Lịch sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 21 được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính được học trong chương trình Lịch sử 8 bài 21: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939). Tài liệu kèm câu hỏi trắc nghiệm giúp các em dễ dàng vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng, dễ dàng. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Lịch sử 8 bài 21

B. Lý thuyết Lịch sử 8 bài 21

I. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

  • Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, mâu thuẫn về thuộc địa giữa đế quốc gay gắt, dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối địch nhau là khối đồng minh Anh - Pháp - Mỹ và phát xít Đức - Ý - Nhật.
  • Chính sách thỏa hiệp của Anh - Pháp - Mỹ đã tạo điều kiện để phát xít Đức - Ý - Nhật châm ngòi cho chiến tranh.
  • Anh – Pháp – Mỹ muốn gây chiến tranh nên mượn phát xít tiêu diệt Liên Xô vì Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.
  • Hít-le chiếm Tiệp Khắc (3-1939).
  • Trước thái độ nhân nhượng của Anh – Pháp - Mỹ và chưa đủ sức đánh Liên Xô nên Hít-le đánh Châu Âu.
  • Ngày 1-9-1939 tấn công Ba Lan nên Anh - Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

II. Những diễn biến chính

1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (1-9-1939 đến đầu năm 1943)

  • Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập.
  • 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô.
  • 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.
  • 9-1940 Ý chiếm Ai Cập, chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
  • Tháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập.

2. Quân Đồng Minh phản công, chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943 – 8/1945

a. Mặt trận Xô và Đức

  • Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xtalingrat, Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công.
  • Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức.
  • 5-1943 Đức - Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi.
  • 6-6-1944 Mỹ - Anh đổ bộ lên Bắc Pháp.
  • 9-5-1945 Đức hàng không điều kiện, chiên tranh kết thúc ở Châu Âu.

b. Châu Á - Thái Bình Dương

  • Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
  • 6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki
  • 15-8-1945: Nhật hàng không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

c. Tính chất của chiến tranh

Là chiến tranh đế quốc, phi nghĩa, khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ tổ quốc, giải phóng nhân loại.

3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

  • Phát xít Đức - Ý - Nhật sụp đổ hoàn toàn. Liên Xô là lực lượng đi đầu, chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
  • Là cuộc chiến lớn nhất, khốc liệt nhất, 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Tình hình thế giới biến đổi căn bản: hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc phát triển.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 21

Câu 1: Khối Phát xít gồm những nước nào?

A. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

B. Đức, I-ta-li-a, Pháp

C. Nhật Bản, Anh, Pháp

D. Đức, Nhật Bản, Anh

Chọn đáp án: A. Đức , I-ta-li-a, Nhật Bản

Giải thích: Trang 104, mục I

Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ hai được mở đầu bằng sự kiện nào?

A. Quân Đức chiếm Tiệp Khắc.

B. Sát nhập Áo vào Đức

C. Quân Đức tấn công Ba Lan

D. Anh tuyên chiến với Đức.

Chọn đáp án: C. Quân Đức tấn công Ba Lan

Giải thích: Trang 104, mục I

Câu 3: Những nước thực hiện đường lối nhượng bộ thỏa hiệp là nước nào?

A. Anh, Pháp

B. Anh, Pháp, Mỹ

C. Anh, Mỹ

D. I-ta-li-a, Đức, Mỹ.

Chọn đáp án: B. Anh, Pháp, Mỹ

Giải thích: Trang 104, mục 1

Câu 4: Toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng vào thời gian nào?

A. 1944

B. Cuối năm 1944

C. Cuối năm 1943

D. Năm 1945

Chọn đáp án: B. Cuối năm 1944

Giải thích: Trang 107, mục 2

Câu 5: Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?

A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.

B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.

C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.

Chọn đáp án: C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Giải thích: Trang 105, mục 1

Câu 6: Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến thắng Xta-lin-grat (2/2/1943)

B. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp (6/6/1944)

C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin (9/5/1945)

D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6 và 9/8/1945)

Chọn đáp án: C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin (9/5/1945)

Giải thích: Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin, Đức đã phải kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Mở đầu cho sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945?

A. Đức muốn làm bá chủ châu Âu và thống trị thế giới.

B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít.

C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước (Anh, Pháp, Mỹ).

D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

Chọn đáp án: A. Đức muốn làm bá chủ châu Âu và thống trị thế giới.

Giải thích: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây cho Đức và các nước Phát xít lâm vào tình trạng khủng hoảng không lối thoát. Chính vì vậy, để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và có thuộc địa giữa các nước lớn nên Đức đã gây chiến.

Câu 8: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn.

B. Do chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ.

C. Do hậu quả của Hiệp ước Xô-Đức không xâm phạm lẫn nhau.

D. Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)

Chọn đáp án: A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn.

Giải thích: Trang 104, mục I

Câu 9: Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì?

A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.

B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật bản.

C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.

D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.

Chọn đáp án: C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.

Giải thích: Liên Xô đã đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử hủy diệt 2 thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Làm phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. Chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 10: Nhận định nào Đúng nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đối với Lịch sử nhân loại trong thế kỉ XX?

A. Cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây thiệt hại to lớn về người và của.

B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.

C. Gây nhiều đau khổ, mất mát cho nhân loại và thiệt hại lớn nhất về vật chất.

D. Chiến tranh chứng tỏ các nước không thể điều hòa và giải quyết các mâu thuẫn.

Chọn đáp án: B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.

Giải thích: Trang 108, mục III

Câu 11: Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít Đức- Italia- Nhật Bản mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì?

A. Thị trường và thuộc địa

B. Nhân công, nguồn nguyên liệu

C. Ý thức hệ

D. Trình độ phát triển không đồng đều

Chọn đáp án: A

Câu 12: Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và dẫn tới chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước?

A. Sự ra đời và lên nắm quyền của các lực lượng phát xít ở một số nước

B. Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn

C. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

D. Chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ

Chọn đáp án: C

Câu 13: Trong thời gian đầu của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), phát xít Đức đã thực hiện chiến thuật gì?

A. đánh bền bỉ, lâu dài

B. bao vây, đánh tỉa bộ phận

C. vừa đánh vừa đàm phán

D. chiến thuật chớp nhoáng, đánh nhanh thắng nhanh

Chọn đáp án: D

Câu 14: Sự kiện nào đã tạo ra bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai, đánh dấu phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận?

A. Chiến thắng Mát-xcơ-va

B. Chiến thắng Xta-lin-grát

C. Chiến thắng Cuốc-xcơ

D. Phát xít Italia bị tiêu diệt

Chọn đáp án: B

Câu 15: Đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào trong chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mặt trận Đồng minh chống phát xít

B. Mặt trận liên minh chống phát xít

C. Liên hiệp Đồng minh chống phát xít

D. Mặt trận dân chủ chống phát xít

Chọn đáp án: A

Câu 16: Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã buộc phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện?

A. Chiến dịch công phá Béclin

B. Chiến thắng Xtalingrat

C. Chiến dịch Cuốc-xơ

D. Chiến dịch Bê-lô-rút-xia

Chọn đáp án: A

Câu 17: Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện đã tác động như thế nào đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Á- Thái Bình Dương

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc

D. Tạo ra bước ngoặt chiến tranh

Chọn đáp án: B

Câu 18: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của lực lượng nào?

A. Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản

B. Các nước tư bản dân chủ Anh, Pháp, Mĩ

C. Phe Đồng minh chống phát xít

D. Chủ nghĩa dân chủ Đức và Nhật Bản

Chọn đáp án: A

Câu 19: Vì sao các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ lực lượng phát xít?

A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít

B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô

C. Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình.

D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Chọn đáp án: C

Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ?

A. Nhật tấn công hạm đội Mĩ tại Trân Châu Cảng, Mĩ tuyên chiến với Nhật.

B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 8/12/1941.

C. Mĩ tuyên chiến với Đức và Italia ngày 11/12/1941.

D. Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ ngày 11/12/1941.

Chọn đáp án: A

------------------------------------

Với nội dung bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm vững kiến thức về những nét chung về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng toàn thế giới, kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Đánh giá bài viết
13 14.779
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Lịch sử 8

    Xem thêm