GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ

Tự chủ là gì, biểu hiện của tự chủ như thế nào? Để trả lời được những câu hỏi này, mời các bạn tham khảo tài liệu Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ được VnDoc đăng tải sau đây. Tài liệu gồm lý thuyết và các bài tập về tự chủ, thông qua đó các em hiểu thế nào là tự chủ, biểu hiện của tính tự chủ là gì... từ đó áp dụng trả lời các câu hỏi bài 2 GDCD lớp 9. Chúc các em học tốt, dưới đây là nội dung chi tiết mời các em tham khảo nhé.

A. Lý thuyết GDCD bài 2

1.Thế nào là tự chủ?

- Tự chủ là làm chủ bản thân.

Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.

2. Biểu hiện của tính tự chủ

- Thái độ bình tĩnh tự tin. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.

3. Ý nghĩa của tính tự chủ

- Tự chủ là 1 đức tính quí giá.

- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.

- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.

4. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.

Xem xét thái độ, lời nói, hành/động,

việc làm của mình đúng hay sai.

- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.

B. Bài tập GDCD 9 bài 2

1. Em đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a) Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân

b) Không nên nóng nẩy, vội vàng trong hành động

c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình

d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau

đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

e) Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác

Trả lời

- Em đồng tình với những ý kiến (a), (b), (d), (e)

Vì những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ, thể hiện sự quan tâm, suy nghĩ chín chắn

- Em không đồng tình với ý kiến (c) và (đ), vì người có tính tự chủ là người biết điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, không hành động một cách mù quáng theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý thích đó là không đúng, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội

2. Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích, em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui. Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?

Trả lời:

- Việc làm của Hằng biểu hiện của một người không có tính tự chủ, đúng ra Hằng chỉ nên chọn một bộ, đằng này bộ nào Hằng cũng thích, hành vi của Hằng đã làm mẹ bực mình.

- Em sẽ khuyên Hằng: bạn làm như vậy là không nên vì mẹ không thể chiều theo ý thích của Hằng để mua hết những bộ nào Hằng thích được. Làm như vậy chứng tỏ Hằng không suy nghĩ chín chắn, hành vi của Hằng là sai, bạn cần phải biết rút kinh nghiệm

3. Hãy tự nhận xét bản thân em đã có tính tự chủ chưa? (Trước những khó khăn, xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hoà, lễ độ không? Khi bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, em có theo họ không? ....). Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp (ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng) và dự kiến cách ứng xử phù hợp.

Trả lời:

- Tự nhận xét:

+ Bản thân em là người có tính tự chủ

+ Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em không theo họ mà luôn giữ vững lập trường của mình, chăm lo học hành và tham gia các hoạt động xã hội

- Một số tình huống đòi hỏi em có tính tự chủ:

+ Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình trông em bé

+ Giờ kiểm tra toán, bài khó quá không làm được, bạn bên cạnh cho em chép bài nhưng em từ chối

+ Bạn rủ em trốn tiết chơi điện tử, em đã kiên quyết từ chối và khuyên bạn không nên làm thế

+ Chủ nhật cùng bạn đi xem phim, phải xếp hàng mua vé nhưng có người khác chen ngang, em ôn tồn yêu cầu người đó không nên làm thế, phải thể hiện nếp sống văn minh của người có văn hóa.

4. Nhân dịp sinh nhật của Huy, mẹ đã mua tặng cho Huy một món đồ chơi mà Huy rất yêu thích. Huy mang quà ra khoe với cả nhà thì em trai của Huy - cu Tí khóc và đòi món đồ chơi của Huy. Huy giải thích với em rằng đây là quà mẹ mua cho anh chứ không phải mua cho em. Cu Tí lại càng khóc to hơn để đòi món đồ chơi đó cho bằng được. Huy nghĩ em Tí đúng là người không có tính tự chủ. Huy cho rằng, mình cần phải thể hiện là người có tính tự chủ nên kiên quyết không đưa cho em Tí món đồ chơi đó.

- Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của Huy hay không? Tại sao?

- Trong trường hợp này, nếu em là Huy thì em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời

Em không đồng ý với suy nghĩ và hành động của Huy vì cu Tí còn nhỏ nên chưa thể có khả năng tự chủ. Ngoài ra, việc kiên quyết không đưa đồ chơi cho em cũng không thể hiện được sự tự chủ của Huy

Trong trường hợp này, em sẽ đưa cho cu Tí đồ chơi. Khi nào cu Tí đã quen với đồ chơi và không chơi nữa thì em sẽ lấy lại

5. Sau giờ tan học, Hùng thường phụ mẹ bán hàng. Thấy các bạn trong xóm hay đi chơi game nên Hùng cũng thấy tò mò. Có lần, Minh, bạn cùng xóm sang rủ Hùng đi chơi game, lúc đầu Hùng định lấy một ít tiền bán hàng của mẹ để đi cùng nhưng sau một hồi suy nghĩ, Hùng quyết định từ chối không đi với Minh nữa. Hùng nghĩ không đi chơi sẽ tiết kiệm được tiền, hơn nữa sẽ dành thời gian để giúp mẹ bán hàng và tranh thủ ôn bài. Minh cho rằng Hùng là người không có tính tự chủ nên lập trường không vững vàng.

- Em có đồng ý với kết luận của Minh hay không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với kết luận của Minh vì Hùng đã đắn đo khi đưa ra quyết định. Đó là quyết định đúng đắn. Hành động đó thể hiện bạn Hùng đã trung thực, siêng năng và chăm chỉ.

C. Trắc nghiệm GDCD bài 2

Ngoài Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ, mời các bạn tham khảo thêm GDCD 9, Trắc nghiệm GDCD 9, Giải bài tập GDCD 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Đánh giá bài viết
25 50.377
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 9

    Xem thêm