Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 15 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn nội dung lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Lịch sử 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

A. Lý thuyết Lịch sử bài 15

I. Sự phát triển kinh tế

1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh:

* Nông nghiệp:

- Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nên nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

- Ruộng khai hoang mở rộng gồm ruộng công và ruộng tư, điền trang, thái ấp của quý tộc, vương hầu, ruộng của địa chủ ngày càng nhiều.

- Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích, chia cho nông dân cày cấy và nộp thuế, là nguồn thu nhập chính của nhà nước.

- Cho đắp đê quai vạc từ đầu nguồn tới bờ biển.

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 15

Cảnh đắp đê dưới thời Trần

* Thủ công nghiệp phát triển:

- Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa ,đóng được thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng.

- Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy …….

- Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề ở nông thôn như làng gốm Bát Tràng, tại Thăng Long thành phường nghề. Trình độ kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao về chất lượng.

* Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời, buôn hàng chuyến bằng thuyền .

- Trung tâm buôn bán là Thăng Long, Nam Xang.

- Vân Đồn là nơi buôn bán với thương nhân nước ngoài.

* Nhận xét: kinh tế phát triển và phục hồi.

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 15

Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm

2. Tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh:

Xã hội ngày càng phân hóa:

* Tầng lớp thống trị: Vua, vương hầu, quý tộc giữ chức vụ chủ chốt. Quan lại, địa chủ có nhiều ruộng tư, ngày càng phát triển.

* Tầng lớp bị trị:

- Nông dân cày ruộng công, đông đảo nhất, mất mùa bán ruộng trở thành tá điền.

- Thợ thủ công, thương nhân ngày càng đông.

- Thấp nhất là nô tì và nông nô. Nhà nước không ngăn cấm việc mua bán nô tì.

* So sánh các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có gì khác so với thời Lý: dưới thời Trần, xã hội phân hóa sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng đông, nông nô và nô tì ngày càng nhiều.

II. Sự phát triển văn hóa

1. Đời sống văn hóa:

- Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc.

- Đạo Phật phát triển, chùa chiền mọc lên khắp nơi.

- Nho học mở rộng, nhà nho Chu văn An, Trương Hán Siêu.

- Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đua thuyền, đấu vật, cuộc sống giản dị,

- Nhà cửa tuy nóc rất cao nhưng hiên thấp, áo quần đơn giản, nhân dân thường cạo trọc đầu, đi chân đất, có tinh thần thượng võ, yêu nước, quý trọng người già, trọng nghĩa khí.

2. Văn học

- Phát triển mạnh, mang đậm tính yêu nước, niềm tự hào dân tộc do giáo dục thi cử thịnh hành và phát triển, đào tạo nhiều người giỏi, ý thức tự cường sau kháng chiến.

- Văn học chữ Hán như Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo; Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

- Chữ Nôm có Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố làm giàu cho tiếng Việt.

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 15

Bức vẽ cảnh thi Đình tại Việt Nam.

3. Giáo dục và khoa học - kỹ thuật:

* Giáo dục phát triển hơn thời Lý:

- Quốc Tử Giám mở rộng, đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Lộ, phủ, kinh thành có trường công.

- Các kì thi quốc gia được tổ chức đều để chọn nhân tài. (Nhân tài như Mạc Đĩnh Chi được phong làm trạng nguyên 2 lần; Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An...)

* Sử học: Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu; 1272 Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên.

* Quân sự: Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo

* Thiên văn có Đăng Lộ,Trần Nguyên Đán.

* Y học với Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam.

* Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có Hồ Nguyên Trừng

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 15

Thuyền Cổ Lâu là loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng và hàng chục tay chèo, hai người chèo một mái và được xem là đã tạo ra một tốc độ lớn khi có thủy chiến.

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 15

Hải Thượng Lãn Ông

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

- Kiến trúc có Cung Thái Thượng Hoàng, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, Thành Tây Đô (Thành Nhà Hồ).

- Điêu khắc tượng hổ, sư tử, trâu. tượng rồng.

- Rồng thời Trần: trau chuốt, tinh tế hơn thời Lý và thêm cặp sừng trông có vẻ uy nghiêm; rồng thời Lý mình trơn, toàn thân uốn khúc uyển chuyển như một ngọn lửa.

- Rồng thời Trần uy nghiêm hơn, chứng tỏ rằng thời Trần tính chất quyền uy của giai cấp thống trị, đứng đầu là vua phát triển cao hơn.

Tóm lại nhân dân thời Trần đã phát triển mạnh hơn thời Lý do có sự quan tâm của nhà nước; kinh tế phát triển; xã hội ổn định, lòng tự cường dân tộc sau chiến tranh.

B. Trắc nghiệm Lịch sử bài 15

Câu 1: Trong xã hội thời Trần tầng lớp thấp kém nhất là

A. Nông dân.

B. Thợ thủ công.

C. Nô tì, nông nô.

D. Thương nhân.

Câu 2: Tình hình Nho giáo thời Lý như thế nào?

A. Nho giáo không phát triển.

B. Nho giáo trở thành quốc giáo.

C. Nho giáo phát triển.

D. Nho giáo bị hạn chế.

Câu 3: Tình hình Phật giáo dưới thời Trần như thế nào?

A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý.

B. Thời Trần Phật giáo trở thành quốc giáo.

C. Phật giáo suy yếu nhanh chóng.

D. Nhà Trần cấm truyền bá đạo Phật.

Câu 4: Tình hình văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm dưới thời Trần như thế nào?

A. Văn học chữ Hán suy tàn, văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ.

B. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều phát triển mạnh mẽ.

C. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều không phát triển.

D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.

Câu 5: Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm

B. Chu Văn An

C. Nguyễn Đình Chiểu

D. Lê Quý Đôn

Câu 6: Thái ấp là:

A. Ruộng đất của nông dân tự do.

B. Ruộng đất của địa chủ.

C. Phần đất đai vua ban cho quý tộc, vương hầu.

D. Ruộng đất do vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo khai hoang.

Câu 7: Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý vì:

A. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước ĐNA.

B. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước châu Á.

C. Nhân dân phấn khởi, nhà nước quan tâm phát triển kinh tế, xã hội ổn định.

D. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước trên thế giới.

Câu 8: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau chiến thắng chống xâm lược Mông Nguyên là:

A. quý tộc nhà Trần tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.

B. đất nước hòa bình.

C. nhà nước có chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.

D. nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm.

Câu 9: Tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là

A. nô tì.

B. thợ thủ công.

C. nông dân cày ruộng đất công của làng xã.

D. nông dân tự do.

Câu 10: Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là

A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.

B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.

C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.

Câu 11: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt sau ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là gì?

A. Bị tàn phá nặng nề nhưng được phục hồi nhanh chóng

B. Phương thức sản xuất mới được du nhập thúc đẩy kinh tế phát triển

C. Không bị ảnh hưởng

D. Bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi

Câu 12: Hai hình thức sở hữu ruộng đất phổ biến dưới thời Trần là

A. Ruộng đất công và ruộng đất tư hữu

B. Ruộng đất công và ruộng chùa

C. Ruộng đất tư và ruộng chùa

D. Ruộng công và ruộng lộc

Câu 13: Đâu là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần?

A. Nông dân

B. Thợ thủ công

C. Thương nhân

D. Nông nô, nô tì

Câu 14: Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên kết thúc, xã hội Đại Việt có điểm gì đáng chú ý?

A. ngày càng phân hóa sâu sắc

B. mâu thuẫn giai cấp được giảm thiểu đến mức thấp nhất

C. dân số tăng nhanh

D. đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt

Câu 15: Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì?

A. Quốc sử quán

B. Quốc sử viện

C. Ngự sử đài

D. Hàn lâm viện

Câu 16: Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hóa?

A. Hình thành các công trường thủ công

B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi

C. Xuất hiện các làng nghề thủ công

D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao

Câu 17: Đâu không phải là tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn được bảo lưu dưới thời Trần?

A. Tờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc

B. Sùng bái tự nhiên

C. Phồn thực

D. Sùng bái đạo Phật

Câu 18: Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng được nâng cao?

A. Nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

B. Đạo Phật lấn át quyền của nhà vua

C. Nhân dân không ủng hộ đạo Phật

D. Ảnh hưởng của đạo giáo và phật giáo giảm dần

Câu 19: Tại sao văn học thời Trần đậm đặc tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc?

A. Do nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao

B. Do đất nước liên tục phải đương đầu và đều đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù

C. Do nền văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển mạnh

D. Do Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông N

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục?

A. Mở các trường công để đào tạo con em quý tộc, quan lạ

B. Định lệ thi thái học sinh 7 năm một lần

C. Quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình

D. Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu

Đáp án      

1. C2. C3. A4. D5. B6. C7. B8. C9. C10. C
11. A12. A13. D14. A15. B 16. C17. D18. A 19. B 20. D

Với nội dung bài Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về tình hình kinh tế - xã hội sau chiến tranh, cách khắc phục nền kinh tế và xã hội sau chiến tranh của nhà Trần...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Đánh giá bài viết
27 8.419
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 7

    Xem thêm