Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 6 bài 14: Thân dài ra do đâu?

Tóm tắt lý thuyết Thân dài ra do đâu?

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 14 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!

BÀI 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU?

A. Tóm tắt lý thuyết Sinh học 6 bài 14

1. Sự dài ra của thân

Thí nghiệm:

- Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất

- Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có 2 lá thật)

- Sau 3 ngày đo lại chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 14

* Kết quả:

- Nhóm cây ngắt ngọn: thân cây không dài ra

- Nhóm cây không ngắt ngọn: thân cây dài ra

→ Cây không bị ngắt ngọn cao hơn cây bị ngắt ngọn

* Kết luận:

- Thân cây dài ra do sự phân chia và lớn lên của các tế bào mô phân sinh ngọn

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 14

- Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau thì không giống nhau:

+ Cây thân cỏ, nhất là thân leo (như mồng tơi, mướp, bí…) dài ra rất nhanh

+ Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm nên nhiều cây cao, to như: bạch đàn, chò, lim…

+ Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, hoa, quả, còn khi tỉa cành cây tập trung phát triển chiều cao

2. Giải thích những hiện tượng thực tế

* Một số hiện tượng thực tế

- Khi trồng đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn vì: khi bấm ngọn, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển, cho năng suất cao

- Trồng cây lấy gỗ (lim, bạch đàn), lấy sợi (đay, gai), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngộn vì: tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng tập trung cho thân chính, giúp thân phát triển chiều cao.

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 14

- Khi trồng rau ngót, thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân để cây ra nhiều ngọn non, tăng năng suất

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 14

* Kết luận: Để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà người ta bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp: bấm ngọn đối với những cây lấy hạt, quả, thân, lá: mướp, đậu tương, ray muống, mồng tơi….; tỉa cành đối với những cây lấy gỗ, sợi, như bạch đàn, lim, đay, lanh…

B. Bài tập Sinh học 6 bài 14

Câu 1: Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.

Hướng dẫn trả lời:

Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 – 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.

Câu 2: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn. những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.

Hướng dẫn trả lời:

Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.

Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau… cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu, cà chua, bông… được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan… thì không bấm ngọn.

* Tỉa cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan… tia cành sẽ cho cây mọc thẳng. thân to, gỗ tốt hơn.

C. Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 14

Câu 1. Cây nào dưới đây có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân lớn hơn những cây còn lại?

A. Bưởi

B. Mướp

C. Lim

D. Thông

Câu 2. Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của loại mô nào?

A. Mô rễ

B. Mô dẫn

C. Mô che chở

D. Mô phân sinh ngọn

Câu 3. Việc ngắt ngọn khi trồng đậu, cà phê là nhằm mục đích gì?

A. Giúp cây tạo ra nhiều lá phục vụ nhu cầu của con người

B. Giảm sự thất thoát nước của cây

C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo quả của cây

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Dựa vào tốc độ tăng trưởng chiều dài thân, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?

A. Mồng tơi

B. Xoan

C. Mun

D. Vàng tâm

Câu 5. Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường

A. Bón thúc liên tục cho cây.

B. Cắt bỏ hết hoa và lá.

C. Bấm ngọn cho cây.

D. Tỉa cành xấu, cành bị sâu.

Câu 6. Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn khi trồng?

A. Chè

B. Bạch đàn

C. Đậu xanh

D. Cà phê

Câu 7. Cây thân gỗ sẽ ngừng phát triển chiều dài thân chính nếu chúng ta

A. Không bón thúc cho cây.

B. Đốn các cành lân cận thân chính.

C. Tỉa bớt lá.

D. Cắt bỏ ngọn cây.

Câu 8. Cây nào dưới đây vẫn có thể dài ra nếu bị cắt bỏ ngọn?

A. Cây chuối

B. Cây mít

C. Cây trúc

D. Cây khế

Câu 9. Cây nào dưới đây có mô phân sinh gióng?

A. Vừng

B. Lạc

C. Lúa

D. Khoai lang

Câu 10. Người ta thường ngắt ngọn cà phê khi nào?

A. Trước khi cây ra hoa, tạo quả

B. Sau khi cây ra hoa, tạo quả

C. Khi cây non được 1 tháng tuổi

D. Sau khi đã thu hoạch quả chín

Câu 11: Thân dài ra do

A. Sự lớn lên và phân chia tế bào

B. Chồi ngọn

C. Mô phân sinh ngọn

D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn

Câu 12: Tại sao bấm ngọn, tỉa cành là một biện pháp chủ động để nâng cao năng suất cây trồng?

A. Để tập trug chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách

B. Tỉa cành xấu, cành sâu, tập trung chất dinh dưỡng vào các cành còn lại để các cành này phát triển

C. Đối với cây lấy gỗ, giúp cho cây mọc thẳng và cho gỗ tốt hơn

D. Cả ba phương án trên

Câu 13: Những nhóm cây nào sau đây thân dài ra rất nhanh:

A. Mướp, mồng tơi, bí

B. Mướp, đậu ván, ổi

C. Bạch đàn, nhãn, ổi

D. Chôm chôm, đu đủ, xoài

Câu 14: Khi bấm ngọn cây sẽ

A. Phát triển chồi hoa

B. Phát triển nhiều chồi lá, tạo nhiều quả

C. Phát triển chiều cao

D. Cả A và B

Câu 15: Trồng cây lấy quả và hạt người ta thường

A. Tỉa các cành bên để tập trung các chất dinh dưỡng vào thân cây sẽ cao nhanh hơn có nhiều hoa quả hơn

B. Bấm ngọn để có nhiều cành bên, cây sẽ có nhiều hoa, nhiều quả hơn

C. Để các cành bên và ngọn để có nhiều tán là sẽ có nhiều hoa và quả hơn

D. Tất cả đều đúng

Câu 16: Muốn có gỗ dài người ta thường làm bằng cách

A. Tỉa các cành bên để tập trung các chất dinh dưỡng vào thân cây sẽ cao nhanh hơn có nhiều hoa quả hơn

B. Để cả cành bên và ngọn để cây phát triển nhiều tán lá

C. Bấm ngọn để có nhiều cành bên, cây sẽ có nhiều hoa, nhiều quả hơn

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án

Câu 1 - BCâu 2 - DCâu 3 - CCâu 4 - ACâu 5 - DCâu 6 - BCâu 7 - DCâu 8 - C
Câu 9 - CCâu 10 - ACâu 11-DCâu 12- DCâu 13 - ACâu 14  CCâu 15- DCâu 16- D

---------------------------------

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Sinh học 6 bài 14: Thân dài ra do đâu? ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
27 2.882
Sắp xếp theo

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm