Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh

Mời các bạn tham khảo Lý thuyết Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh. Tài liệu tổng hợp phần lý thuyết chính được học trong bài 5 về Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh, kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 5 giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời các câu hỏi liên quan trong bài. Đây là tài liệu tham khảo hay giúp các em học sinh củng cố và mở rộng kiến thức môn Lịch sử 12, chuẩn bị cho các bài học trên lớp được tốt hơn. 

A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 5

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh

Lược đồ Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai

I. Các nước Châu Phi

DT: 30,3 tr km2, 800 triệu người (2002), gồm 54 quốc gia lớn nhỏ.

1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Phi đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi dâng cao mạnh mẽ ⇒ châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”.

a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai: phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi bùng nổ mạnh trước hết là ở Bắc Phi:

  • Giai đoạn 1945 – 1954: Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập ( 18/6/1953).
  • Tiếp theo là Libi (1952), An-giê-ri. (1954-1962)

b. Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như:

  • 1956 Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng,
  • 1957 Gana...
  • 1958 Ghi nê.

c. Đặc biệt năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.

d. Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã .

e. Từ 1975 đến nay

  • Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980) và Namibia (03/1990).
  • Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11-1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid) bị xóa bỏ.
  • + 1993, chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai sụp đổ ở Nam Phi.
  • Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên, ông Ne- xơn Man- đê -la (Nelson Mandela) trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi (1994).

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi xây dựng đất nước, đã thu được một số thành tựu kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định (đói nghèo, xung đột, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, nợ nước ngoài…).

Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) – 5/1963, sau đổi là Liên minh Châu Phi (AU) triển khai nhiều chương trình phát triển của Châu lục

Con đường phát triển của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.

II. Các nước Mỹ Latinh

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh

Lược đồ khu vực Mỹ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai

Gồm 33 nước. 20,5 triệu km2, 531 triệu dân (2002), giàu nông - lâm sản và khoáng sản.

1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc

  • Đầu thế kỷ XX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc Mỹ
  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai là “sân sau “, là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển.

⇒ Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh chống lại các chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba.

Giai đoạn từ 1945 – 1959: phong trào đấu tranh phát triển hầu khắp các nước Mĩ Latinh, với nhiều hình thức: bãi công (ở Chi-lê,...), khởi nghĩa vũ trang (ở Panama, Bolivia,...), đấu tranh nghị trường (ở Achentina, Venezuela,...).

Tại Cu ba

  • Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước…
  • Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô.
  • Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập.
  • Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.
  • 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đạt nhiều thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao….

- Thắng lợi của cách mạng Cuba (1/1/1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước Mĩ Latinh.

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh

Raul Castro (trái) đứng cạnh anh trai là thủ lĩnh du kích quân Fidel Castro (người ngồi) năm 1957

* Các nước khác

  • Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba.
  • Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi. 
  • ⇒ Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”.
  • Thí dụ:
    • 1964 - 1999 Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama
    • 1962 Ha mai ca, Tri ni đát, Tô ba gô.
    • 1966 là Guy a na, Bác ba đốt
    • 1983 có 13 nước độc lập ở Ca ri bê
  • Với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…., biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là phong trào đấu tranh vũ trang ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru…)
  • Kết quả chính quyền độc tài ở Mỹ La tinh bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.

* Giai đoạn từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX cho đến nay.

- Mĩ tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng Mĩ Latinh. Ví dụ:

+ Can thiệp vào Panama (1990).

+ Bao vây, cấm vận, cô lập và chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Cuba.

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

  • Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La-tinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) như Brazil, Argentina, Mehico.
  • Tại Cu ba:
    • Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.
    • 1961 tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    • Với sự nỗ lực của nhân dân và sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đạt nhiều thành tựu như xây dựng công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý, nông nghiệp đa dạng, đạt thành tựu cao về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao….
  • Trong thập niên 80, các nước bị suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động chính trị (Argentina, Bolivia, Brazil, Chi Lê…)
  • Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ La-tinh có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, đầu tư nước ngoài tăng….Tuy nhiên, Mỹ La-tinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ nước ngoài).

B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 5

Câu 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi bùng nổ trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai

  1. Đã hoàn toàn kết thúc.
  2. Bước vào giai đoạn cuối.
  3. Đang diễn ra vô cùng ác liệt.
  4. Bùng nổ và ngày càng lan rộng.

Câu 2. Những năm 60, Mĩ đã sử dụng chiêu bài gì để lôi kéo các nước Mĩ Latinh chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản?

  1. Đề xướng tư tưởng "Châu Mĩ của người châu Mĩ".
  2. Đề cao vấn đề dân chủ, dân quyền, tự do tín ngưỡng.
  3. Thành lập tổ chức "Liên minh vì tiến bộ" ở Mĩ Latinh.
  4. Đề xướng Chính sách láng giềng thân thiện.

Câu 3. Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Cách mạng Libi bùng nổ và thắng lợi.
  2. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angieri giành được thắng lợi.
  3. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính Ai Cập nhằm lật đổ vương triều Pharúc - chỗ dựa của chính quyền thực dân Anh.
  4. Thắng lợi của phong trào cách mạng Tuynidi.

Câu 4. Từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?

  1. Thực dân Anh.
  2. Đế quốc Mĩ.
  3. Thực dân Pháp.
  4. Đế quốc Nhật.

Câu 5. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tình trạng các nước Mỹ Latinh như thế nào?

  1. Là thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ.
  2. Là những nước Cộng hòa, nhưng trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
  3. Là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  4. Là những nước hoàn toàn độc lập.

Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có hai nước được đánh giá là tiêu biểu nhất cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là

  1. Tuynidi và Marốc.
  2. Angiêri và Nam Phi.
  3. Ai Cập và Xuđăng.
  4. Môdămbích và Ănggôla.

Câu 7. Các nước Mĩ Latinh là chủ nhân của khu vực địa lí nào?

  1. Châu Mĩ.
  2. Vùng Nam Mỹ.
  3. Vùng Trung và Nam Mỹ.
  4. Vùng Bắc Mỹ và Trung Mỹ.

Câu 8. Vai trò nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?

  1. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
  2. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angieri.
  3. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Anggola.
  4. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Câu 9. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực nào?

  1. Bắc Phi.
  2. Nam Phi.
  3. Đông Phi.
  4. Tây Phi.

Câu 10. Hình ảnh "Lục địa bùng cháy" chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh?

  1. Sự bùng nổ phong trào bãi công của công nhân.
  2. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng.
  3. Cuộc nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất.
  4. Một loạt nước giành được độc lập dân tộc.

Câu 11. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La tinh là ai?

  1. Chế độ phân biệt chủng tộc.
  2. Chủ nghĩa thực dân cũ.
  3. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
  4. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 12. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La tinh diễn ra dưới hình thức nào?

  1. Bãi công của công nhân.
  2. Đấu tranh chính trị.
  3. Đấu tranh vũ trang.
  4. Sự nổi dậy của người dân.

Câu 13. Người lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh là ai?

  1. Nenxơn Manđêla.
  2. Nêru.
  3. Phiđen Catxtơrô.
  4. Ganđi.

Câu 14. Mĩ chống lại phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh từ cuối những năm 60 - 70 của thế kỉ XX vì

  1. Nhiều nước ở Mĩ Latinh đã giành được độc lập dân tộc.
  2. CNXH đã lan rộng ở khu vực Mĩ Latinh.
  3. Chế độ XHCN khủng hoảng, phong trào cách mạng Mĩ Latinh mất chỗ dựa.
  4. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, trở thành "lục địa bùng cháy".

Câu 15. Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi "Năm Châu Phi"?

  1. Có nhiều nước ở Châu phi được trao trả độc lập.
  2. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.
  3. Có 17 nước ở Châu Phi tuyên bố độc lập.
  4. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".

Câu 16. Từ sau khi giành độc lập đến năm 2000, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của các nước ở châu Phi là

  1. Mù chữ.
  2. Đất nước không ổn định.
  3. Nợ nần.
  4. Bùng nổ dân số.

Câu 17. Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60 - 80 của thế kỉ XX là gì?

  1. Nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
  2. Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ Latinh.
  3. Làm cho các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc, trở thành "sân sau" của đế quốc Mĩ.
  4. Các nước Mĩ Latinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp.

Câu 18. Tháng 4/1961, Cuba tuyên bố đi theo con đường XHCN trong điều kiện

  1. Đánh thắng sự can thiệp của Mĩ.
  2. Hoàn thành cuộc cải cách dân chủ.
  3. Thành lập Đảng Cộng sản Cuba.
  4. Cách mạng Cuba thành công.

Câu 19. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa Apacthai ở châu Phi là gì?

  1. Bóc lột tàn bạo người da đen.
  2. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen và da màu.
  3. Gây chia rẽ nội bộ người dân Nam Phi.
  4. Tước quyền tự do của người da đen.

Câu 20. Chủ nghĩa A-pác-thai được hiểu là

  1. Sự phân biệt tôn giáo.
  2. Duy trì ưu thế của người da trắng.
  3. Sự phân biệt chủng tộc.
  4. Sự phân biệt giàu nghèo.

Câu 21. Châu Phi được mệnh danh là "Lục địa mới trỗi dậy"

  1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
  2. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ.
  3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
  4. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.

Câu 22. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào có ý nghĩa đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

  1. Thắng lợi của cách mạng Cuba.
  2. Việc Mĩ trả lại kênh đào Panama.
  3. Vùng Caribê có 13 quốc gia giành độc lập.
  4. Sự phát triển phong trào đấu tranh chống Mĩ.

Câu 23. Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập năm 1952 có ý nghĩa gì đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

  1. Lật đổ vương triều Pharúc.
  2. Lập nên nước Cộng hòa Ai Cập.
  3. Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
  4. Lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.

Câu 24. Hiến pháp Nam Phi (11-1993) được thông qua đánh dấu ý nghĩa căn bản nào?

  1. Đưa N.Manđêla lên làm Tổng thống.
  2. Chủ nghĩa thực dân cũ ở Nam Phi bị lật đổ.
  3. Đưa Nam Phi trở thành một nước Cộng hòa.
  4. Xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai.

Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh trở thành "sân sau" của Mĩ vì lí do chủ yếu nào?

  1. Cùng liên minh quân sự với Mĩ.
  2. Là khu vực chiếm đóng trực tiếp của quân đội Mĩ.
  3. Bị Mĩ khống chế, lệ thuộc về kinh tế, chính trị và ngoại giao vào Mĩ.
  4. Là nơi có trình độ phát triển thấp, phải nhận viện trợ từ Mĩ.

Câu 26. Chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ vì lí do nào?

  1. Liên Xô can thiệp, gây ảnh hưởng ở Mĩ Latinh.
  2. Thắng lợi cách mạng của nhân dân vùng Caribê.
  3. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của khu vực Mĩ Latinh.
  4. Phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ, giành thắng lợi.

Câu 27. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi là gì?

  1. Chủ nghĩa thực dân châu Âu suy yếu.
  2. Giai cấp tư sản trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo.
  3. Phong trào đấu tranh của người da đen phát triển mạnh.
  4. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân châu Phi.

Câu 28. Mục đích của Mĩ khi đề xướng thành lập tổ chức "Liên minh vì tiến bộ" ở Mĩ Latinh là gì?

  1. Khống chế, nô dịch các nước Mĩ Latinh.
  2. Giúp đỡ các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế.
  3. Đàn áp các cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Mĩ Latinh.
  4. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh, ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.

Câu 29. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng chủ yếu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh là

  1. Tư sản dân tộc.
  2. Công nhân.
  3. Nông dân.
  4. Tiểu tư sản.

Câu 30. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mỹ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ 

  1. Dân tộc.
  2. Dân tộc - dân chủ.
  3. Chống phân biệt chủng tộc.
  4. Dân chủ.

----------------------------------------

Ngoài Lý thuyết Lịch sử 12 bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La-tinh, mời các bạn tham khảo thêm: Lý thuyết Lịch sử 12 Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Sử hơn.

Đánh giá bài viết
14 67.022
Sắp xếp theo

Lý thuyết Lịch sử 12

Xem thêm