Lịch sử 6 bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử 6 bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 13. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 13.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 13

1. Nông nghiệp và các nghề thủ công

Văn Lang là một nước nông nghiệp, ở mỗi vùng, tùy theo đất đai, người Lạc Việt có cách gieo cấy trên ruộng đồng hay trên nương rẫy của mình.

Thóc lúa đã trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang; ngoài ra, họ còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam... và trồng dâu, chăn tằm. Nghề đánh cá, nuôi gia súc đều phát triển.

Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hóa.

Nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí người thợ thủ công còn đúc những trống đồng, thạp đồng. Điều đó vừa thể hiện trình độ kĩ thuật, vừa là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt. Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt.

2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?

Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.

Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển, ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ. Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.

Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.

Ngày thường, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam thả sau lưng. Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.

3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?

Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Tuy vậy, sự phân biệt giữa các tầng lớp này còn chưa sâu sắc.

Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Một số hình ảnh về lễ hội đã được ghi lại trên mặt trống đồng. Trai, gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, hát ca trong tiếng trống, tiếng khèn, tiếng chiêng náo nức, rộn ràng. Họ còn tổ chức đua thuyền, giã gạo. Trong ngày hội, thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hòa”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.

Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Người chết được chôn cất trong tháp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

Người thời Văn Lang đã có khiếu thẩm mĩ khá cao.

Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 13

Câu 1. Văn Lang là một nhà nước

  1. Công nghiệp.
  2. Nông nghiệp.
  3. Công, nông nghiệp.
  4. Thương nghiệp.

Câu 2. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang là gì?

  1. Sắn, bầu bí.
  2. Ngô, khoai.
  3. Thóc lúa.
  4. Lúa mì.

Câu 3. Nghề đúc đồng thời Văn Lang thể hiện rõ nhất tài năng người thợ đúc ở dụng cụ tiêu biểu nào?

  1. Lưỡi cày, mũi giáo.
  2. Trống đồng, thạp đồng với văn hoa tinh xảo.
  3. Vũ khí, cung tên bằng đồng.
  4. Mũi tên, lưỡi liềm đồng với độ sắc bén cao.

Câu 4. Thức ăn của cư dân Văn Lang có những gì?

  1. Bánh mì, ngũ cốc.
  2. Sơn hào hải vị, thịt cá.
  3. Cơm tẻ, cơm nếp, rau, thịt, cá.
  4. Hoa quả, lá rừng, rau rừng.

Câu 5. Đặc điểm cư trú của cư dân Văn Lang như thế nào?

  1. Sống thành làng bản, nhà sàn để tránh thú dữ.
  2. Sống trong các lều lán để tránh thú dữ.
  3. Họ nhà xây vững chắc.
  4. Sống bằng thuyền để thuận tiện cho việc di chuyển trên sông nước.

Câu 6. Người dân Văn Lang mặc như thế nào?

  1. Áo the, khăn xếp.
  2. Quần áo nhuộm chàm, có thắt lưng.
  3. Ở trần, đóng khố (nam); mặc váy, áo xẻ giữa, yếm che ngực (nữ).
  4. Áo thụng, quần chẽn (với nữ), đóng khố (với nam).

Câu 7. Trong những ngày lễ hội cư dân Văn Lang có tục nhảy múa, ca hát, đánh trống. Điều đó có ý nghĩa gì?

  1. Tăng tình đoàn kết giữa các chiềng, chạ.
  2. Làm cho cuộc sống vui tươi hơn, vơi bớt vất vả, khó khăn, tăng sự gắn bó với nhau trong cộng đồng.
  3. Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
  4. Phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú, tín ngưỡng phồn thực của cư dân Văn Lang..

Câu 8. Truyện "Bánh chưng bánh dày" nói lên quan niệm gì?

  1. Cách chế biến thức ăn.
  2. Trời tròn, đất vuông.
  3. Phải thờ cúng tổ tiên.
  4. Phản ánh về thiên tai, lũ lụt.

Câu 9. Truyện "Con Rồng cháu tiên" nói lên điều gì?

  1. Sự tinh khôn của con người.
  2. Các dân tộc trên đất nước ta có chung nguồn gốc.
  3. Sự phân chia cư dân.
  4. Nguồn gốc của Long vương và thần núi.

Câu 10. Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội, với tiếng trống đồng rộn vang, thể hiện mong muốn gì?

  1. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
  2. Con cháu đông đủ, mùa màng bội thu.
  3. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
  4. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm .

Câu 11. Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Việt cổ thời Văn Lang là

  1. Trống đồng.
  2. Đồ gốm tráng men.
  3. Rìu sắt.
  4. Rìu đá mài toàn thân.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?

  1. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Hin-đu.
  2. Phần lớn cư dân Văn Lang theo đạo Phật.
  3. Cư dân Văn Lang có tục hỏa táng người chế.
  4. Cư dân Văn Lang thường xuyên tổ chức lễ hội.

Câu 13. Cây lương thực chủ yếu của cư dân Văn Lang là

  1. Lúa nước.
  2. Khoai.
  3. Ngô.
  4. Lúa mì.

Câu 14. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện

  1. Đặc trưng của dân tộc chỉ có một ngành kinh tế là nông nghiệp.
  2. Tính chuyên chế của bộ máy nhà nước.
  3. Đặc trưng của dân tộc chuyên làm nghề thủ công và buôn bán.
  4. Tính cộng đồng sâu sắc của người Lạc Việt.

Câu 15. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là

  1. Nhà sàn.
  2. Nhà trệt.
  3. Hang động, mái đá.
  4. Nhà lợp ngói.

Câu 16. Nét nổi bật trong tín ngưỡng của người dân Văn Lang là

  1. Thờ cúng các lực lượng tự nhiên.
  2. Thường xuyên tổ chức lễ hội lớn.
  3. Có tục nhuộm răng, ăn trầu.
  4. Có tục hỏa táng người chết.

Câu 17. Lãnh thổ của nước Văn Lang chủ yếu thuộc khu vực nào

  1. Tây Nam Bộ Việt Nam.
  2. Nam Trung Bộ Việt Nam.
  3. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam.
  4. Nam Trung Bộ và Nam Trung Bộ Việt Nam.

Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?

  1. Thóc, gạo là lương thực chính.
  2. Phần lớn cư dân ở nhà trệt.
  3. Cư dân Văn Lang thường đi lại bằng thuyền.
  4. Cư dân Văn Lang biết làm muối, mắm cá.

Câu 19. Nội dung nào phản ánh đúng về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang?

  1. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
  2. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
  3. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
  4. Nghề rèn sắt phát triển mạnh và đạt trình độ cao.

Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang?

  1. Thương nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
  2. Công cụ sản xuất chủ yếu làm bằng sắt.
  3. Ngoại thương đường biển rát phát triển.
  4. Nghề đúc đồng phát triển mạnh, đạt trình độ cao.

Câu 21: Các nghề thủ công của cư dân Văn Lang được chuyên môn hóa

  1. Làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền.
  2. Làm đồ trang sức, dệt vải.
  3. Làm nghề xây dựng, đóng thuyền đi biến.
  4. Làm đồ gốm, ươm tơ dệt vải.

Câu 22: Làng, chạ các cư dân Văn Lang gồm vài chục gia đình họ thường

  1. Sống chung trong một ngôi nhà.
  2. Sống riêng biệt, ít quan hệ giao tiếp.
  3. Sống quây quân ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, biển.
  4. Sống quây quần ở đồng bằng, trung du.

Câu 23: Thời Văn Lang, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí,… những người thợ thủ công còn biết đúc

  1. cuốc
  2. xẻng
  3. trống đồng, thạp đồng
  4. dao

Câu 24: Cư dân Văn Lang có nghề sản xuất chính đó là

  1. Săn bắt thú rừng.
  2. Trồng lúa nước.
  3. Đúc đồng.
  4. Làm đồ gốm.

Câu 25: Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng

  1. thuyền
  2. đi bộ
  3. đi ngựa
  4. đi xe đạp

Câu 26: Công cụ mà người dân Văn Lang sử dụng để xới đất, gieo cấy là

  1. Công cụ bằng đồng.
  2. Công cụ bằng đá.
  3. Công cụ bằng thiếc.
  4. Công cụ bằng sắt.

Câu 27: Trong các ngày hội, thường vang lên tiếng

  1. hò reo của người dân.
  2. chế tác công cụ lao động.
  3. trống đồng
  4. đập các thanh tre với nhau

Câu 28: Ngoài cây lương thực và hoa màu, cư dân Văn Lang còn biết trông cây gì mà thời kì nguyên thủy chưa có?

  1. Trồng cây khoai lang.
  2. Trồng cây bầu, cây bí.
  3. Trông dâu nuôi tầm để dệt vải.
  4. Trông cây chuối, cây cau.

Câu 29: Nghề thủ công được chuyên môn hóa cao là

  1. Nghề làm đồ gồm, dệt vải.
  2. Nghề dệt vải, lụa.
  3. Nghề xây nhà, đóng thuyền.
  4. Nghề luyện kim (đúc đồng).

Đáp án

1-B

2-C

3 -B

4-C

5-A

6-C

7-B

8-B

9-B

10-A

11-A

12-D

13-A

14-D

15-A

16-A

17-C

18-B

19-B

20-D

21-A

22-C

23-C

24-B

25-A

26-A

27-C

28-C

29- D

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò của đời sống vật chất và tinh thần của nhà nước Văn Lang...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
3 2.544
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm