Lý thuyết lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Lý thuyết lực hấp dẫn - Định luật vạn vật hấp dẫn. Tài liệu đã được VnDoc chi tiết sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Lý thuyết Vật lý lớp 10

I. Lực hấp dẫn

- Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.

Ví dụ:

+ Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng giữ cho Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đấy.

+ Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.

II. Định luật vạn vật hấp dẫn

1. Định luật: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

2. Công thức:

{{F}_{hd}}=G.\frac{{{m}_{1}}.{{m}_{2}}}{{{r}^{2}}}

Trong đó m_1, m_2 là khối lượng của hai chất điểm, r là khoảng cách giữa chúng, G = 6,67.10^{-11} N.m^2/kg^2 gọi là hằng số hấp dẫn.

- Hệ thức áp dụng cho các vật thông thường trong hai trường hợp:

+ Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với kích thước của chúng.

+ Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối hai tâm và đặt vào hai tâm đó.

III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.

- Mỗi vật luôn tác dụng lực hấp dẫn lên các vật xung quanh thì ta nói xung quanh mỗi vật đều có một trường hấp dẫn.

- Trường hấp dẫn do Trái Đất gây ra xung quanh nó gọi là trường trọng lực (trọng trường)

- Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi đó là trọng tâm của vật.

- Độ lớn của trọng lực tính như sau:

P=G.\frac{m.M}{{{\left( R+h \right)}^{2}}}

Trong đó m là khối lượng của vật, M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất; h là độ cao của vật so với mặt đất.

- Ta cũng có P = m.g nên g=\frac{G.M}{{{\left( R+h \right)}^{2}}}. Nếu vật ở gần mặt đất thì g=\frac{G.M}{{{R}^{2}}}

Chú ý: Nếu nhiều vật khác nhau lần lượt đặt tại cùng một điểm thì trọng trường gây cho chúng cùng một gia tốc rơi tự do như nhau. g là gia tốc trọng trường là đại lượng đặc trưng cho trọng trường tại mỗi điểm.

-----------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
3 1.176
Sắp xếp theo

Vật lý 10 - Giải lý 10

Xem thêm