Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 24

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

I - TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA

- Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm giống nhau

- Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

- Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.

Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.

II - QUY TẮC NẮM TAY PHẢI

Để xác định một cách thuận tiện chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện, ta sử dụng quy tắc nắm tay phải:

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

III - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 9

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường sức từ của dòng điện trong ống dây?

A. Dạng đường sức từ giống dạng đường sức từ của nam châm thẳng.

B. Chiều của đường sức từ bên ngoài ống dây xác định theo quy tắc nắm bàn tay phải.

C. Các đường sức từ có thể cắt nhau.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cực từ của ống dây có dòng điện chạy qua?

A. Đầu có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.

B. Đầu có tác đường sức từ đi vào là cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc.

C. Hai đầu của ống dây đều là cực Bắc.

D. Hai đầu của ống dây đều là cực Nam.

Đáp án: A

Câu 3: Khi đặt một nam châm thẳng gần ống dây, hiện tượng gi sẽ xảy ra?

A. Chúng luôn hút nhau.

B. Chúng luôn đẩy nhau.

C. Chúng không tương tác gì với nhau nếu trong ống dây không có dòng điện.

D. Trong mọi điều kiện chúng không bao giờ tương tác nhau.

Đáp án: C

Câu 4: Xét về phương diện từ, tại sao có thể coi một ống dây có dòng điện chạy qua tương đương với một nam châm thẳng?

A. Vì dạng từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua giống dạng từ phổ của nam châm thẳng.

B. Vì ống dây có dòng điện chạy qua có thể hút hoặc đẩy thanh nam châm đặt gần nó.

C. Vì khi hai ống dây có dòng điện chạy qua đặt gần nhau, chúng có thể hút hoặc đẩy nhau.

D. Cả ba lí giải trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 5: Quy tắc nắm bàn tay phải dùng để

A. Xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng.

B. Xác định chiều đường sức từ của một dây dẫn có hình dạng bất kì có dòng điện chạy qua.

C. Xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Đáp án: C

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của quy tắc nắm bàn tay phải?

A. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

B. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây.

C. Nắm ống dây bằng tay phải khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

D. Nắm ống dây bằng tay phải khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

Đáp án: A

Câu 7: Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì?

A. Là những đường thẳng song song, cách điều nhau và vuông góc với trục của ống dây.

B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.

C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.

D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.

Đáp án: D

Câu 8: Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng?

A. Vì ống dây cũng có tác dụng lực từ lên kim nam châm.

B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt.

C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm.

D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm.

Đáp án: C

Câu 9: Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?

A. Chiều của dòng điện trong ống dây.

B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử.

C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây.

D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.

Đáp án: D

Câu 10: Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Quy tắc bàn tay phải.

B. Quy tắc bàn tay trái.

C. Quy tắc nắm tay phải.

D. Quy tắc nắm tay trái.

Đáp án: C

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 24. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 3.604
Sắp xếp theo

Lý thuyết Vật lí 9

Xem thêm