GDCD 8 bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 19: Quyền tự do ngôn luận được VnDoc sưu tầm và tổng hợp bao gồm lý thuyết cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 8 bài 19 kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em tham khảo luyện tập. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

A. Lý thuyết GDCD 8 bài 19

1. Quyền tự do ngôn luận:

Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội

2. Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin theo qui định của pháp luật

- Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý kiến vào các văn bản dự thảo luật.

3. Trách nhiệm của nhà nước:

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, phát huy đúng vai trò của mình.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:

1. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

a. Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân

b. Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước

c. Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một số cán bộ có biểu hiện tham nhũng

d. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri

Trả lời:

Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận là tình huống (b), (d)

2. Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được phép góp ý, phát biểu và thực hiện bằng cách nào?

Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn?

Trả lời:

- Học sinh được phép góp ý và phát biểu

- Bằng cách:

+ Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật

+ Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo luật

3. Hiện nay trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo có mở những chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình. Em hãy nêu tên một vài chuyên mục mà em biết?

Trả lời:

Chuyên mục:

- Hộp thư truyền hình

- Nhịp cầu tuổi thơ

- Bạn của nhà nông

- An toàn giao thông

- Với khán giả VTV3

- Blog giao thông

......

4. Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân?

Trả lời:

Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy hết vai trò của mình.

5. Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, bạn Hải cho rằng, chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thực sự có quyền tự do ngôn luận.

Em có đồng ý với quan niệm của bạn Hải hay không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với quan niệm của bạn Hải. Bởi vì quyền tự do ngôn luận không phải là muốn phát ngôn như thế nào cũng được mà cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật. Điều đó giúp cho quyền tự do ngôn luận vừa mang lại lợi ích cho mình nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người khác và toàn xã hội

6. Bác sĩ A đã công bố cho mọi người biết thông tin cụ thể về tình trạng sức khoẻ của một số bệnh nhân bị nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của họ. Khi bị các bệnh nhân đó phản đối, bác sĩ A cho rằng công dân có quyền tự do ngôn luận nên việc mình làm là không hề sai.

Theo em, bác sĩ A giải thích như vậy có đúng không? Tại sao?

Trả lời:

Bác sĩ A giải thích như vậy là sai. Bởi vì theo quy định của pháp luật, người bị nhiễm HIV có quyền được giữ kín thông tin về bệnh tật của mình. Bác sĩ có nghĩa vụ phải giữ bí mật thông tin cho bệnh nhân. Mọi sự công bố phải được sự đồng ý của bệnh nhân.

B. Giải bài tập GDCD 8 bài 19

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 19

Câu 1: Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đáp án: A

Câu 2: Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội được gọi là?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đáp án: A

Câu 3: Biểu hiện việc thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là?

A. Phát biểu ý kiến về việc đóng quỹ của thôn.

B. Phát biểu ý kiến trong họp tiếp xúc cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường.

C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thanh niên.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Biểu hiện việc thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là?

A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.

B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên facebook.

C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên facebook.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Từ đủ 13 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi.

C. Từ đủ 15 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi.

Đáp án: D

Câu 6: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo.

B. Nhắc nhở.

C. Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

D. Cắt chức.

Đáp án: C

Câu 7: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu?

A. Từ 2 tháng đến 1 năm.

B. Từ 3 tháng đến 2 năm.

C. Từ 4 tháng đến 3 năm.

D. Từ 5 tháng đến 5 năm.

Đáp án: B

Câu 8: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đáp án: A

Câu 9: Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa là?

A. Phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.

B. Góp phần xây dựng nhà nước.

C. Góp phần quản lí nhà nước.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10: Quyền tự do ngôn luận được quy định tại cơ quan nào cao nhất?

A. Hiến pháp.

B. Quốc hội.

C. Luật.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 11: Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận:

A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả

B. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội

C. Cãi nhau, chửi bới và xúc phạm nhau

D. Không chịu trách nhiệm trong lời nói của mình

Đáp án: B

Câu 12: Điền vào chỗ trống: Nhà nước....... những thông tin làm tổn hại lợi ích quốc, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.

A. không ủng hộ

B. giữ bí mật

C. nghiêm cấm

D. cấm tiết lộ

Đáp án: C

Câu 13: Quyền tự do ngôn luận được quy định trong

A. Hiến pháp và luật báo chí

B. Hiến pháp và Luật truyền thông

C. Hiến pháp và bộ luật hình sự

D. Hiến pháp và bộ luật dân sự

Đáp án: A

Câu 14: Những việc làm nào sau đây cần bị phê phán:

A. Tuyên truyền để phòng chống tệ nạn xã hội

B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác

C. Tuyên truyền, vận động để nhân dân không tin vào mê tín dị đoan

D. Tuyên tuyền đoàn kết trong nhân dân

Đáp án: B

Câu 15: Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền

A. Tự do lập hội

B. Tự do báo chí

C. Tự do biểu tình

D. Tự do hội họp

Đáp án: B

Với nội dung bài Quyền tự do ngôn luận, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về khái niệm quyền tự do ngôn luận, những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, trách nhiệm của nhà nước với quyền tự do ngôn luận ...

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 19: Quyền tự do ngôn luận. Để xem lý thuyết những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết theo từng đơn vị bài học giúp các em dễ dàng theo dõi và tự học.

Đánh giá bài viết
32 20.979
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 8

    Xem thêm