GDCD 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Giáo dục công dân lớp 9 bài 15, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em tham khảo trả lời. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

A. Lý thuyết GDCD 9 bài 15

1. Vi phạm pháp luật

Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

2. Các loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm pháp luật hình sự

- Vi phạm pháp luật hành chính

- Vi phạm pháp luật dân sự

- Vi phạm kỉ luật

3. Trách nhiệm pháp lí

Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hàng những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.

4. Các loại trách nhiệm pháp lí

- Trách nhiệm hình sự

- Trách nhiệm hành chính

- Trách nhiệm dân sự

- Trách nhiệm kỉ luật

5. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí

- Trừng phạt ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật

- Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật

- Bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân

6. Trách nhiệm của công dân

- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật

- Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật

Bài tập

1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? Vì sao?

a. Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy người đi đường

b. Một em bé 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp hàng xóm

Trả lời:

Trường hợp b không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình. Vì em bé 5 tuổi (chưa đến tuổi quy định pháp luật), do đó không coi là vi phạm pháp luật, nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình

2. Tú (14 tuổi - học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng

Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm của Tú trong sự việc này.

Trả lời:

- Hành vi của Tú là sai trái đối với quy định của pháp luật

- Các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải:

+ Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định

+ Vượt đèn đỏ -> gây hậu quả: Ông Ba bị thương nặng

- Trách nhiệm của Tú trong sự việc này:

+ Tú và gia đình phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc ông Ba

+ Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật

3. Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng? Vì sao?

a. Bất kì ai phạm tội cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự

b. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự

c. Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình

d. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự.

đ. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính

e. Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

Trả lời:

- Ý kiến đúng: c, e

- Ý kiến sai: a, b, d, đ

4. Theo em, vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không? Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí?

Trả lời:

- Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật

- Giống nhau:

+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỉ cương

+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra

- Khác nhau:

+ Trách nhiệm đạo đức:

# Bằng tác động của dư luận - xã hội tự giác thực hiện

# Lương tâm cắn rứt

+ Trách nhiệm pháp lí

# Bắt buộc thực hiện

# Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước

5. Ông A và ông B là hàng xóm của nhau. Có một lần giữa hai ông xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi cọ. Trong lúc lời qua tiếng lại, ông A đe dọa giết chết ông B. Ông B cho rằng hành vi đe dọa của ông A là vi phạm pháp luật hình sự. Do đó ông đã viết đơn tố cao hành vi của ông A với cơ quan công an. Ông A phản đối đơn tố cáo của ông B vì cho rằng mình mới đe dọa chứ chưa hành động và gây hậu quả, do đó ông không có tội.

Em đồng ý với lập luận của ông A hay ông B? Tại sao?

Trả lời:

Đồng ý với cách lập luận của ông B vì hành vi đe dọa giết người của ông A là vi phạm pháp luật. Đe dọa giết người là một hành vi nguy hiểm đã được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

6. Bạn Hưng thường xuyên trốn học, bỏ tiết đi chơi điện tử. Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn An - lớp trưởng kết luận: Việc bạn Hưng thường xuyên trốn học, bỏ tiết để đi chơi điện tử là vi phạm hành chính và bạn Hưng phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà trường.

Theo em, kết luận của bạn An có đúng hay không? Tại sao?

Trả lời:

Kết luận của bạn An không đúng vì hành vi thường xuyên trốn học, bỏ tiết đi chơi điện tử của bạn Hưng là vi phạm kỉ luật, do đó chỉ có thể áp dụng trách nhiệm kỉ luật với bạn Hưng

B. Giải GDCD 9 bài 15

C. Trắc nghiệm GDCD 9 bài 15

Câu 1: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là?

A. Giáo dục, răn đe là chính.

B. Có thể bị phạt tù.

C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Đáp án: A

Câu 2: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.

D. Tất cả ý trên.

Đáp án: D

Câu 3: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Đáp án: B

Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Đáp án: C

Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người

A. từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ 18 tuổi trở lên.

D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Đáp án: B

Câu 6: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Đáp án: C

Câu 7: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

A. Có. B. Không. C. Tùy từng trường hợp. D. Tất cả đều sai.

Đáp án: B

Câu 8: Đối tượng của vi phạm hành chính là

A. cá nhân.

B. tổ chức.

C. cá nhân và tổ chức.

D. Cơ quan hành chính.

Đáp án: C

Câu 9: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. vi phạm hành chính.

B. vi phạm dân sự.

C. vi phạm kỷ luật.

D. vị phạm hình sự.

Đáp án: C

Câu 10: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

A. hành vi vi phạm pháp luật.

B. tính chất phạm tội.

C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.

D. khả năng nhận thức của chủ thể.

Đáp án: A

Câu 11: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P

A. vi phạm pháp luật dân sự.

C. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ tuổi.

B. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật, hình sự...

D. không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh.

Đáp án: A

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.

B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.

C. Do mẫu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.

D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.

Đáp án: C

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm giải bài tập các bài tiếp theo:

Với nội dung bài Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân, các bạn học sinh cần nắm được khái niệm về vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm của công dân đối với pháp luật...

Ngoài Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đánh giá bài viết
9 42.341
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 9

    Xem thêm