Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mùa xuân nho nhỏ

Lý thuyết Ngữ văn 9: Mùa xuân nho nhỏ tổng hợp những thông tin cơ bản về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ như tác giả, tác phẩm... được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh tham khảo để học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

I. Tìm hiểu chung tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

1. Tác giả Thanh Hải

a. Tiểu sử nhà thơ Thanh Hải

Thanh Hải (1930 - 1980), tên thật Phạm Bá Ngoãn, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Khi Thanh Hải 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng ở huyện Hương Thủy làm chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên Huế.

Ông đã từng làm Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên. Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

b. Sự nghiệp sáng tác và những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Thanh Hải

Trong suốt thời gian 50 năm cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải có tất cả cho mình là 5 tập thơ gồm: Ánh mắt (1956); Người đồng chí trung kiên (1962); Huế mùa xuân (tập 1, tập 2 1970 – 1972); Mùa xuân nho nhỏ (1980).

Với những đóng góp của mình cho nền văn học của nước nhà ông đã được nhà nước phong tặng một số giải thưởng như: Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965 và giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2000.

Bên cạnh tập những đồng chí trung kiên, nhà thơ Thanh Hải còn viết về những hình ảnh của những người phụ nữ yêu nước. Đó là những hình ảnh người mẹ, người vợ, những cô thanh niên xung phong, những người em giao liên,…

Nhà thơ Thanh Hải ra đi vào ngày 15 tháng 12 năm 1980, kết thúc một cuộc đời gắn bó với cách mạng. Sau 2 năm ngày ông mất, tập thơ cuối cùng của ông được NXB Tác phẩm mới xuất bản năm 1982, trong tập thơ Mùa xuân đất này. Tập thơ mà ông viết vào những năm cuối cùng của cuộc đời. Ông viết với sự hối thúc bên trong, vì cái gọi là nghĩa tình sâu nặng với cuộc sống mà ông cảm thấy chân quý.

2. Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

- Hoàn cảnh sáng tác: Viết khi ông đang nằm trên giường bệnh.

- Bố cục: 4 khổ thơ

II. Đọc - hiểu văn bản Mùa xuân nho nhỏ

1. Khổ 1: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời

- Thiên nhiên mùa xuân:

+ “Dòng sông xanh”, “hoa tím”, “chim hót”: màu sắc hài hòa gợi cảm, âm thanh náo nức.

+ Nghệ thuật đảo ngữ, động từ “mọc” đứng trước chủ ngữ tạo sự đột ngột.

+ Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

- Cảm xúc của tác giả

+ “Giọt long lanh”, “Tôi đưa tay tôi hứng”: sự chuyển đổi cảm giác (thính giác và thị giác) diễn tả cảm xúc say mê, ngây ngất sự nâng niu trân trọng vẻ đẹp đất trời.

+ Nghệ đảo ngữ, hình tượng hóa tiếng chim.

+ Cảnh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp và tâm trạng ngây ngất, say sưa của tác giả trước cảnh đất nước vào xuân.

2. Khổ 2: Mùa xuân của đất nước

- “Người cầm súng”, “người ra đồng”, “lộc giắt quanh lưng”. “lộc trải dài nương mạ”: sức sống mạnh mẽ, khí thế đi lên của dân tộc.

- Nghệ thuật: láy “hối hả”, “xôn xao”, điệp từ “tất cả” nhịp thơ nhanh, gấp, Không khí tưng bừng, khẩn trương, niềm vui rạo rực lòng người.

- So sánh “Đất nước như vì sao”: nâng đất nước lên tầm cao mới.

- Mùa xuân của đất nước nhộn nhịp, hối hả, khẩn trương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

3. Khổ 3: Tâm niệm của tác giả

- “Ta làm”: khẳng định sự tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời.

- “Ta làm con chim hót”, "làm cành hoa”, “một nốt trầm”: tác giả khao khát hóa thân thành những thứ bình dị để làm đẹp cho cuộc đời.

- Đại từ “Ta”: vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều: vừa diễn tả niềm riêng và cái chung.

- “Dù là tuổi hai mươi”, “Dù là khi tóc bạc”: sự cống hiến không kể tuổi tác.

- “Lặng lẽ dâng cho đời”: ước nguyện khiêm nhường, nhỏ bé, thầm lặng.

- Ước nguyện dâng hiến cách khiêm nhường, nhỏ bé và lặng lẽ của tác giả.

d/ Khổ 4: Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

- Cách gieo vần: bình, minh, tình: thể hiện chất nhạc dân ca xứ Huế.

- Cách gieo vần phối âm khá độc đáo và có dụng ý câu đầu và câu cuối kết thúc bằng hai thanh trắc: hát, Huế.

- Lời tự biệt, thân tình, ấm áp đầy xúc động của người con xứ Huế sắp xa quê mãi mãi làm rung động lòng người.

III. Bài tập minh họa bài Mùa xuân nho nhỏ

Phân tích 3 khổ thơ đầu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

1/ Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác.

- Nói sơ về mùa xuân.

- Trích thơ

2/ Thân bài

a/ Khổ 1

- Hình ảnh: dòng sông, chim hót, bông hoa nói về mùa xuân thơ mộng. Nghệ thuật đảo ngữ tạo ấn tượng đột ngột, bất ngờ.

- Mùa xuân rộn ràng tươi vui và tràn đầy sức sống.

- Cảm giác say mê, ngây ngất trước cảnh mùa xuân tươi đẹp của tác giả.

- Bức tranh mùa xuân thơ mộng và tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Cảm giác say mê của tác giả trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời.

b/ Khổ 2

- Người cầm súng → người lính

- Người ra đồng → nông dân

- Cụ thể hóa hai nhiệm vụ của đất nước chiến đấu và xây dựng.

- Giải nghĩa từ “Lộc”.

- Điệp từ “tất cả”, láy “hối hả”, “xôn xao

- Khẩn trương, hối hả trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

c/ Khổ 3

- “Đất nước bốn ngàn năm”: Lịch sử hào hùng của dân tộc trải qua những gian nan vất vả.

- Lấy lịch sử thời vua Hùng để chứng minh.

- Từ "cứ” sự đường hoàng, đĩnh đạc.

- So sánh “đất nước như vì sao”: vì sao luôn tỏa sáng

⇒ Đất nước cũng luôn trường tồn và phát triển trên bầu trời nhân loại.

3/ Kết bài

- Giai điệu, âm hưởng thơ nhẹ nhàng.

- Hình ảnh mộc mạc bình dị, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước con người.

IV. Trắc nghiệm kiến thức bài Mùa xuân nho nhỏ

---------------------------------------

Ngoài Lý thuyết Ngữ văn 9: Mùa xuân nho nhỏ, các bạn có thể xem thêm chuyên mục Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn Văn 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Văn hơn.

Đánh giá bài viết
4 13.182
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ Văn 9

    Xem thêm