Mẫu bảng lương tính thuế thu nhập cá nhân 2024

Mẫu bảng lương tính thuế thu nhập cá nhân 2024 là biểu mẫu tính thuế theo biểu lũy tiến. Nếu chưa biết cách lập bảng lương có công thức tính thuế thu nhập cá nhân các bạn có thể tham khảo mẫu file excel tính lương trong bài viết sau đây của VnDoc.

1. File excel cách tính thuế thu nhập cá nhân 2020

1.1 Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:

(1) Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất

Trong đó:

(2) Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế được tính như sau:

(3) Thu nhập chịu thuế

=

Tổng thu nhập

-

Các khoản được miễn

* Các bước tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau đây:

  • Bước 1. Tính tổng thu nhập chịu thuế
  • Bước 2. Tính các khoản được miễn
  • Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)
  • Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ
  • Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)
  • Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).

Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp (bước 6) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì người nộp thuế áp dụng phương pháp Biểu lũy tiến từng phần (áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động trên 03 tháng).

1.2. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân

* Thuế suất Biểu thuế lũy tiến từng phần

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

* Phương pháp tính thuế rút gọn

Để thuận tiện cho việc tính toán, nên áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân 2020 trong file tải về

Ví dụ: Ông A có thu nhập từ tiền lương trong tháng 12/2019 là 50 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp. Ông A nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng 01/2020 như sau:

Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế của ông A là 50 triệu đồng.

Bước 2: Tính các khoản giảm trừ

Ông A được giảm trừ các khoản sau:

- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 09 triệu đồng

- Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 3.6 × 2 = 7.2 triệu đồng

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 50 triệu đồng × (8% + 1,5% + 1%) = 5.25 triệu đồng

Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 09 + 7.2 + 5.25 = 21,45 triệu đồng

Bước 3. Tính thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế của Ông A là: 50 - 21,45 = 28.55 triệu đồng

Bước 4. Tính số thuế phải nộp

Tính số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:

Thu nhập tính thuế trong tháng 28.55 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

28.55 × 20% - 1,65 = 4,06 triệu đồng.

Như vậy, số thuế ông A tạm nộp trong tháng 12/2019 là 4,06 triệu đồng.

2. Mẫu bảng lương tính thuế thu nhập cá nhân 2019

Kế toán tiền lương là một công việc khá phức tạp, và có thể nói chưa có phần mềm kế toán nào đủ mạnh để giải quyết được hết các yêu cầu của nội dung này. Trên thực tế, các đơn vị thông qua công cụ excel để quản lý tiền lương hiệu quả hơn. Tuỳ vào nhu cầu của mình, kế toán sẽ xây dựng bảng tính với các dòng, cột phù hợp vì mục đích thanh toán lương, kê khai thuế TNCN hàng tháng, quý, hay quyết toán thuế TNCN.

Trong bài này, VnDoc xin gợi ý một mẫu bảng tính excel tính lương có cả công thức tính thuế thu nhập cá nhân để các bạn sử dụng thuận tiện hơn trong công việc.

Mẫu bảng lương excel tính thuế TNCN

Mẫu bảng lương tính thuế thu nhập cá nhân

Bạn nào chưa biết cách tính thuế theo biểu lũy tiến hoặc chưa biết lập công thức trên Excel thì tải file dưới về tham khảo. File Excel dưới đây là bảng lương, các bạn có thể thêm bớt cột thỏa mái nhưng cột " thuế TNCN phải nộp" thì không nên sửa. File chỉ là mẫu để tham khảo. Chúc các bạn thành công.

Đánh giá bài viết
1 12.920
Sắp xếp theo

Thuế - Kế toán - Kiểm toán

Xem thêm