Lịch sử 6 bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602)

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử 6 bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 21. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 21.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 21

1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu.

Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

Nhà Lương chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.

Thứ sử Giao Châu bấy giờ là Tiêu Tư đã đặt ra hàng trăm thứ thuế: người nào trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế... Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”.

2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập

Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây). Tổ tiên ông là người Trung Quốc nhưng sang nước ta lập nghiệp từ lâu. Ông được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (nam Nghệ An - Hà Tĩnh). Một thời gian ngắn sau, vì căm ghét bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngấm ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy.

Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng, ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì (Hà Nội) có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều...

Trong vòng chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh) chạy về Trung Quốc.

Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời); thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn. Phạm Tu đứng đầu ban võ.

Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 21

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 21

Câu 1: Về mặt hành chính, chính quyền đô hộ nhà Lương đã chia nước ta thành

  1. Hai quận (Giao Chỉ và Cửu Chân).
  2. Ba quận (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam).
  3. Sáu châu (Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu).
  4. Sáu châu (Giao Chỉ, Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Minh Châu, Hoàng Châu).

Câu 2: Để siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta nhà Lương đã

  1. Chia lại các quận huyện để cai trị và đặt tên mới.
  2. Phân biệt đối xử gay gắt, người Việt không được giữ chức vụ quan trọng.
  3. Tiến hành bóc lột dã man, đặt ra những thứ thuế hết sức vô lí, tàn bạo.
  4. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 3: Đầu thế kỉ VI, đô hộ Giao Châu là

  1. Nhà Hán
  2. Nhà Ngô
  3. Nhà Lương
  4. Nhà Tần

Câu 4: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu?

  1. Chính sách của nhà Lương tàn bạo, mất lòng dân.
  2. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.
  3. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nước ta.
  4. Câu A và B đúng.

Câu 5: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm

  1. 541
  2. 542
  3. 543
  4. 544

Câu 6: Khi Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa hào kiệt bốn phương cùng liên kết hưởng ứng. Họ là ai? ở đâu?

  1. Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục ở Chu Diên (Hà Nội).
  2. Phạm Tu ở Thanh Liệt (Thanh Trì - Hà Nội).
  3. Lý Phục Man ở Cổ Sở (Hà Tây), Tinh Thiều ở Thái Bình.
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 7: Khi được nhà Lương phong cho chức “gác công thành, Thiều tỏ thái độ

  1. Thần phục, chấp nhận.
  2. Phản kháng chống lại nhà Lương.
  3. Bất bình, bỏ về quê.
  4. Tập hợp lực lượng chống lại nhà Lương.

Câu 8: Lý Bí lên ngôi hoàng đế, sử cũ gọi là

  1. Lý Bắc Đế.
  2. Lý Nam Đế.
  3. Lý Đông Đế.
  4. Lý Tây Đế.

Câu 9: Người được nhà Lương cử làm Thứ sử Giao Châu đầu thế kỉ VI

  1. Tiết Tổng.
  2. Tiêu Tư.
  3. Tôn Tư.
  4. Giả Tông.

Câu 10: Nhà Lương chia nhỏ nước ta như vậy để

  1. Dễ bề cai trị, quản lí chặt chẽ hơn, siết chặt ách đô hộ.
  2. Cử được nhiều quan chức người Trung Quốc.
  3. Dễ bề cai trị, dễ bóc lột.
  4. Dễ thu thuế, dễ quản lí, dễ đàn áp.

Câu 11: Niên hiệu của Lý Bí sau khi lên ngôi là

  1. Quang Đức
  2. Thiên Đức
  3. Thuận Đức
  4. Khởi Đức

Câu 12: Lý Nam Đế thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Người đứng đầu ban văn, ban võ là ai

  1. Triệu Túc đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
  2. Tinh thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.
  3. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ.
  4. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Triệu Túc đứng đầu ban võ.

Câu 13: Giúp vua cai quản mọi việc là

  1. Phạm Tu
  2. Tinh Thiều
  3. Triệu Túc
  4. Triệu Quang Phục

Câu 14: Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì

  1. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương.
  2. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân.
  3. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo.
  4. Cả ba lí do trên.

Câu 15: Lý Bí lên ngôi hoàng đế

  1. Mùa xuân năm 542
  2. Mùa xuân năm 543
  3. Mùa xuân năm 544
  4. Mùa xuân năm 545

Câu 16: Tướng của nhà Lương sang nước ta vào tháng 5 năm 545 tên là

  1. Lục Dận
  2. Dương Phiêu
  3. Tiêu Tư
  4. Trần Bá Tiên.

Câu 17: Sau hai lần tần công Lý Bí nhưng đều thất bại, nhà Lương đã dồn sức cho cuộc tân công xâm lược lần thứ ba vào

  1. Tháng 4 năm 545.
  2. Tháng 3 năm 545.
  3. Tháng 6 năm 545.
  4. Tháng 5 năm 545.

Câu 18: Nguyên nhân thất bại của Lý Nam Để là:

  1. Do nước Vạn Xuân vừa mới thành lập, lực lượng còn rất yếu.
  2. Lực lượng kẻ địch rất mạnh.
  3. Lý Nam Đế không tập hợp được nhân dân ủng hộ cho cuộc kháng chiến.
  4. Cả ba nguyên nhân trên.

Câu 19: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã

  1. Tiếp tục xây dựng lực lượng
  2. Lên ngôi vua.
  3. Tiến đánh sang đất Trung Quốc.
  4. Đưa Lý Phật Tử lên làm vua.

Câu 20: Nhân dân sau này gọi Triệu Quang Phục là

  1. Dạ Trạch Vương.
  2. Điền Triệt Vương.
  3. Gia Ninh Vương.
  4. Khuất Lão Vương.

Câu 21: Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế đã thực hiện kế hoạch

  1. Xây dựng phòng tuyến xung quanh thành.
  2. Lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
  3. Dồn lực lượng để tấn công quân giặc.
  4. Thực hiện '*vườn không nhà trống” để gây cho giặc những khó khăn.

Câu 22: Trước sự tấn công của nhà Lương, Lý Nam đã cho lui quân về

  1. Cửa sông Tô Lịch
  2. Cửa sông Hoàng
  3. Hát Môn
  4. Cửa sông Hồng

Câu 23: Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế đem quân ra đóng ở

  1. Dạ Trạch (Hưng Yên).
  2. Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ)
  3. Bạch Hạc (Việt Trì).
  4. Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).

Câu 24: Lần thứ hai, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công vào quân của Lý Bí vào

  1. Khoảng cuối năm 543.
  2. Khoảng đầu năm 542.
  3. Khoảng đầu năm 543
  4. Khoảng giữa năm 543.

Câu 25: Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế đã trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương cho

  1. Triệu Quang Phục.
  2. Lý Thiên Bảo.
  3. Lý Phật Tử.
  4. Triệu Túc.

Câu 26: Tình bình đất nước sau khi nhà Lý thất bại

  1. Nhà nước Vạn Xuân sụp đổ.
  2. Nhân dân Vạn Xuân tiếp tục kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
  3. Nhân dân Vạn Xuân buộc phải chấp nhận sự đô hộ của nhà Lương.
  4. Tình hình đất nước hỗn loạn, gặp nhiều khó khăn.

Câu 27: 20 năm sau, Lý Phật Tử ở phía nam đã

  1. Kéo quân về cướp ngôi của Triệu Việt Vương.
  2. Về đầu quân cho Triệu Việt Vương.
  3. Thành lập một chính quyền ở phía Nam.
  4. Tiến quân sang Trung Quốc.

Câu 28: Lý Nam Đế mất năm

  1. 548
  2. 551
  3. 550
  4. 549

Câu 29: Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa rồi bị bắt giải về Trung Quốc năm

  1. 602
  2. 603
  3. 604
  4. 605

Câu 30: Để bảo vệ thành Tô Lịch, vị tướng nào của Lý Nam Đế đã anh dũng hi sinh?

  1. Triệu Túc.
  2. Tinh Thiều.
  3. Phạm Tu.
  4. Triệu Quang Phục.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

C

D

C

D

B

D

C

B

B

A

B

B

C

D

C

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

D

C

B

A

B

A

D

C

A

B

A

A

B

C

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí và bước đầu xây dựng nước Vạn Xuân...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
31 4.033
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 6

    Xem thêm