Mẹo giữ ấm cho cơ thể tốt nhất vào mùa Đông

Mẹo giữ ấm cho cơ thể tốt nhất vào mùa Đông

Mùa đông là thời gian khó khăn nhất cho những người bị chứng máu lưu thông kém. Cái lạnh làm cho các động mạch đưa máu từ tim chúng ta đi nuôi cơ thể bị thu nhỏ lại. Đó là lý do tại sao nhiều người phải chịu khổ hơn vào thời điểm này trong năm. Một số mẹo rất hữu ích sau đây sẽ giúp bạn giữ ấm cho cơ thể tốt nhất trong mùa đông giá rét như thế này.

Mẹo hay giúp trị cước chân tay vào mùa đông

Cách chữa bệnh chân tay lạnh mùa đông hiệu quả

Tuyệt chiêu chữa môi khô, nứt nẻ mùa lạnh

Trước cái rét thấu da khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10ºC như mấy ngày qua, nhiều gia đình đã phải sử dụng đến điều hòa và quạt sưởi khi đi ngủ. Ấm thì ấm thật nhưng không ít người cảm thấy khó thở và chịu chứng da khô nẻ vì những thiết bị điện làm ấm phòng này.

Bí quyết giữ ấm vào mùa đông

Sử dụng chăn lông

Chăn lông mềm, có tính chất giữ nhiệt nên không có cảm giác giá buốt khi chạm vào. Chính vì đặc điểm này nên nhiều người đã sử dụng chăn lông vừa để đắp, vừa để trải giường rất hiệu quả. Với thời tiết 9 – 10 độ như mấy ngày qua, bạn chỉ cần trải một chiếc chăn lông ở dưới, phía trên thêm một chiếc chăn lông nhẹ cùng chiếc chăn lông vũ thì bạn không cần phải sử dụng đến điều hòa hay quạt sưởi mà lúc nào cũng ấm áp.

Mặc ấm

Ở nhà bạn vẫn nên mặc ấm. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều bộ quần áo mặc ở nhà bằng chất liệu len, mút, nỉ, lông, bông... rất thích hợp để mặc vào mùa đông này.

Mẹo giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông

Ăn những thức ăn "giữ nhiệt"

Ngoài việc mặc ấm, việc ăn uống khoa học, hợp lý cũng giúp bạn chống lại cái lạnh trong mùa đông giá rét này. Theo các bác sĩ đông y, mùa đông các thức ăn cần ăn uống nóng để cung cấp nhiệt và giúp cơ thể giữ nhiệt, tăng khả năng chịu rét cho cơ thể.

Bác sĩ đông y Nguyễn Ngọc Phái cho biết: Trong Đông y có ngũ vị (chua, đắng, ngọt, mặn, cay). Vị chua (cam quýt, ô mai, dưa muối...) ăn ở mức vừa phải sẽ giúp giảm tiểu tiện mùa đông, giữ mồ hôi, ngừa tiêu chảy... Vị đắng trong những món ăn giàu chất kiềm sẽ bổ tâm, tiêu viêm, giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản.

Vị ngọt (đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt...) cung cấp nhiệt năng giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh, nhưng không ăn quá nhiều vì dễ béo phì, giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày và tim, thận. Vị mặn trong thực phẩm (rau câu, sứa, rau tảo...) giúp bổ thận, nhưng không lạm dụng vì dễ tổn hại đến tạng tâm, tì.

Vị cay (tính nhiệt trong gia vị hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, hành tây, cà ri...) giúp trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngừa cảm lạnh, cúm. Nếu cho các gia vị vào món canh khi bay hơi sẽ giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.

Có một số thực phẩm rất tốt khi ăn trong mùa lạnh như thịt chó, thịt dê, thịt hươu. Các thực phẩm này có tác dụng bổ dưỡng, hoạt huyết, giúp chống lạnh, tăng trao đổi chất và bài tiết... Thịt chó có công hiệu dương tán hàn, rất tốt cho người chân tay lạnh giá, tiểu đêm... Thịt dê làm ấm cơ thể, kiện lực, chống lại giá rét, mất sức khi trời lạnh... Nhưng đặc biệt lưu ý là người bị nhiệt nóng trong người, bị cúm, viêm trực tràng cấp tính, huyết áp cao không nên ăn loại thực phẩm này.

Hải sản giàu i ốt như rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến và các loại hạt có dầu như sữa, ngô thúc đẩy sinh nhiệt, giúp nâng cao khả năng chịu rét, chống giá rét. Mùa đông ngủ nhiều, hoạt động ít, ăn nhiều đồ có dầu mỡ, năng lượng nên "hỏa vượng". Do đó ăn chút thực phẩm có tính hàn như cua, ốc... hay dưa, củ cải giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì.

Thực phẩm giàu protein, carbohydrates và chất béo là lựa chọn đầu tiên giúp bạn chống rét. Tuy nhiên theo bác sĩ Phái, không nên lạm dụng quá nhiều rượu ngon, thịt béo, cao lương mỹ vị vì dễ sinh bệnh, dễ tăng cholesterol, gây xơ vữa động mạch, dẫn tới các bệnh lý cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não... với tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao. Do vậy, chế độ ăn hợp lý nhất nên ít thịt, nhiều ngũ cốc, rau quả tự nhiên để trung hòa được các vị.

Những bộ phận trên cơ thể đặc biệt phải giữ ấm trong mùa đông

Hai bàn chân

Mẹo giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông

Thường xuyên đi tất để giữ ấm chân. Loại tất xù là lựa chọn tốt nhất cho mùa đông giá rét này. Để đảm bảo sức khỏe cho mùa đông giá lạnh này thì việc chăm sóc cho đôi chân là rất cần thiết. Massage chân để đảm bảo sự lưu thông các mạch máu trong cơ thể, giúp cơ thể có khả năng chống lại giá rét.

Chân lạnh, toàn thân cũng sẽ lạnh. Bạn nên ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu và làm toàn thân ấm lên nhanh chóng. Mỗi lần ngâm chân 20 phút bằng nước ấm và xoa bóp bấm huyệt cho bàn chân để đả thông kinh mạch. Ngoài ra, đừng quên đi tất khi trời lạnh (tất phải thoáng khí, thấm mồ hôi tốt nhé).

Eo hông

Nếu phần eo hông bị lạnh, nó sẽ "nổi dậy" và gây ra những cơn rối loạn kinh nguyệt, thống kinh ở nữ giới và yếu sinh lý ở nam giới. Chính vì vậy, bạn đừng quên mặc áo dài qua vùng eo khi trời lạnh. Bình thường, bạn có thể chà sát hai tay vào nhau để tay ấm lên rồi xoa bóp quanh vùng eo. Mỗi ngày xoa bóp hai lượt vào buổi sáng và tối, mỗi lượt xoa vòng quanh khoảng 50 lần.

Đầu

Mẹo giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông

Phần đầu luôn là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, chỉ cần phần đầu bị lạnh, bạn sẽ dễ bị cảm cúm, chảy nước mũi, đau đầu, đau răng hoặc đau mỏi các dây thần kinh, tê bì chân tay. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người không đội mũ vào thời tiết lạnh sẽ làm mất đi 30% tổng nhiệt lượng của cơ thể. Khi nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 4 độ thì lượng nhiệt mất đi là 60%. Khi cảm thấy nóng và toát mồ hôi, bạn cũng không nên bỏ ngay mũ ra mà hãy tới một chỗ nào đó ấm áp và cởi mũ, như vậy bạn sẽ không bị cảm lạnh bất ngờ. Ngoài ra, mỗi ngày đều chải đầu nhiều lần để lợi cho việc tuần hoàn khí huyết.

Cổ

Phần cổ có dây thanh quản, yết hầu, nên bạn nhất định phải bảo vệ chúng khỏi những cơn gió rét bằng khăn ấm... Chỉ cần cổ lạnh bạn sẽ bị đau họng, mất tiếng...

Đầu gối

Đầu gối nhiễm lạnh dẫn đến sự co lại của huyết quản, cơ và các khớp, gây đau mỏi. Để bảo vệ đầu gối, bạn nên mặc những loại quần có lông ấm bên trong và không hoạt động quá sức. Hãy nhớ thường xuyên xoa bóp đầu gối và giữ ấm cho đầu gối ngay cả khi ngồi phòng điều hòa mát lạnh vào mùa hè.

Tai

Tai có diện tích nhỏ nhưng lại rất dễ tỏa nhiệt ra ngoài. Vành tai mỏng nên khi bị lạnh sẽ rất dễ bị sưng tấy, rát. Trời lạnh, khi đi ra ngoài, bạn hãy đeo bịt tai để bảo vệ đôi tai của mình. Khi bạn từ nơi lạnh vào ngồi trong phòng ấm, hãy lấy tay xoa hai tai để tai được ấm lên nhanh chóng. Nếu trời quá lạnh, hãy nhớ nhẹ nhàng xoa tai từ 5-10 phút mỗi buổi sáng, trưa và tối.

Mẹo giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông

Mũi

Mũi quá khô kéo theo dịch trong mũi ít, mao mạch dễ bị vỡ gây nên chảy máu mũi hoặc chức năng của mũi giảm, dẫn đến nhiều vi khuẩn lọt vào trong phổi khiến việc hô hấp trở nên khó khăn. Khi trời lạnh, ngày nào bạn cũng nên mát xa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi, dùng hai ngón tay cái vuốt dọc sống mũi, mỗi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ làm một lần để tuần hoàn máu của mũi được tốt hơn và nâng cao khả năng chống lạnh.

Lưng

Để tránh các bệnh về phổi, bạn không được để lưng nhiễm lạnh bằng cách mặc áo may ô dầy hoặc áo giữ nhiệt về mùa lạnh, đặc biệt không nên vì đẹp mà mặc những chiếc váy hở lưng giữa tiết trời lạnh giá.

Đánh giá bài viết
1 529
Sắp xếp theo