Vật lý 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Vật lý 9 bài 34, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, vận dụng trả lời câu hỏi nhanh chóng và dễ dàng. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Vật lý 9 bài 34

I - CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.

- Có hai loại máy phát điện xoay chiều:

+ Loại 1: Khung dây quay (Rôto) thì có thêm bộ góp (hai vành khuyên nối với hai đầu dây, hai vành khuyên tì lên hai thanh quét, khi khung dây quay thì vành khuyên quay còn thanh quét đứng yên). Loại này chỉ khác động cơ điện một chiều ở bộ góp (cổ góp). Ở máy phát điện một chiều là hai bán khuyên tì lên hai thanh quét.

+ Loại 2: Nam châm quay (nam châm này là nam châm điện): Rôto

- Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto.

- Máy phát điện quay càng nhanh thì HĐT ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta là 50Hz.

II - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU TRONG KĨ THUẬT

1. Đặc tính kĩ thuật

- Máy phát điện trong công nghiệp có thể cho dòng điện có cường độ 10kA và hiệu điện thế xoay chiều 10,5kV

Trong các máy này, các cuộn dây là stato, còn roto là nam châm điện mạnh.

- Ở Việt Nam, các máy cung cấp điện có tần số 50Hz cho lưới điện quốc gia.

2. Cách làm quay máy phát điện

Trong kĩ thuật có nhiều cách làm quay roto của máy phát điện như: dùng động cơ nổ, dùng tuabin nước, dùng cánh quạt gió.

B. Giải bài tập Vật lý 9 bài 34

C. Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 34

Câu 1: Thông tin nào dưới đây là đúng khi so sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của điamô xe đạp và các máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp?

A. Đều có hai bộ phận chính là nam châm để tạo ra từ trường và cuộn dây để tạo ra dòng điện. Một trong hai bộ phận đứng yên, bộ phần còn lại quay.

B. Điamô xe đạp có kích thước nhỏ, cho một hiệu điện thế nhỏ và tạo ra một dòng điện có công suất nhỏ, trong khi đó máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp có kích thước lớn, có thể cho một hiệu điện thế lớn hơn và tạo ra một dòng điện có công suất lớn hơn.

C. Điamô xe đạp chỉ gắn trên xe đạp còn máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp có thể sử dụng ở nhiều nơi khác nhau.

D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 2: Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

A. Nam châm vĩnh cửu.

B. Cuộn dây dẫn và nam châm.

C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối hai cực của nam châm.

D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt.

Đáp án: B

Câu 3: Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây luôn tăng.

B. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luôn luôn tăng.

C. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

D. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây không biến đổi.

Đáp án: C

Câu 4: Bộ góp của máy phát điện xoay chiều gồm những chi tiết chính nào?

A. Hai vành bán khuyên và hai chổi quét.

B. Hai vành khuyên và hai chổi quét.

C. Một vành bán khuyên, một vành khuyên và hai chổi quét.

D. Chỉ có hai vành khuyên.

Đáp án: B

Câu 5: Trên thực tế, người ta làm rôto của máy phát điện xoay chiều quay bằng cách nào?

A. Dùng động cơ nổ.

B. Dùng tua bin nước.

C. Dùng cánh quạt gió.

D. Các cách A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 6: Hãy tìm hiểu và cho biết ở Việt Nam các máy phát điện lớn trong lưới điện quốc gia có tần số bao nhiêu?

A. Tần số 100Hz.

B. Tần số 75Hz.

C. Tần số 50Hz.

D. Tần số 25Hz.

Đáp án: C

Câu 7: Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 8: Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.

A. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện.

C. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường.

D. Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu.

Đáp án: A

Câu 9: Máy phát điện công nghiệp cho dòng điện có cường độ:

A. 1 kA

B. 1 A

C. 10 kA

D. 100 kA

Đáp án: C

Câu 10: Chọn phát biểu đúng

A. Bộ phận đứng yên gọi là roto.

B. Bộ phận quay gọi là stato.

C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều.

D. Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ.

Đáp án: C

Ngoài Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 34, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật để có sự chuẩn bị tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Đánh giá bài viết
1 4.477
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 9

    Xem thêm