Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ: Hạt gạo làng ta, Có vị phù sa, Của sông kinh thầy, Có hương sen thơm, Trong hồ nước đầy

Hạt gạo làng ta là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Trần Đăng Khoa và được rất nhiều bạn thiếu nhi thuộc lòng. Trong chương trình Ngữ văn 6 có đề bài: Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ: Hạt gạo làng ta, Có vị phù sa, Của sông kinh thầy, Có hương sen thơm, Trong hồ nước đầy. Để giúp các em học sinh triển khai đề văn này, VnDoc gửi tới các bạn 3 đoạn văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh tham khảo.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Hạt gạo làng ta mẫu 1

Trong những nhà thơ gần gũi, gắn liền với quê hương, đất nước, không thể không nhắc đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Thơ của ông thấm đượm tính giản dị, gần gũi với nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong những tác phẩm của ông, bài thơ "Hạt gạo làng ta" đã gửi gắm thông điệp sâu sắc cho người đọc. Bài thơ đã cho thấy sự trân quý, giữ gìn hạt gạo của nhà thơ. Từ đó, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu quý đến những người nông dân đã làm ra hạt gạo để mỗi bữa cơm chúng ta có được những hạt cơm thơm ngon để ăn. Những người nông dân ấy vất vả, một năng hai sương mới có thể trồng lên những hạt lúa thơm ngon như vậy. Hạt gạo làng ta không chỉ mang giá trị vật chất, phục vụ đời sống còn người mà nó còn mang cả giá trị tinh thần vô giá, thể hiện sự trân trọng và nâng niu những thành quả do con người làm ra. Như vậy, khi đọc xong bài thơ, dư âm của nó vẫn còn âm vang và để lại nhiều ý nghĩa trong lòng độc giả.

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ: Hạt gạo làng ta, Có vị phù sa, Của sông kinh thầy, Có hương sen thơm, Trong hồ nước đầy mẫu 2

Bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng là một bài thơ hay và giàu cảm xúc. Đặc biệt khổ thơ thứ nhất để lại cho em nhiều cảm xúc nhất.

"Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông kinh thầy"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương. Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy, trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn chứa đựng những nỗi vất vả đắng cay của người mẹ - người nông dân. "Có lời mẹ hát/Ngọt bùi đắng cay" lời thơ ngắn, giản dị mộc mạc và nhẹ nhàng như lời hát làm những câu thơ dễ đi vào lòng người bằng điệp từ "có". Tác giả muốn nhấn mạnh hạt gạo mang rất nhiều hương vị của thiên nhiên và công sức của người nông dân, vì vậy càng phải trân quý hạt gạo làng ta, và trân trọng những người nông dân đã làm ra hạt gạo ấy.

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ: Hạt gạo làng ta, Có vị phù sa, Của sông kinh thầy, Có hương sen thơm, Trong hồ nước đầy mẫu 3

Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ: Hạt gạo làng ta, Có vị phù sa, Của sông kinh thầy, Có hương sen thơm, Trong hồ nước đầy mẫu 4

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

............................

Ngoài Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ: Hạt gạo làng ta, Có vị phù sa, Của sông kinh thầy, Có hương sen thơm, Trong hồ nước đầy, các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 Cánh diều và các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
209 80.838
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 6 KNTT

    Xem thêm