mê tín dị đoan gồm: (1), (2), (3), (4), (5) - đã được bôi đậm bên trên.

5. Trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho ví dụ? Theo em làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó?

Trả lời:

Theo em, học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Điều đó được thể hiện qua những hành động như trước hôm đi thi không ăn trứng mà nên ăn đậu để làm được bài đạt điểm cao. Hay đi thi ra khỏi cổng gặp con gái là xui xẻo. Hay đi cầu khấn xin bùa, xin bút viết để được điểm cao…

Hầu hết, những mê tín đó các bạn đều học từ bạn bè, người xung quanh hoặc bố mẹ. Vì vậy, để khắc phục hiện tượng này, người lớn nên giải thích cho các con hiểu hơn thế nào là mê tín dị đoan để các em có lối sống lành mạnh, sống có văn hóa, có kiến thức.

6. Cứ đến ngày rằm và mồng một hàng tháng là bà ngoại của Tâm lại thắp hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Hơn thế nữa, bà ngoại của Tâm rủ một số bè bạn cùng tín ngưỡng đi lễ chùa để cầu nguyện. Tâm cho rằng, việc làm của bà là mê tín dị đoan vì việc ấy không mang lại ý nghĩa gì có cuộc sống.

Em có đồng ý với ý kiến của Tâm không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến của Tâm. Vì việc làm của bà ngoại Tâm không phải là mê tín dị đoan mà đó là sự thể hiện tín ngưỡng. Việc thắp hương ở bàn thờ tổ tiên và đi lễ chùa là để cầu mong những điều tốt lành đến cho người thân trong gia đình, đồng thời nhắc nhở mình phải ăn ở hiền lành, đức dổ để luôn gặp may mắn trong cuộc sống. Như vậy, việc làm của bà ngoại Tâm không phải là không có ý nghĩa.

7. Bạn A là học sinh lớp 7, bạn xin bố mẹ cho vào chùa để đi tu nhưng bố mẹ bạn đã kịch liệt phản đối. Bạn A cho rằng, bố mẹ đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân khi cản trở bạn đi tu. Bạn quyết định sẽ đi tu mà không cần sự đồng ý của bố mẹ.

Theo em, trong trường hợp nàu, nhà chùa có nhận bạn A vào tu hay không? Tại sao?

Trả lời:

Khoản 1, Điều 21, Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Người đi tu tại các cơ sở tôn giáo phải trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở. Người chưa thành niên khi đi tu phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Trong trường hợp của bạn A, nhà chùa sẽ không nhận bạn vào tu vì không được sự đồng ý của bố mẹ bạn

8. Anh P và chị H yêu nhau đã được một năm. Hai anh chị có ý định sẽ tiến đến hôn nhân. Nhưng khi đem chuyện này báo cáo và bàn bạc với bố mẹ thì chị H bị bố mẹ và gia đình phản đối kịch liệt với lí do thật đơn giản: gia đình chị H theo đạo Thiên Chúa còn gia đình anh P lại theo đạo Phật. Chị H hết sức lo lắng chưa biết giải quyết ra sao.

Việc ngăn cản của gia đình chị H có phải là đã vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Trả lời:

Việc ngăn cản của gia đình chị H đã vi phạm cả Luật Hôn nhân gia đình và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Bởi theo quy định của Pháp luật, việc hôn nhân phải dựa trên cơ sở tự nguyện, không ai được cưỡng ép. Anh P và chị H vẫn được kết hôn dù có sự khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo

9. Ông B đang khỏe mạnh bỗng nhiên ngã bệnh nặng. Đến trạm xã của xã khám hai lần nhưng bác sĩ chưa phát hiện ra bệnh. Có vài người hàng xóm đến thăm và đưa ra lời khuyên ông như sau:

a. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị

b. Đi xem bói và mời thầy bói về nhà yểm bùa, cúng trừ bệnh tật

c. Đến miếu thiêng xin nước thánh về uống cho hết bệnh tật.

Theo em, ông B nên nghe theo lời khuyên nào? Tại sao?

Trả lời:

Ông B nên nghe theo lời khuyên thứ nhất (a). Các lời khuyên còn lại là mê tín dị đoan, nếu nghe theo có thể dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân và gia đình ông B.

C. Trắc nghiệm bài 16 môn GDCD 7

Câu 1: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Đáp án: B

Câu 2: Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời) được gọi là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Công giáo.

Đáp án: B

Câu 3: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Đáp án: A

Câu 4: Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Công giáo.

Đáp án: C

Câu 5: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Đáp án: C

Câu 6: Mùng năm mười bốn hai ba/Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Đáp án: B

Câu 7: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?

A. Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo. C. Đạo Cao Đài. D. Đạo Hòa Hảo.

Đáp án: A

Câu 8: Hành vi nào sau đây cần lên án?

A. Ăn trộm tiền của chùa.

B. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo.

C. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 9: Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Đáp án: C

Câu 10: Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào?

A. Đạo Tin lành. B. Đạo Thiên Chúa. C. Đạo Phật. D. Đạo Hòa Hảo.

Đáp án: B

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 7 bài 16. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Đánh giá bài viết
25 24.819
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm