Vật lý 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Vật lý 9 bài 31 giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng trả lời câu hỏi dễ dàng hơn.

A. Lý thuyết Vật lý 9 bài 31

I - CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐINAMÔ Ở XE ĐẠP

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

- Cấu tạo: Nam châm và cuộn dây dẫn

- Hoạt động: Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện trong cuộn dây làm đèn sáng.

II - DÙNG NAM CHÂM ĐỂ TẠO RA DÒNG ĐIỆN

1. Dùng nam châm vĩnh cửu

Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại

2. Dùng nam châm điện

Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.

III - HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

- Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn theo 2 chiều xác định.

B. Giải bài tập Vật lý 9 bài 31

C. Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 31

Câu 1: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm

A. Nam châm và cuộn dây dẫn

B. Điện tích và cuộn dây dẫn

C. Nam châm và điện tích

D. Nam châm điện và điện tích

Câu 2: Nếu giữ nam châm đứng yên và dịch chuyển một đầu cuộn dây dẫn lại gần rồi ra xa nam châm thì đèn có sáng không?​

A. Không.

B. Có.

Câu 3: Một khung dây kín chuyển động trong từ trường đều, khung dây chuyển động song song với các đường sức từ

A. dòng điện trong khung dây càng lớn khi khung vừa quay vừa chuyển động với vận tốc cao.

B. dòng điện trong khung dây không xuất hiện.

C. dòng điện trong khung dây càng lớn khi dùng lực càng mạnh làm biến dạng khung dây.

D. dòng điện trong khung dây càng lớn khi khung dây chuyển động càng nhanh.

Câu 4: Một mạch kín chuyển động song song với đường sức từ của một từ trường đều. Dòng điện cảm ứng trong mạch

A. có giá trị phụ thuộc vào hình dạng của mạch.

B. có giá trị bằng không.

C. có giá trị phụ thuộc vào diện tích của mạch.

D. có giá trị phụ thuộc vào độ lớn của từ trường.

Câu 5: Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong hoạt động của

A. nam châm điện.

B. động cơ điện một chiều.

C. bàn là điện.

D. bếp điện.

Câu 6: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?

A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín

B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín

D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu

Câu 7: Hiện tượng cảm ứng điện từ không xuất hiện trong ống dây dẫn kín khi

A. cùng di chuyển ống dây và thanh nam châm về một phía với cùng vận tốc

B. di chuyển một thanh nam châm lại gần hoặc ra xa ống dây.

C. di chuyển ống dây lại gần hoặc ra xa thanh nam châm.

D. di chuyển ống dây và thanh nam châm về hai phía ngược chiều nhau.

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay

C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy 

Câu 9: Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng. Đưa nó đến các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm.

A. Kim nam châm luôn chỉ hướng Nam- Bắc

B. Kim nam châm không thay đổi hướng.

C. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc

D. Kim nam châm mất từ tính.

Câu 10: Nếu có một kim nam châm và một trục nhọn thẳng đứng, thì em làm cách nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không? Chọn phương án đúng trong các phương án sau.

A. Đặt dây dẫn vuông góc với kim nam châm xem kim nam châm có bị lệch không.

B. Đưa kim nam châm đặt trên trục nhọn rồi đặt lại gần dây dẫn AB xem nó có bị lệch khỏi hướng ban đầu không.

C. Đưa kim nam châm lên trục nhọn rồi đặt ra xa dây dẫn A

D. Chỉ đưa trục nhọn đến gần dây dẫn xem trục nhọn có bị phóng điện không.

-------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 31. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
3 5.914
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 9

    Xem thêm