Lịch sử 6 bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602)

Lý thuyết Lịch sử 6 bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602) (tiếp theo) được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 22. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 22.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 22

3. Chống quân Lương xâm lược

Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân.

Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì - Phú Thọ). Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.

Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế lại phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548, Lý Nam Đế mất.

4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?

Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí Tất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.

Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.

Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?

Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.

Vua Tùy đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.

Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở Cổ Loa (Hà Nội).

Năm 603, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 22

Câu 1: Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế đã thực hiện kế hoạch

  1. Thực hiện "vườn không nhà trống” để gây cho giặc những khó khăn.
  2. Dồn lực lượng để tấn công quân giặc.
  3. Lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
  4. Xây dựng phòng tuyến xung quanh thành.

Câu 2: Sau hai lần tần công Lý Bí nhưng đều thất bại, nhà Lương đã dồn sức cho cuộc tân công xâm lược lần thứ ba vào

  1. Tháng 3 năm 545.
  2. Tháng 4 năm 545.
  3. Tháng 5 năm 545.
  4. Tháng 6 năm 545.

Câu 3: Tướng của nhà Lương sang nước ta vào tháng 5 năm 545 tên là

  1. Trần Bá Tiên.
  2. Lục Dận
  3. Dương Phiêu
  4. Tiêu Tư

Câu 4: Lần thứ hai, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công vào quân của Lý Bí vào

  1. Khoảng đầu năm 542.
  2. Khoảng đầu năm 543.
  3. Khoảng giữa năm 543.
  4. Khoảng cuối năm 543.

Câu 5: Nguyên nhân thất bại của Lý Nam Đế là

  1. Do nước Vạn Xuân vừa mới thành lập, lực lượng còn rất yếu.
  2. Lực lượng kẻ địch rất mạnh.
  3. Lý Nam Đế không tập hợp được nhân dân ủng hộ cho cuộc kháng chiến.
  4. Cả ba nguyên nhân trên.

Câu 6: Trước sự tấn công của nhà Lương, Lý Nam đã cho lui quân về

  1. Hát Môn
  2. Cửa sông Tô Lịch
  3. Cửa sông Hoàng
  4. Cửa sông Hồng

Câu 7: Đầu năm 546, quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế đem quân ra đóng ở

  1. Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).
  2. Bạch Hạc (Việt Trì).
  3. Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ)
  4. Dạ Trạch (Hưng Yên).

Câu 8: Lý Nam Đế mất năm

  1. 548
  2. 549
  3. 550
  4. 551

Câu 9: Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế đã trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương cho

  1. Triệu Quang Phục.
  2. Lý Thiên Bảo.
  3. Triệu Túc.
  4. Lý Phật Tử.

Câu 10: Để bảo vệ thành Tô Lịch, vị tướng nào của Lý Nam Đế đã anh dũng hi sinh?

  1. Triệu Túc.
  2. Tinh Thiều.
  3. Phạm Tu.
  4. Triệu Quang Phục.

Câu 11: Nhân dân sau này gọi Triệu Quang Phục là

  1. Dạ Trạch Vương.
  2. Điền Triệt Vương.
  3. Gia Ninh Vương.
  4. Khuất Lão Vương.

Câu 12: Tình bình đất nước sau khi nhà Lý thất bại

  1. Nhà nước Vạn Xuân sụp đổ.
  2. Nhân dân Vạn Xuân tiếp tục kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
  3. Nhân dân Vạn Xuân buộc phải chấp nhận sự đô hộ của nhà Lương.
  4. Tình hình đất nước hỗn loạn, gặp nhiều khó khăn.

Câu 13: 20 năm sau, Lý Phật Tử ở phía nam đã

  1. Kéo quân về cướp ngôi của Triệu Việt Vương.
  2. Về đầu quân cho Triệu Việt Vương.
  3. Thành lập một chính quyền ở phía Nam.
  4. Tiến quân sang Trung Quốc.

Câu 14: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã

  1. Tiếp tục xây dựng lực lượng
  2. Lên ngôi vua.
  3. Đưa Lý Phật Tử lên làm vua.
  4. Tiến đánh sang đất Trung Quốc.

Câu 15: Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa rồi bị bắt giải về Trung Quốc năm

  1. 602
  2. 603
  3. 604
  4. 605

Câu 16: “Vua Đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho

  1. Mai Thúc Loan. 
  2. Phùng Hưng. 
  3. Triệu Quang Phục. 
  4. Lý Bí.

Câu 17: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành

  1. An Nam đô hộ phủ. 
  2. An Bắc đô hộ phủ.
  3. An Đông đô hộ phủ. 
  4. An Tây đô hộ phủ.

Câu 18: Để siết chặt ách đô hộ đối với nước ta, nhà Đường đã thực hiện

  1. Sửa sang, làm lại đường giao thông.
  2. Xây thành, đắp lũy, tăng cường quân chiếm đóng.
  3. Cử quan lại người Trung Quốc cai trị trực tiếp đến cấp huyện.
  4. Tất cả các ý trên đúng.

Câu 19: Để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, bảo vệ chính quyền đô hộ, nhà Đường đã

  1. Tăng cường quân chiếm đóng.
  2. Làm đường giao thông từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận huyện.
  3. Cho xây thành, đắp lũy.
  4. Tất cả những việc làm trên.

Câu 20: Nhà Đường ở Trung Quốc được thành lập vào

  1. Năm 638. 
  2. Năm 608. 
  3. Năm 618.
  4. Năm 628.

Câu 21: Tên gọi thân thuộc của nhân dân khi gọi Mai Thúc Loan là

  1. Vua Đế. 
  2. Mai Hắc Đế. 
  3. Vua Hắc 
  4. Vua Mai

Câu 22: Các vua nhà Đường chủ trương bóc lột nhân dân ta bằng hình thức

  1. Tô thuế và đi lao địch.
  2. Thay nhau bán quả vải sang Trung Quốc cống nộp.
  3. Tô thuế và cống nạp rất nặng nề.
  4. Tô thuế và đi phu.

Câu 23: Nhà Đường chú ý sửa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận huyện để

  1. Mở mang đường sá, thông chợ búa.
  2. Có thể nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
  3. Đi lại cho thuận tiện.
  4. Cho nhân dân hai nước dễ thông thương.

Câu 24: Trong các thế kỉ VII - IX để chống ách đô hộ nhà Đường có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn đã nổ ra, đó là

  1. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Bà Triệu.
  2. Khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Bà Triệu.
  3. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.
  4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 25: Hiện nay, đền thờ Mai Hắc Đế ở

  1. Núi Vệ
  2. Trong thung lũng Hùng Sơn
  3. Nam Đàn
  4. Núi Vệ và trong thung lũng Hùng Sơn

Câu 26: Khi Phùng Hưng khởi nghĩa, viên đô hộ người Hán tên là

  1. Tống Cao Bình 
  2. Cao Chính Bình 
  3. Tống Chính Bình 
  4. Cao Tống Bình

Câu 27: Chính sách cai trị, bóc lột của nhà Đường có khác trước

  1. Sửa đường giao thông thuỷ, bộ, xây thành, đắp lũy tăng thêm số quân đồn trú.
  2. Đặt nhiều thứ thuế, bắt dân ta cống nộp nhiều sản vật quý hiếm, kể cả quả vải.
  3. Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị.
  4. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 28: Trong số các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu "Bố Cái Đại Vương" là?

  1. Lý Tự Tiên. 
  2. Đinh Kiến. 
  3. Mai Thúc Loan. 
  4. Phùng Hưng

Câu 29: Nguyên nhân Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa

  1. Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta trong đó có gia đình Mai Thúc Loan.
  2. Do chính sách tàn bạo, độc ác của nhà Đường bắt nhân dân ta cống nộp vì gánh vải sang Trường An xa xôi vạn dặm.
  3. Mai Thúc Loan muốn lật đổ nhà Đường lên làm vua.
  4. Câu A và B đúng.

Câu 30: Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của Mai Hắc Đế?

  1. 1 vạn quân
  2. 5 vạn quân
  3. 10 vạn quân
  4. 15 vạn quân

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

C

C

A

B

D

B

A

A

A

C

A

B

A

B

B

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

B

A

C

B

C

B

D

D

B

D

D

D

C

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về quá trình dựng nước của nước Vạn Xuân, cuộc chống quân Lương xâm lược nước ta...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602). Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
10 1.692
Sắp xếp theo

Lý thuyết Lịch sử 6

Xem thêm