Lý thuyết Nhân một số với một hiệu

Lý thuyết Toán lớp 4: Nhân một số với một hiệu

Lý thuyết Nhân một số với một hiệu Toán lớp 4 bao gồm ví dụ chi tiết và các dạng bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo rèn luyện kỹ năng giải Toán 4. Mời các em cùng tìm hiểu chi tiết.

Nhân một số với một hiệu - Toán lớp 4

Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

3 x (7 -5) và 3 x 7 - 3 x 5

Ta có: 3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6

3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6

Vậy 3 x (7- 5) = 3 x 7 - 3 x 5

Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với một số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

a x (b - c) = a x b - a x c

Bài tập áp dụng

Câu 1: Tính bằng hai cách:

a) 28 x (7 – 2)

b) 135 x (10 – 1)

c) 79 x 5 – 79 x 3

d) 564 x 10 – 564 x 8

Đáp án

a) 28 x (7 – 2) = 28 x 5

= 140

28 x (7 – 2) = 28 x 7 – 28 x 2

= 196 – 56 =140

b)135 x (10 – 1) = 135 x 9

= 1215

135 x (10 - 1) = 135 x 10- 135 x 1

= 1350 – 135 = 1215

c) 79 x 5 – 79 x 3 = 395 – 237

= 158

79 x 5 – 79 x 3 = 79 x (5 – 3)

= 79 x2 = 158

d) 564 x 10 – 564 x 8 = 5640 – 4512

= 1128

564 x 10 – 564 x 8 = 564 x (10 – 8)

= 564 x 2 = 1128

Câu 2:

Tính bằng cách thuận tiện nhất :

43 x 18 – 43 x 8 ;

234 x 135 – 234 x 35

789 x 101 – 789.

Đáp án

a) 43 x 18 – 43 x 8 = 43 x (18 – 8)

= 43 x 10 = 430

b) 234 x 135 – 234 x 35 = 234 x (135 – 35)

=234 x 100 = 23400

c) 789 x 101 – 789 = 789 x 101 – 789 x 1

= 789 x (101 – 1)

= 789 x 100 = 78900

Giải bài tập Nhân một số với một hiệu - Toán 4

Đánh giá bài viết
14 2.818
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Toán 4

    Xem thêm