Lý thuyết Tiếng Việt 4: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Lý thuyết Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 4: Tập đọc - Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Tập đọc - đọc hiểu trả lời câu hỏi hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

Lý thuyết Tiếng Việt 4: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

I. Hiểu bài

1. Từ khó

- Chóp bu: đứng đầu, cầm đầu (ý nhạo báng)

- Nặc nô: (đàn bà) hung dữ, táo tợn

2. Ý nghĩa bài học

Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh

3. Nội dung bài học

Câu 1: Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

Trả lời:

Trận địa mai phục của bọn nhện được bố trí vô cùng đáng sợ như sau:

- Bọn nhện chăng tơ kín các lối đi

- Bố trí nhện gác trong các khe đá với vẻ mặt hung dữ

- Sừng sững giữa lối đi có thêm một anh nhện gộc

Câu 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?

Trả lời:

Để làm bọn nhện phải sợ, Dế Mèn đã:

- Chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh chỉ nói chuyện với đứa cầm đầu “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện”

- Thấy nhện cái xuất hiện, dáng vẻ thì đanh đá, nặc nô. Dế Mèn ra oai bằng cách dùng hành động tỏ rõ sức mạnh của mình: quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách

Câu 3: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

Trả lời:

Để bọn nhện nhận ra lẽ phải, Dế Mèn đã nói rằng:

Các ngươi có của ăn của để. Béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?

Trong lời nói của mình, Dế Mèn vừa phân tích để bọn chúng nhận ra hành động xấu hổ và hèn hạ của mình lại vừa đưa ra lời dọa nạt để chúng phải nhanh chóng chấm dứt hành động của mình

- Phân tích cho bọn nhện thấy hành động hèn hạ của chúng: Bọn nhện thì giàu có, béo múp lại cứ đòi mãi món nợ bé tí tẹo, đã mấy đời của mẹ con Nhà Trò. Bọn nhện béo tốt, lại kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt

- Kết luận và đe dọa: Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?

Câu 4: Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số những danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?

Trả lời:

- Giải nghĩa các từ:

+ Võ sĩ: Người sống bằng nghề võ

+ Tráng sĩ: Người có sức mạnh, có chí khí mạnh mẽ, đi chiến đấu cho một sự nghiệp cao cả

+ Chiến sĩ: Người lính, người chiến đấu trong một đội ngũ

+ Hiệp sĩ: Người có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa

+ Dũng sĩ: Người có sức mạnh, dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn, nguy hiểm

+ Anh hùng: Người lập công trạng lớn đối với đất nước, dân tộc

- Từ đó ta thấy được danh hiệu phù hợp với Dế Mèn nhất là hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn có hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ kẻ yếu.

II. Hướng dẫn đọc diễn cảm

- Giọng đọc cần thể hiện sự khác biệt ở những câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời nói của Dế Mèn. Lời Dế Mèn cần đọc với giọng mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh.

- Chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng cảnh, từng chi tiết (Đoạn tả trận địa mai phục của bọn nhện đọc chậm với giọng căng thẳng, hồi hộp. Đoạn tả sự xuất hiện của nhện cái chúa trùm – nhanh hơn. Đoạn kết – hể hê). Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

>> Tham khảo: Trắc nghiệm bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Lý thuyết Tiếng Việt 4: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo). Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 132
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Tiếng Việt 4

    Xem thêm