Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp từ những lí thuyết và câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

A. Lý thuyết Sinh học bài 38

I. ĐỜI SỐNG

- Ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng.

- Có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất

- Bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ

- Thở bằng phổi

- Trú đông trong các hang đất khô

- Là động vật biến nhiệt

- Sinh sản:

+ Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.

+ Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong).

+ Thằn lằn cái đẻ trứng (5 – 10 quả) vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.

+ Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi. Phát triển không qua biến thái.

II. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

1. Cấu tạo ngoài

Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa thích nghi

- Có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt: động lực chính của sự di chuyển

- Da khô có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

- Cổ dài có thể quay về các phía: phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, bắt mồi dễ dàng

- Mắt có mi cử động: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

- Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động vào màng nhĩ.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

2. Di chuyển

- Các bộ phận tham gia di chuyển là: thân, đuôi và 4 chi

- Khi di chuyển sang phải:

+ Thân uốn sang phải, đuôi uốn sang trái.

+ Chi trước bên phải cố định, chi sau bên trái di chuyển.

+ Chi trước bên trái cố định, chi sau bên phải chuyển lên phía trước

- Khi di chuyển sang trái thì ngược lại.

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn tì sát vào đất, uốn mình liên tục với sự hỗ trợ của chi trước và sau có vuốt con vật tiến lên lên phía trước.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 38

Câu 1: Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở

a. gần hô nước.

b. đầm nước lớn.

c. hang đất khô.

d. khu vực đất ẩm, mềm, xốp.

Đáp án: c

Câu 2: Yếu tố nào dưới đây không tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài?

a. Sự vận động của các vuốt sắc ở chân.

b. Sự co, duỗi của thân.

c. Sự vận động phối hợp của tứ chi.

d. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: d

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

a. Không có mi mắt thứ ba.

b. Không có đuôi.

c. Da khô, có vảy sừng bao bọc.

d. Vành tai lớn.

Đáp án: c

Câu 4: Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở

a. trong cát.

b. trong nước.

c. trong buồng trứng của con cái.

d. trong ống dẫn trứng của con cái.

Đáp án: d

Câu 5: Đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài

a. Thích phơi nắng, trú đông trong các hốc đất khô ráo

b. Bắt mồi về ban ngày

c. Sống và bắt mồi nơi khô ráo

d. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Thằn lằn bóng đuôi dài có đời sống:

- Sống và bắt mồi nơi khô ráo

- Bắt mồi về ban ngày

- Thích phơi nắng. Trú đông trong các hốc đất khô ráo

→ Đáp án d

Câu 6: Đặc điểm nào của thằn lằn có giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

a. Da khô có vảy sừng bao bọc

b. Mắt có mi cử động, có nước mắt

c. Có cổ dài

d. Màng nhĩ nằm trong hốc tai

Thằn lằn bóng đuôi dài da khô có vảy sừng bao bọc nên ngăn cản được sự thoát hơi nước của cơ thể.

→ Đáp án a

Câu 7: Cơ quan hô hấp của thằn lằn là

a. Mang

b. Da

c. Phổi

d. Da và phổi

Thằn lằn hô hấp hoàn toàn bằng phổi, khác với ếch hô hấp cả bằng da và phổi.

→ Đáp án c

Câu 8: Thằn lằn bóng đuôi dài là

a. Động vật biến nhiệt

b. Động vật hằng nhiệt

c. Động vật đẳng nhiệt

d. Không có nhiệt độ cơ thể

Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn là động vật biến nhiệt

→ Đáp án a

Câu 9: Thằn lằn đực có bao nhiêu cơ quan giao phối

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối

→ Đáp án b

Câu 10: Thằn lằn cái đẻ bao nhiêu trứng

a. 1 trứng

b. 2 trứng

c. 5 – 10 trứng

d. 15 – 20 trứng

Thằn lằn cái đẻ từ 5 – 10 trứng vào các hốc đất khô ráo.

→ Đáp án c

Câu 11: Đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài

a. Thụ tinh ngoài

b. Thụ tinh trong

c. Phân chia cơ thể

d. Kí sinh qua nhiều vật chủ

Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong)

→ Đáp án b

Câu 12: Các đặc điểm chứng tỏ sinh sản ở thằn lằn tiến bộ hơn ếch đồng

a. Thụ tinh trong

b. Trứng có vỏ dai

c. Phát triển trực tiếp không trải qua biến thái

d. Tất cả các đặc điểm trên

Sinh sản ở thằn lằn tiến bộ hơn ếch đồng:

- Thằn lằn thụ tinh trong chứ không thụ tinh ngoài như ếch đồng

- Trứng có vỏ dai, khác với vỏ đá vôi ở ếch đồng

- Phát triển trực tiếp chứ không trải qua biến thái như ếch đồng

→ Đáp án d

Câu 13: Các đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn

a. Da khô có vảy sừng, đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc

b. Cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ

c. Màng nhĩ nằm trong hốc tai

d. Tất cả các đặc điểm trên

Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.

→ Đáp án d

Câu 14: Thằn lằn di chuyển bằng cách

a. Thân và đuôi cử động liên tục

b. Thân và đuôi tỳ vào đất

c. Thân và đuôi tỳ vào đất, thân và đuôi cử động liên tục, chi trước và chi sau tác động vào đất

d. Chi trước và chi sau tác động vào đất

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

→ Đáp án c

Câu 15: Thằn lằn bóng đuôi dài là

a. Động vật biến nhiệt

b. Động vật hằng nhiệt

c. Động vật đẳng nhiệt

d. Không có nhiệt độ cơ thể

Đáp án a

Câu 16: Yếu tố nào dưới đây không tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài?

a. Sự vận động của các vuốt sắc ở chân.

b. Sự co, duỗi của thân.

c. Sự vận động phối hợp của tứ chi.

d. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Đáp án d

Câu 17: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

a. Không có mi mắt thứ ba.

b. Không có đuôi.

c. Da khô, có vảy sừng bao bọc.

d. Vành tai lớn.

Đáp án c

Câu 18: Thằn lằn di chuyển bằng cách

a. Thân và đuôi cử động liên tục

b. Thân và đuôi tỳ vào đất

c. Thân và đuôi tỳ vào đất, thân và đuôi cử động liên tục, chi trước và chi sau tác động vào đất

d. Chi trước và chi sau tác động vào đất

Đáp án c

Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây đúng khi nói về sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài?

a. Thụ tinh trong, đẻ con.

b. Thụ tinh trong, đẻ trứng.

c. Con đực không có cơ quan giao phối chính thức.

d. Ý a, b, c đều không đúng.

Đáp án b

Câu 20: Các đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn

a. Da khô có vảy sừng, đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc

b. Cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ

c. Màng nhĩ nằm trong hốc tai

d. Tất cả các đặc điểm trên

Đáp án d

Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài?

a. Vảy sừng xếp lớp.

b. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.

c. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt.

d. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

Đáp án c

Câu 22: Đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài

a. Thích phơi nắng, trú đông trong các hốc đất khô ráo

b. Bắt mồi về ban ngày

c. Sống và bắt mồi nơi khô ráo

d. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Đáp án d

Câu 23: Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?

a. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

b. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

c. Da khô và có vảy sừng bao bọc.

d. Bàn chân có móng vuốt.

Đáp án a

Câu 24: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài?

a. Hô hấp bằng phổi.

b. Có mi mắt thứ ba.

c. Nước tiểu đặc.

d. Tim hai ngăn.

Đáp án d

Câu 25: Các đặc điểm chứng tỏ sinh sản ở thằn lằn tiến bộ hơn ếch đồng

a. Thụ tinh trong

b. Trứng có vỏ dai

c. Phát triển trực tiếp không trải qua biến thái

d. Tất cả các đặc điểm trên

Đáp án d

Với nội dung bài Thằn lằn bóng đuôi dài, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về đời sống, cấu tạo ngoài và di chuyển của thằn lằn bóng đuôi...

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài . Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, ôn tập và củng cố thêm kiến thức được học về Chim bồ câu, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Sinh học 7 sắp tới. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu dưới đây được VnDoc sưu tầm: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm môn Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Tài liệu liên quan:

Đánh giá bài viết
23 11.772
Sắp xếp theo

Lý thuyết Sinh học 7

Xem thêm