Lịch sử 6 bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử 6 bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 17. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 17.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 17

1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ

Bấy giờ ở huyện Mê Linh (vùng đất từ Ba Vì đến Tam Đảo, nay thuộc Hà Nội, Vĩnh Phúc), có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng Đan Phượng và Từ Liêm - Hà Nội).

Hai gia đình Lạc tướng cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên kết với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy. Không may, Thi Sách bị quân Hán giết.

Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Tương truyền, ngày xuất quân, bà Trưng Trắc đã đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ':

"Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”

Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh; rồi từ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông - Trung Quốc). Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 17

Câu 1: Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc, làm như vậy là để

A. Người Trung Quốc đông có thêm đất đai để ở.

B. Nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền.

C. Thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền.

D. Bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán.

Câu 2: Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ năm

A. 34

B. 35

C. 36

D. 37

Câu 3: Những vùng nào của nước ta hiện nay là vùng đât của ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trước đây

A. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Bình.

B. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam.

C. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Trị.

D. Vùng đất Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ đến Quảng Ngãi.

Câu 4: Nhà Triệu chia nước Âu Lạc thành hai quận và sáp nhập vào

A. Trung Quốc.

B. Văn Lang.

C. Nam Việt.

D. An Nam.

Câu 5: Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm mục đích gì?

A. Cai quản cho dễ

B. Đồng hóa dân tộc

C. Biến nước ta thành 1 tỉnh của Trung Quốc

D. Ép nhân dân ta lao dịch cho dễ.

Câu 6: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.

B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.

C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của chúng.

D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

Câu 7: Nhà Hán bắt nhân dân ta phải cống nộp những sản vật quý hiểm

A. Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi...

B. Tôm, cá, lương thực...

C. Trâu, bò, lợn, gà...

D. Quả vải, nhãn...

Câu 8: Dưới sự cai trị của chính quyền nhà Hán, chúng đã đưa các tầng lớp nào vào Âu Lạc cũ, cho ở lẫn với người Việt?

A. Quý tộc.

B. Nông dân.

C. Dân nghèo, tội nhân.

D. Địa chủ, quan lại.

Câu 9: Các triều đại phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích

A. Mở rộng quan hệ giao lưu với Trung Quốc.

B. Thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc ta.

C. Khai phá văn minh cho dân tộc ta.

D. Thống trị, áp bức dân tộc ta.

Câu 10: Thủ phủ của Châu Giao được đặt ở

A. Luy Lâu

B. Cổ Loa

C. Thăng Long

D. Hoa Lư

Câu 11: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa vào

A. Thời nhà Triệu.

B. Thời nhà Hán.

C. Thời nhà Hán - Đường.

C. Thời nhà Tống - Đường.

Câu 12: Ở nước ta thời Bắc thuộc, nơi xuất phát các cuộc đấu tranh chống lại các triều đại phương Bắc để giành độc lập dân tộc đó là

A. Thành thị.

B. Rừng núi.

C. Làng xóm ở nông thôn.

D. Cả nông thôn và thành thị.

Câu 13:

"Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này."

4 câu thơ trên được trích từ

A. Đại Việt sử kí toàn thư.

B. Đại Nam thực lục.

C. Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII.

D. Đại Việt sử kí tiền biên.

Câu 14: Từ việc sắp đặt quan lại của nhà Hán đối với Âu Lạc có thể rút ra nhận xét

A. Nhà Hán muốn người Hán cùng người Việt cai quản đất nước.

B. Nhà Hán muốn nhường quyền cai quản cho người Việt.

C. Nhà Hán mới cai quản đến cấp quận, còn huyện xã chúng chưa vươn tới được phải giao cho người Việt.

D. Nhà Hán bố trí người Hán cai quản từ trên quận đến tận làng xã.

Câu 15: Quan hệ bao trùm trong xã hội nước ta dưới trời Bắc thuộc là quan hệ

A. Quan hệ giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.

B. Quan hệ giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

C. Quan hệ giữa quý tộc; phong kiến Việt Nam với chính quyên đô hộ phương Bắc.

D. Quan hệ giữa nhân dân ta với quý tộc, phong kiến Việt Nam.

Đáp án
Câu 1: CCâu 2: ACâu 3: BCâu 4: CCâu 5: CCâu 6: ACâu 7: ACâu 8: C
Câu 9: BCâu 10: ACâu 11: CCâu 12: CCâu 13: CCâu 14: CCâu 15: B

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
17 3.966
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm