GDCD 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 8 bài 21, kèm câu hỏi trắc nghiệm GDCD 8 bài 21 cho các em tham khảo luyện tập. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Giáo dục công dân 8. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

A. Lý thuyết GDCD 8 bài 21

1) Pháp luật:

Là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

2) Đặc điểm của pháp luật:

a) Tính qui phạm phổ biến

Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến

b) Tính xác định chặt chẽ:

Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác chặt chẽ trong các văn bản pháp luật.

c) Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, bắt buộc mọi người phải xử lý theo qui định.

* BÀI TẬP:

1) - Hành vi vi phạm pháp luật của Bình như: Đi học muộn, không làm đầy đủ bài tập, mất trật tự trong lớp

- Do ban giám hiệu nhà trường xử lý trên cơ sở nội qui trường học

- Hành vi đánh nhau vi phạm pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt.

3) Bản chất của pháp luật:

Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. (Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội)

4) Vai trò của pháp luật:

Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:

1. Bình là một học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lý những vi phạm của Bình? Căn cứ để xử lý các vi phạm đó? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào vi phạm pháp luật?

Trả lời:

- Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý

- Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng

2. Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy? Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có luật pháp thì sẽ như thế nào? Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?

Trả lời:

- Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nề nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường

- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện

+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh

+ Phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường (Đoàn, Đội,...) phụ huynh học sinh

- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật xã hội sẽ bất ổn, không phát triển được

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải "sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"

3. Điều 105 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau: "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong mọi trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con." Hỏi:

- Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh, chị, em?

- Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không? Hình thức xử phạt là gì?

- Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì có bị xử phạt không?

Trả lời:

- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."

"Anh thuận, em hòa là nhà có phúc"

- Việc thực hiên các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời chê cười

- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật

4. Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức đảm bảo thực hiện.

Trả lời:

Đạo đức

Pháp luật

Cơ sở hình thành

Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ

Do Nhà nước ban hành

Hình thức thể hiện

Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn

Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật,....trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước

Biện pháp bảo đảm thực hiện

Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê.

Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm.

B. Giải bài tập GDCD 8 bài 21

C. Trắc nghiệm GDCD 8 bài 21

Câu 1: Đặc điểm của Pháp luật là?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 2: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: A

Câu 3: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: B

Câu 4: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Câu 5: Tại Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: B

Câu 6: Bản chất pháp luật nước ta là?

A. Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.

B. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực.

C. Thể hiện ý chí của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 7: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật?

A. Khái niệm pháp luật.

B. Vai trò của pháp luật.

C. Đặc điểm của pháp luật.

D. Bản chất của pháp luật.

Đáp án: B

Câu 8: So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Câu 9: Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Câu 10: Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: A

Với nội dung bài Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về khái niệm về pháp luật, đặc điểm của pháp luật, bản chất và vai trò của pháp luật...

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để xem lý thuyết những bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết GDCD 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lý thuyết theo từng đơn vị bài học giúp các em dễ dàng theo dõi và tự học. Sau khi ôn tập lý thuyết, các bạn có thể tham khảo cách giải bài tập GDCD 8 để biết cách trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 nhé.

Đánh giá bài viết
14 20.184
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 8

    Xem thêm