Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 7 bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 29

1. Đặc điểm chung

- Chân khớp tuy rất đa dạng, nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung nhất của toàn ngành.

- Các đặc điểm chung của ngành chân khớp:

+ Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên

+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

+ Các chân phân khớp động

+ Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể

2. Sự đa dạng ở chân khớp

- Đa dạng loài: chân khớp có số lượng loài lớn hơn nhiều so với các nhóm động vật khác, chúng có hình thái đa dạng, mang đặc điểm riêng thích nghi với môi trường và lối sống riêng của mình.

- Các đại điện của ngành chân khớp gặp ở khắp mọi nơi trên hành tinh: Chúng sống tự do hay kí sinh.

- Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống: chân khớp phân bố ở dưới nước, hay trên cạn, ao hồ, sông hay biển khơi, trong lòng đất hay trên không trung...

- Đa dạng về tập tính: do số lượng loài lớn và phân bố rộng rãi nên các tập tính ở chân khớp rất đa dạng tùy vào lối sống và sự thích nghi của chúng.

3. Vai trò thực tiễn

Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn.

* Có lợi:

- Làm thực phẩm: tôm, cua

- Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

- Bắt sâu bọ có hại: nhện chăng lưới, bọ cạp

- Nguyên liệu làm mắm: tôm, tép

- Xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú

* Có hại:

- Làm hại cây trồng: nhện đỏ

- Làm hại đồ gỗ trong nhà: mối

- Có hại cho giao thông đường thủy: con sun

- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: ruồi, muỗi

B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 29

Câu 1: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là

A. Cơ thể phân đốt.

B. Phát triển qua lột xác.

C. Các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.

D. Lớp vỏ ngoài bằng kitin.

Câu 2: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?

A. Các chân phân đốt khớp động

B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể

C. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

D. Có mắt kép

Câu 3: Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?

A. Kiến

B. Ong

C. Mối

D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 4: Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể

A. Có nhiều loài

B. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau

C. Thần kinh phát triển cao

D. Có số lượng cá thể lớn

Câu 5: Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về tập tính

A. Thần kinh phát triển cao

B. Có số lượng cá thể lớn

C. Có số loài lớn

D. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau

Câu 6: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?

A. Bướm.

B. Ong mật.

C. Nhện đỏ.

D. Bọ cạp.

Câu 7: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?

A. Tôm sông, nhện, ve sầu.

B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.

C. Kiến, ong mật, nhện.

D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.

Câu 8: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người?

A. Lớp Đuôi kiếm.

B. Lớp Giáp xác.

C, Lớp Hình nhện.

D. Lớp Sâu bọ.

Câu 9: Tôm ở nhờ có tập tính

A. Sống thành xã hội

B. Dự trữ thức ăn

C. Cộng sinh để tồn tại

D. Dệt lưới bắt mồi

Câu 10: Chân khớp sống ở môi trường

A. Dưới nước

B. Trên cạn

C. Trên không trung

D. Tất cả các môi trường sống trên

Câu 11: Động vật nào dưới đây có tập tính chăn nuôi động vật khác?

A. Kiến cắt lá.

B. Ve sầu.

C. Ong mật.

D. Bọ ngựa.

Câu 12: Tôm sông có những tập tính nào dưới đây?

A. Dự trữ thức ăn.

B. Tự vệ và tấn ng.

C. Cộng sinh để tồn tại.

D. Sống thành xã hội.

Câu 13: Trong số những chân khớp dưới đây, có bao nhiêu loài có giá trị thực phẩm?

  1. Tôm hùm
  2. Cua nhện
  3. Tôm sú
  4. Ve sầu

Số ý đúng là

A. 1 .

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Tập tính nào dưới đây không có ở kiến?

A. Đực cái nhận biết nhau bằng tín hiệu.

B. Chăm sóc thế hệ sau.

C. Chăn nuôi động vật khác.

D. Dự trữ thức ăn.

Câu 15: Số đôi chân ngực ở tôm sông, nhện nhà, châu chấu lần lượt là

A. 3, 4 và 5.

B. 4, 3 và 5.

C. 5, 3 và 4.

D. 5, 4 và 3.

Câu 16: Chân khớp nào có hại với con người

A. Tôm

B. Tép

C. Mọt hại gỗ

D. Ong mật

Đáp án

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: B

Câu 5: A

Câu 6: A

Câu 7: C

Câu 8: B

Câu 9: C

Câu 10: D

Câu 11: A

Câu 12: B

Câu 13: C

Câu 14: A

Câu 15: D

Câu 16: C

Với nội dung bài Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm chung, sự đa dạng và vai trò thực tiễn của chân khớp, ...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
25 6.531
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Sinh học 7

    Xem thêm