Lịch sử 6 bài 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 20. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 20.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 20

3. Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I - VI

THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC

THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ

Vua

Quan lại đô hộ

Quý tộc

Hào trưởng Việt

Địa chủ Hán

Nông dân công xã

Nông dân công xã

Nông dân lệ thuộc

Nô tì

Nô tì

Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.

Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...

Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ...đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.

Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.

Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.

Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

Sử nhà Ngô chép: “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.

Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.

Được tin, nhà Ngô với cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa), ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 20

Câu 1: Mục đích toàn diện nhất mà chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán ở nước ta là

  1. Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán.
  2. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục, tập quán của người Hán.
  3. Bắt dân ta học, nói chữ Hán quên đi tiếng mẹ đẻ của mình.
  4. Đồng hóa dân tộc ta.

Câu 2: Những tôn giáo đã được du nhập vào nước ta thời kì này đó là

  1. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.
  2. Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo.
  3. Nho giáo, Ki tô giáo, Phật giáo.
  4. Nho giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo.

Câu 3: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của

  1. Hai Bà Trưng
  2. Bà Triệu
  3. Mai Hắc Đế
  4. Lí Bí

Câu 4: Khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hóa thành các tầng lớp

  1. Vua, quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
  2. Vua. quý tộc, nông dân công xã, nô tì.
  3. Quan lại đô hộ, hào trưởng Việt, địa chủ Hán, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì.
  4. Quan lại đô hộ, quý tộc, hào trưởng, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì.

Câu 5: Khi khởi nghĩa thất bại, không chịu khuất phục kẻ thù, Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) đã anh dũng tuẫn tiết tại

  1. Sông Hát (Hát Môn, Hà Nội).
  2. Núi Đụn (Thanh Oai, Hà Nội).
  3. Núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
  4. Núi Nưa (Hậu Lộc, Thanh Hóa).

Câu 6: Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử Lục Dận đem

  1. 5000 quân
  2. 6000 quân
  3. 7000 quân
  4. 8000 quân

Câu 7: Bộ phận giàu có chỉ là số ít, gọi chung là quý tộc bao gồm

  1. Hào trưởng Việt.
  2. Lạc tướng, Bồ chính.
  3. Quan lại đô hộ.
  4. Hào trưởng Việt, địa chủ Hán.

Câu 8: Lí do để giai cấp thống trị chọn Nho giáo làm quốc giáo là

  1. Nho giáo được ra đời từ sớm.
  2. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là «Thiên tử» và có quyền quyết định tất cả.
  3. Nho giáo do Khổng tử sáng lập ra.
  4. Nho giáo khuyên con người làm nhiều việc thiện.

Câu 9: Hai câu thơ sau đây nói về gì?

“Hoàng qua đường hồ dị

Đối diện Bà Vương nan”

(Múa ngang ngọn giáo dễ chống hồ

Đối mặt vua Bà thì thực khó)

  1. Hai Bà Trưng.
  2. Bà Lê Chân.
  3. Bà Triệu.
  4. Bà Thánh Thiên.

Câu 10: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội nước ta từ thế kỉ I - VI là thành viên các công xã, bao gồm

  1. Nông dân lệ thuộc, nô lệ.
  2. Nông dân công xã, nô tì.
  3. Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc.
  4. Nông dân và thương nhân.

Câu 11: Phật giáo ra đời ở

  1. Trung Quốc.
  2. Thái Lan.
  3. Ấn Độ.
  4. Cả ba quốc gia trên.

Câu 12: Đạo giáo do ai sáng lập?

  1. Lão Tử
  2. Trang Tử
  3. Khổng Tử
  4. Hàn Mặc Tử

Câu 13: Tuy phải sống dưới chế độ thống trị hà khắc của nhà Ngô, nhưng nhân dân ta ở các làng, xã vẫn giữ được phong tục cổ truyền của mình đó là

  1. Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày...
  2. Đàn ông mặc khố, đàn bà mặc váy.
  3. Xăm mình, phụ nữ mặc yếm, váy, đi guốc ngà.
  4. Xăm mình, ăn trầu, cà răng căng tai.

Câu 14: Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc... họ là

  1. Nông dân và thợ thủ công.
  2. Nô tì và nông dân lệ thuộc.
  3. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
  4. Nô tì và thợ thủ công.

Câu 15: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm

  1. 238
  2. 248
  3. 258
  4. 268

Câu 16: Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì

  1. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo.
  2. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân.
  3. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương.
  4. Cả ba lí do trên.

Câu 17: Lý Bí lên ngôi hoàng đế

  1. Mùa xuân năm 542
  2. Mùa xuân năm 543
  3. Mùa xuân năm 544
  4. Mùa xuân năm 545

Câu 18: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm

  1. 541
  2. 542
  3. 543
  4. 544

Câu 19: Giúp vua cai quản mọi việc là

  1. Phạm Tu
  2. Triệu Túc
  3. Triệu Quang Phục
  4. Tinh Thiều

Câu 20: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu?

  1. Chính sách của nhà Lương tàn bạo, mất lòng dân.
  2. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.
  3. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nước ta.
  4. Câu A và B đúng.

Câu 21: Nhà Lương chia nhỏ nước ta như vậy để

  1. Dễ bề cai trị, quản lí chặt chẽ hơn, siết chặt ách đô hộ.
  2. Cử được nhiều quan chức người Trung Quốc.
  3. Dễ bề cai trị, dễ bóc lột.
  4. Dễ thu thuế, dễ quản lí, dễ đàn áp.

Câu 22: Lý Bí lên ngôi hoàng đế, sử cũ gọi là

  1. Lý Bắc Đế.
  2. Lý Đông Đế.
  3. Lý Nam Đế.
  4. Lý Tây Đế.

Câu 23: Về mặt hành chính, chính quyền đô hộ nhà Lương đã chia nước ta thành

  1. Sáu châu (Giao Chỉ, Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Minh Châu, Hoàng Châu).
  2. Sáu châu (Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu).
  3. Hai quận (Giao Chỉ và Cửu Chân).
  4. Ba quận (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam).

Câu 24: Đầu thế kỉ VI, đô hộ Giao Châu là

  1. Nhà Tần
  2. Nhà Ngô
  3. Nhà Hán
  4. Nhà Lương

Câu 25: Niên hiệu của Lý Bí sau khi lên ngôi là

  1. Quang Đức
  2. Thiên Đức
  3. Thuận Đức
  4. Khởi Đức

Câu 26: Khi được nhà Lương phong cho chức “gác công thành”, Thiều tỏ thái độ

  1. Bất bình, bỏ về quê.
  2. Thần phục, chấp nhận.
  3. Tập hợp lực lượng chống lại nhà Lương.
  4. Phản kháng chống lại nhà Lương.

Câu 27: Khi Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa hào kiệt bốn phương cùng liên kết hưởng ứng. Họ là ai? Ở đâu?

  1. Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục ở Chu Diên (Hà Nội).
  2. Phạm Tu ở Thanh Liệt (Thanh Trì - Hà Nội).
  3. Lý Phục Man ở Cổ Sở (Hà Tây), Tinh Thiều ở Thái Bình.
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 28: Để siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta nhà Lương đã

  1. Phân biệt đối xử gay gắt, người Việt không được giữ chức vụ quan trọng.
  2. Chia lại các quận huyện để cai trị và đặt tên mới.
  3. Tiến hành bóc lột dã man, đặt ra những thứ thuế hết sức vô lí, tàn bạo.
  4. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 29: Lý Nam Đế thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Người đứng đầu ban văn, ban võ là ai

  1. Triệu Túc đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
  2. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Triệu Túc đứng đầu ban võ.
  3. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
  4. Tinh thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

Câu 30: Người được nhà Lương cử làm Thứ sử Giao Châu đầu thế kỉ VI

  1. Tiêu Tư.
  2. Tiết Tổng.
  3. Tôn Tư.
  4. Giả Tông.
  1. Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

D

A

B

C

C

B

D

B

C

C

C

A

A

C

B

16-B

19-B

22-C

25- B

28- D

17-C

20-D

23-A

26-A

29- D

18-B

21-A

24- D

27-C

30- A

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Bà Triệu và Lý Nam Đế từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) (tiếp theo). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
8 2.162
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm