Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 25

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt

Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 1

Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 kèm đáp án

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 8 môn Vật lý

I - NGUYÊN LÝ TRUYỀN NHIỆT

Khi có 2 vật truyền nhiệt (trao đổi nhiệt) cho nhau thì:

- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.

- Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.

II - PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT

Qtỏa ra = Qthu vào

Trong đó:

+ Qtỏa ra: tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra

+ Qthu vào: tổng nhiệt lượng của các vật thu vào

III - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8

Bài 1: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:

A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C.

C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.

Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật như nhau thì dừng lại

⇒ Đáp án A

Bài 2: Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?

A. Qtỏa + Qthu = 0

B. Qtỏa = Qthu

C. Qtỏa.Qthu = 0

D. Qtoa/ Qthu = 0

⇒ Đáp án B

Bài 3: Đổ 5 lít nước ở 20°C vào 3 lít nước ở 45°C. Nhiệt độ khi cân bằng là:

A. 2,94°C

B. 293,75°C

C. 29,36°C

D. 29,4°C

Lời giải:

m1 = 5 lít nước = 5 kg, m2 = 3 lít nước = 3 kg, t1 = 20°C, t2 = 45°C

- Gọi nhiệt độ khi cân bằng là t

- Nhiệt lượng thu vào của 5 lít nước là: Q1 = m1c.(t – t1)

- Nhiệt lượng thu vào của 3 lít nước là: Q2 = m2c.(t2 – t)

- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:

Q1 = Q2 ⇔ m1c.(t – t1) = m2c.(t2 – t)

⇔ m1.(t – t1) = m2.(t2 – t)

⇔ 5.(t – 20) = 3.(45 – t)

⇔ t = 29,375 ≈ 29,4°C

⇒ Đáp án D

Bài 4: Điều nào sau đây đúng với nguyên lý truyền nhiệt:

A. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

B. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng cao hơn sang vật có nhiệt dung riêng thấp hơn.

D. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt dung riêng thấp hơn sang vật có có nhiệt dung riêng cao hơn.

Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

⇒ Đáp án B

Bài 5: Thả một miếng thép 2 kg đang ở nhiệt độ 345°C vào một bình đựng 3 lít nước. Sau khi cân bằng nhiệt độ cuối cùng là 30°C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt qua môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép, nước lần lượt là 460 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là:

A. 7°C

B. 17°C

C. 27°C

D. 37°C

Lời giải:

3 lít nước = 3 kg

Gọi nhiệt độ ban đầu của nước là t0

- Nhiệt lượng của miếng thép tỏa ra là:

Q1 = m1c1Δt1 = 2.460.(345 – 30) = 289800 J

- Nhiệt lượng mà nước thu vào là:

Q2 = m2c2Δt2 = 3.4200.(30 – t0)

- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 ⇔ 289900 = 3.4200.(30 – t0)

⇒ t0 = 7°C

⇒ Đáp án A

Bài 6: Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15 kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25°C. Coi quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là 800 J/kg.K, 4200 J/kg.K. Khối lượng của nước là:

A. 0,47 g

B. 0,471 kg

C. 2 kg

D. 2 g

⇒ Đáp án B

Bài 7: Người ta muốn pha nước tắm với nhiệt độ 38°C. Phải pha thêm bao nhiêu lít nước sôi vào 15 lít nước lạnh ở 24°C?

A. 2,5 lít

B. 3,38 lít

C. 4,2 lít

D. 5 lít

Lời giải:

15 lít nước = 15 kg

Nhiệt độ cân bằng của nước pha là t = 38°C

Nhiệt lượng mà nước sôi tỏa ra là: Q1 = m1c(t1 – t)

Nhiệt lượng mà 15 lít nước lạnh nhận được là: Q2 = m2c(t – t2)

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

Q1 = Q2 ⇔ m1c(t1 – t) = m2c(t – t2)

⇔ m1(t1 – t) = m2(t – t2)

⇔ m1.(100 – 38) = 15.(38 – 24)

⇔ m1 = 3,38 kg

⇒ Đáp án B

Bài 8: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền nhiệt dừng lại khi:

A. một vật đạt nhiệt độ 0oC

B. nhiệt độ hai vật bằng nhau.

C. nhiệt năng hai vật bằng nhau.

D. nhiệt dung riêng hai vật bằng nhau.

Lời giải:

Ta có: Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.

⇒ Đáp án B

Bài 9: Đổ 5 lít nước ở 20oC vào 3 lít nước ở 45oC. Nhiệt độ khi cân bằng là:

A. 2,94oC

B. 293,75oC

C. 29,36oC

D. 29,4oC

⇒ Đáp án D

Bài 10: Một học sinh thả 300g chì ở 100oC vào 250g nước ở 60oC. Biết nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt độ khi cân bằng là:

A. 61oC

B. 68oC

C. 75oC

D. 82oC

⇒ Đáp án A

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 8 bài 25. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 8, Giải bài tập môn Vật lý lớp 8, Giải vở bài tập Vật Lý 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
3 2.359
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 8

    Xem thêm