Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 21

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 21

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 21 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn Lịch sử 7 bài 21: Ôn tập chương IV. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Lịch sử 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bài 21: Ôn tập chương IV

Câu 1: Công lao xây dựng của các triều đại

  • Triều Ngô có công đặt nền móng xây dựng chính quyền
  • Triều Đinh có công thống nhất đất nước.
  • Tiền Lê: Lê Hoàn kháng chiến chống Tống thắng lợi.
  • Triều Lý: Lý Thường Kiệt kháng chiến chống Tống thắng lợi năm 1075-1077
  • Triều Trần: 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi.
  • Triều Lê sơ: kháng chiến chống quân Minh thắng lợi

Câu 2: Bộ máy nhà nước thời Lý, Trần và Lê sơ

Nội dung

Lý – Trần

Lê sơ

Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương

Đã hoàn chỉnh, nhưng còn đơn giản

Thời lê Thánh Tông đã hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn.

Nhận xét: Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển; vua trực tiếp chỉ huy quân đội; tăng cường hệ thống thanh tra giám sát.

Hệ thống các đơn vị hành chánh

- Thời Lý cả nước chia thành 24 lộ phủ, dưới là huyện , hương, xã.

– Thời Trần cả nước chia thành 12 lộ, dưới là phủ, châu huyện, xã

- Lê Thánh Tông chia làm 13 đạo thừa tuyên; mỗi đạo do 3 ty phụ trách là Đô ty - Hiến ty - Thừa ty.

- Dưới là phủ, châu, huyện

Cách đào tạo tuyển chọn quan lại

Xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.

Phải có học mới được tuyển dụng để làm quan .

Đặc điểm nhà nước

Nhà nước quân chủ quý tộc.

Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế

Câu 3: Những điểm giống nhau về mặt xã hội (giai cấp và tầng lớp) giữa thời Lý Trần và thời Lê sơ

Giống nhau: đều có giai cấp thống trị và bị trị, đều có tầng lớp quý tộc, địa chủ, nông dân và nô tì.

Khác nhau: Thời Lý Trần: tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông nắm mọi quyền hành; tầng lớp nông nô và nô tì chiếm số đông. Thời Lê sơ: tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển; tầng lớp nô tì giảm và xóa bỏ.

Câu 4: Luật pháp thời Lý, Trần và Lê sơ

Thời Lý: năm 1042 ban hành bộ Hình Thư.

Thời Trần: bộ Quốc triều hình luật.

Thời Lê sơ: vua Lê Thánh Tông ban hành bộ Luật Hồng Đức.

Giống nhau: bảo vệ quyền lợi của nhà vua, triều đình, giai cấp thống trị, khuyến khích sản xuất phát triển, bảo vệ quyền tư hữu tài sản, cấm giết trâu bò.

Khác nhau: Bộ luật Hồng Đức đầy đủ, hoàn chỉnh hơn, và có điểm tiến bộ là bảo vệ quyền lơi cho nhân dân và phụ nữ.

Câu 5: Tôn giáo

Khác nhau:

  • Thời Lý – Trần: Phật giáo phát triển và chiếm địa vị độc tôn.
  • Thời Lê sơ: Phật giáo bị hạn chế; Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

Câu 6: Tác phẩm văn học, sử học, khoa học khác, kiến trúc

Nội dung

Thời Lý

Thời Trần

Thời Lê sơ

Văn học

- Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt

- Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn.

- Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

- Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải

- Quân Trung từ mệnh tập; Bình Ngô đại cáo; Phú núi Chí Linh của Nguyễn Trãi.

- Hồng Đức Quốc Âm thi tập, Quỳnh Uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh của Lê Thánh Tông

Sử học

- Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu

- Đại Việt sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

- Lam Sơn Thực lục, Hoàng Triều Quan Chế

Kiến trúc và điêu khắc

- Kiến trúc phát triển: Tháp Báo Thiên, Chùa Một Cột

- Điêu khắc:

+ Tượng Phật Adiđà

+ Tượng Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa.

- Kiến trúc có Cung Thái Thượng Hoàng, tháp Phổ Minh, tháp Bỉnh Sơn, Thành Tây Đô (Thành Nhà Hồ).

- Điêu khắc tượng hổ, sư tử, trâu, tượng rồng

- Kiến trúc: cung điện Lam Kinh … phong cách đồ sộ, kỹ thuật điêu luyện.

Khoa học khác

- Quân sự: Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo

- Thiên văn có Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán

- Y học với Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam.

- Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có Hồ Nguyên Trừng

- Địa lý: Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, An Nam hình thăng đồ…

- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên

- Toán học: Đại Thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

Câu 7: So sánh kinh tế thời Lý Trần và Lê Sơ

Nội dung

Lý Trần

Lê sơ

Nông nghiệp

- Ruộng tư, điền trang, thái ấp

- Phép quân điền

- Cơ quan chuyên trách như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ

- Cấm giết trâu bò, cấm điều phu vào lúc gặt, cấy

Thủ công nghiệp

- Xuất hiện gốm Bát Tràng

- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp.

- Xưởng thủ công nhà nước Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời. Thăng Long có 36 phường thủ công .

- Các làng thủ công chuyên nghiệp, và phường thủ công chuyên nghiệp ra đời như đồ gốm Bát Tràng; đúc đồng ở Đại Bái; rèn sắt ở Văn Chàng; dệt vải lụa ở Nghi Tàm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.

- Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng.

Thương nghiệp

- Đẩy mạnh ngoại thương

- Thăng Long là trung tâm buôn bán

- Buôn bán: khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Lạng Sơn, Tuyên Quang

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 21 đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Đánh giá bài viết
1 1.881
Sắp xếp theo

Lý thuyết Lịch sử 7

Xem thêm