Vật lý 6 bài 1: Đo độ dài

Lý thuyết Vật lý 6 bài 1: Đo độ dài tổng hợp các kiến thức về đo độ dài cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 1, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 1.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Vật lý 6 Bài 1

1. Đo độ dài là gì?

- Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị.

2. Đơn vị đo độ dài

- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước là là mét (kí hiệu: m).

Ngoài ra còn dùng:

  • Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).
1 km = 1000 m1 dam = 10 m1 hm = 100 m
  • Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).
1 dm = 0,1 m1 cm = 0,01 m1 mm = 0,001 m
  • Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)
1 inh = 2,54 cm1 dặm = 1609 m

- Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.

3. Đo độ dài

Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…

Lý thuyết vật lý lớp 6

Lý thuyết vật lý lớp 6

Mọi thước đo độ dài đều có:

- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

  • Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

4. Đo độ dài bằng thước

- Để đo độ dài bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo.
  • Bước 2: Chọn thước đo có độ chia thích hợp.
  • Bước 3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch 0 của thước ngang với một đầu của vật.
  • Bước 4: Đọc giá trị độ dài của vật theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của vật.
  • Bước 5: Ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của thước.

B. Phương pháp giải bài tập Vật lý 6 bài 1

Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo

- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.

- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:

+ Xác định đơn vị đo của thước.

+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

+ ĐCNN =Lý thuyết vật lý lớp 6 (có đơn vị như đơn vị ghi trên thước)

Ví dụ: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì GHĐ = 3 cm và ĐCNN =Lý thuyết vật lý lớp 6

C. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 1

Câu 1. Chọn phương án SAI. Người ta sử dụng đơn vị đo độ dài là

A. Mét

B. Kilômét

C. Mét khối

D. Đềximét

Câu 2: Trước khi đo độ dài của một vật, càn phải ước lượng độ dài cần đo để

A. Chọn dụng cụ đo thích hợp.

B. Chọn thước đo thích hợp.

C. Đo chiều dài cho chính xác.

D. Có cách đặt mắt cho đúng cách.

Câu 3: Một bàn học cá nhân dài khoảng 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?

A. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

B. Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm.

C. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.

Câu 4: Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dài này, nên chọn thước nào?

A. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

B. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.

C. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

D. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm.

Câu 5: Trang cuối cùng của SGK Vật lí 6 có ghi: “khổ 17 x 24 cm”, các con số đó có nghĩa là gì?

A. Chiều dài của sách bằng 17cm x 24 cm= 408cm2

B. Chiều dài của sách bằng 17cm và chiều rộng bằng 24cm

C. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều rộng 17cm

D. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm

Câu 6: Điền số thích hợp: 7,5 km = ……. m = …… dm

A. 750; 7500.

B. 75000; 750.

C. 7500; 75000.

D. 75000; 750000.

Câu 7: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ….. với cạnh thước ở đầu kia của vật.

A. Ngang bằng

B. Vuông góc

C. Dọc theo

D. Gần nhất

Câu 8: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm

B. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm

D. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5 mm

Câu 9: Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,5cm. Khi đo chiều dài này, nên chọn

A. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm.

B. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

C. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

D. Thước có GHĐ 10cm và ĐCNN 1cm.

Câu 10: Muốn đo độ dài cuốn SGK Vật lí 6 một cách thuận lợi nhất nên dùng?

A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.

B. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

C. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.

D. Thước có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm

Câu 11: Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm. Học sinh này đã dùng

A. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.

B. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.

C. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm.

Câu 12: Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của một cái cột nhà hình trụ, người ta

A. Chỉ cần một thước thẳng.

B. Cần ít nhất hai thước dây.

C. Cần ít nhất một thước dây, một thước thẳng.

D. Chỉ cần một thước dây.

Câu 13: Cách ghi kết quả đo nào sau đây là đúng?

A. Chỉ cần kết quả đo không chia hết cho ĐCNN của dụng cụ đo.

B. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo và chia hết cho ĐCNN

C. Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.

D. Chỉ cần chữ số cuối cùng của đơn vị đo cùng đơn vị với GHĐ của dụ cụng đo và chia hết cho ĐCNN.

Câu 14: Khi đo độ dài người ta dung dụng cụ gì?
A. Nhiệt kế

B. Cân

C. Bình chia độ

D. Thước đo độ dài

Câu 15: Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?

A. Giá trị cuối cùng ghi trên thước

B. Giá trị nhỏ nhất ghi trên thước

C. Độ dài 2 vạch chia liên tiếp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: “Khi đo độ dài cần đặt sao cho một đầu của vật … vạch số của thước”- Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. Ngang bằng với

B. Thụt vào so với

C. Vuông góc với

D. Chéo với

Câu 17: Một bạn học sinh dùng thước đo độ dài có độ chia nhỏ nhất là 2cm, để đo chiều dài của lớp học. Trong các cách ghi sau, cách ghi nào đúng?

A. 8 m

B. 800 cm

C. 80 dm

D. 0.8 km

Câu 18: 3 km thì bằng bao nhiêu dm?

A. 3000 dm

B. 300 dm

C. 30 dm

D. 30000 dm

Câu 19: “Khi đo độ dài cần chọn thước có … thích hợp.” Điền từ thích học hợp ô trống

A. Độ chia nhỏ nhất

B. Vạch chia

C. Độ chia

D. Hình dạng

Câu 20: Cách đặt thước đo đúng:

A. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên phải một đầu cần đo.

B. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.

C. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 vuông góc với một đầu của vật.

D. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên trái một đầu cần đo.

Câu 21: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Độ chia nhỏ nhất là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.

B. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

C. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1 mm.

D. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa 2 vạch có in số liên tiếp trên thước.

Câu 22: Chiều dài của một chiếc bàn cho 2 học sinh ngồi là bao nhiêu?

A. 10m

B. 20 cm

C. 2km

D. 1,2m

Câu 23: Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của cái cột nhà hình trụ, người ta cần:

A. Thước thẳng

B. Thước dây

C. Cần ít nhất 2 thước dây

D. Cần ít nhất 1 thước thẳng, 1 thước dây

Câu 24: Trong số các thước sau, thước nào thích hợp đo chiều dài của sân trường?

A. Thước dây có giới hạn đo 8m, độ chia nhỏ nhất 5cm.

B. Thước thẳng có giới hạn đo là 1m, độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

C. Thước thẳng có giới hạn đo 100 cm, độ chia nhỏ nhất là 1 cm.

D. Thước cuộn có giới hạn đo 10 cm. Độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Câu 25: Điền số thích hợp: 6,5km = ........ m = ......... dm

A. 6500; 65000

B. 65000; 650000

C. 650; 6500

D. 65000; 650

Câu 26: Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m. Dùng thước nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?

A. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm

B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm

C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm

D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm

Câu 27: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là:

A. Đềximét (dm)

B. Mét (m)

C. Xentimét (cm)

D. Milimét (mm)

Đáp án

1. C, 2. B, 3. A, 4. B, 5. C, 6. C, 7. A, 8. D, 9. A ,10. D, 11. C, 12. B, 13. D, 14. D, 15. C, 16. A, 17. A, 18. D, 19. A, 20. D, 21. B, 22. D, 23. D, 24. A , 25. A , 26. A, 27. B

----------------------------------------

Với nội dung bài Vật lý 6 bài 1: Đo độ dài các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và cách tính độ dài trong học tập và thực tế...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Vật lý 6 bài 1: Đo độ dài. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
63 19.999
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 6

    Xem thêm