Nghị luận về “Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo”

Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về “Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo” gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

1. Nghị luận về “Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo”

Nhà vật lý người Đức đã từng nói “Tất cả những điều có giá trị trong xã hội con người đều dựa vào cơ hội phát triển hòa hợp trong mỗi cá nhân”. Hiển nhiên xã hội càng phát triển, con người càng văn minh và thiên nhiên càng “nhân tạo”, đạo đức con người càng giả hình và dần mất đi giá trị nhân bản. Bởi đó, nhà sử học lừng danh người Anh Alan Bullock đã từng phát biểu một câu nói gây “chấn động” “Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo”.

Thời gian gần đây, vấn đề về tham nhũng đang gây nên bao nỗi phiền toái cho lòng dân, cho sự nhói tai, nhức đầu của những người lãnh đạo. Vậy tham nhũng là gì mà sao làm con người ta quên mình, bị nhấn sâu vào “vũng bùn lầy” của sự tham lam và đánh mất đi giá trị của bản thân tới vậy? Theo Luật phòng chống tham nhũng ban hành 2005 đã định nghĩa rất đầy đủ và sát hạch. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Đơn giản được hiểu là những cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, công nhân quốc phòng, người được giao nhiệm vụ thực hiện…. Đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi sai trái, tư lợi nhằm mang lợi cho bản thân, cho gia đình hoặc người khác có liên quan. Vô nhân đạo là tính từ mạnh được hiểu là sự tàn ác, dã man, không có chút lòng thương yêu, quý trọng con người. Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo. Bởi lẽ, những điều vốn dĩ không thuộc về bản thân mà lại đem chức vụ, quyền danh để “giao tiếp, ứng xử” với người dân, với người bình thường bằng cách “chà đạp”, tước đi quyền lợi của người khác một cách tàn bạo, vô cảm.

Tham nhũng được “giấu” đi như những con vật thông minh giấu đi những điều xấu của mình vậy! Nó hiện rõ đó, biết, nhưng không nhìn thấy. Hàng ngày, hàng giờ, nhan nhản những “ưu tư” vụ lợi cho riêng mình như việc tham ô tài sản từ cán bộ, công chức có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước đã lợi dụng và chiếm đoạt tài sản. Rồi tới những hành vi chỉ vì vụ lợi, mong muốn nhận được tiền, tài sản, lợi ích vật chất mà đi nhận hối lộ, đánh mất nhân phẩm của bản thân, đánh đổi bằng những hào xu che mắt. Những người tham nhũng còn lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi. Thủ đoạn của những con người “lòng tham vô đáy và tán tận lương tâm” này rất tinh xảo và nghệ thuật. Luôn luôn là gian dối như lập sổ sách khống, chứng từ giả, tẩy xóa sổ sách, tài liệu, giấy tờ.. có liên quan đến hai chữ “tài sản”. Họ quên mình, trườn theo những đống tiền hào nhoáng, của cải vật chất xa hoa bằng bất cứ mánh khóe, thủ đoạn nào. Nhũng nhiễu trong lòng dân cũng bởi vụ lợi. Đâu đó vẫn “lang thang” kiếm việc, tất nghiệp khi không có những chiếc phong bì, những gói quà xịn để biếu xén cán bộ, lãnh đạo các cơ quan thì mới có việc để làm. Những hành vi không thực hiện trách nhiệm công vụ mà còn đi tiếp tay, bảo kê, lờ đi để được nhận bổng lộc của những kẻ phạm pháp. Đây là một hiện tượng, hành vi hết sức nguy hại, cần phải lên án, đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt.

Tham nhũng có hai loại chính là tham nhũng lớn và tham nhũng vặt. Những con số đã “chạy thoát” có khi lên tới hơn 3 tỉ đồng từ những con người có quyền chức, địa vị trong đất nước, trong giao dịch… Những con số vẫn chỉ là những con số, thấm thoát, dò rỉ đi đâu chẳng ai hay, ảnh hưởng tới các dự án lớn của quốc gia. Tham nhũng hành chính, tham nhũng quan liêu lại thường xuyên xảy ra và diễn biến trên diện rộng như “ôn dịch” vậy! Những vụ tham nhũng tuy nhỏ lẻ nhưng nhiều và “tích tiểu thành đại” từ những người dân và các công ty tìm cách hối lộ những người chức quyền như cán bộ xã, huyện, tỉnh… để được miễn giảm một số thuế, được cấp giấy chứng nhận nhanh chóng, được cấp hộ chiếu, bằng lái xe, tài sản cá nhân nhanh hơn… mà mờ ảo… Trên mọi lãnh vực, không từ một lãnh vực nào mà không “nhói tai” về tham nhũng. Giao thông thì nhũng nhiễu đòi quà biếu của người vi phạm Luật giao thông. Kinh tế thì khai tăng giá trị sản phẩm để hưởng lợi, tiết lộ thông tin bảo mật để tư lợi cho bản thân. Đất đai thì kế hoạch, cấu kết, bè phái để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người sử dụng đất. Xây dựng chẳng có công trình nào đáng “ngưỡng mộ” bởi chạy công trình đút lót tiền, các đơn vị thi công bớt xén, thay đổi “thực đơn” chủng loại để “ăn” chút dư ra từ đó. Y tế- giáo dục thì “vô nhân đức”. Người dân mòn mỏi, khao khát cái câu “Lương y như từ mẫu” mà mãi không xuất hiện. Giáo dục “mở cửa” cho phong bì, cho tiệc tùng để nâng điểm, chạy chức vụ trong nhà trường, chạy biên chế, chạy công việc…Một khi rơi vào những tham nhũng vặt, con người ta có hướng đẩy mạnh và “phát triển” chúng lên “tầm cao mới”. Dẫn con người ta tới trạng thái trầm uất, làm cho người nghèo đã xa lại càng bị cách li khỏi nhịp điệu phát triển xã hội, gia tăng các bất công, tác động xấu đến niềm tin của người dân và những người đại diện công quyền.

Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng trên tất cả các mảng của đời sống. Về chính trị, tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của những bộ luật, của những chủ trương, chính sách từ Nhà nước, làm mất lòng tin của nhân dân vào lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào sự nghiệp xây sựng đất nước, tham nhũng đe dọa sự phồn vinh của đất nước, bức tường ngăn cách “sánh ngang với cường quốc năm châu”. Tham nhũng gây thiệt hại lớn về kinh tế của quốc gia, tập thể và công dân, những khoản tiền lớn đáng lo ngại từ ngân sách lại là của riêng. Tham nhũng xâm phạm, thậm chí thay đổi đảo lộn chuẩn mực của đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ lãnh đạo…

Nghị luận về “Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo”

Trước tình hình đó, mỗi công dân phải có những yêu cầu về việc phòng và chống tham nhũng cách quyết liệt như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu “Phải chống mọi rào cản, chống tiêu cực, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước”. Nên công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ qua tổ chức, các đơn vị hành chính. Làm như vậy người thi hành công vụ sẽ thực hiện theo quy trình, đúng thủ tục…khi có sai phạm dễ phát hiện và xử lý. Minh bạch tài sản, thu nhập cán bộ công chức. Kê khai nhà, quyền sử dụng đất, giấy tờ, tài sản giá trị… để khi bổ nhiệm tiến chức với đúng khả năng của bản thân. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng theo bộ Luật hình sự và các bộ luật liên quan. Không chỉ thu hồi, tịch thu, trả lại cho chủ sở hữu, mà nên xử lý quyết liệt gay gắt bằng việc đưa đi cải tạo, giam giữ có khi hãy tử hình những hành vi sai trái, vô đạo đức trên.

“Con sâu bỏ rầu nồi canh”. Là mỗi công dân chúng ta hãy lấy “lá lành đùm lá rách”. Mỗi người, mỗi tổ chức hãy thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình với việc tham nhũng. Lên án, phát hiện, động viên nhân dân tham gia tích cự vào việc tố cáo hành vi tham nhũng trên mọi lãnh vực. Đưa tin phản ánh về tham nhũng, hoạt động phòng chống tham nhũng trên phương tiện truyền thông. Cơ qua báo chí có trách nhiệm thăm dò, phỏng vấn những việc làm tích cực trong việc chống tham nhũng, đưa tin khách quan chân thực, tuyên truyền về việc phòng và chống tham nhũng. Là học sinh, là công dân trẻ tuổi, khi phát hiện thấy hành vi sai trái, học sinh có thể tham gia vào công tác chống tham nhũng bằng những hình thức đơn giản như: tố cáo trực tiếp, gửu đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, qua thông tin điện tử. Trách nhiệm to lớn ở mỗi cá nhân học sinh- công dân tương lai mầm xanh của đất nước là thể hiện ở việc học tập và tuyên truyền chủ trương, đường lối Đảng, tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa về việc phòng chống tham nhũng. Ngay lúc này đây! Đất nước đang mong chờ lắm những công dân học sinh phải tự học tập và rèn luyện, sống lành mạnh, trong sạch, nghiêm túc sống trung thực bằng khả năng của mình, vì trung thực là đức tính cao đẹp cần phải giữ và phát huy thì sự “vô nhân đạo”sẽ chẳng bao giờ xuất hiện, sẽ chẳng bao giờ làm con người ta đau khổ, tội lỗi, chết chóc,…

“Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo” của nhà sử học người Anh đã đánh động lương tâm, căn tính, ngõ hầu của mỗi con người chúng ta trước sự phát triển không ngừng của thế giới này! Câu văn như như lời thức tỉnh ngàn lần cho các cán bộ, các công chức, viên chức, lãnh đạo có chức quyền, đừng nên lạm dụng “danh nghĩa” mà “bóc lột” người dân, họ khổ lắm! Hãy sống là chính mình để ta vui, người hạnh phúc, cuộc sống ấm no, dân sinh an lành, đất nước phồn thịnh.

2. Nghị luận về tham nhũng hiện nay

Các bạn đã từng nghe đến cum từ tham nhũng bao giờ chưa? Đây chính là một vấn đề gây nhức nhối cho các cấp lãnh đạo nhà nước từ xưa đến nay, đồng thời nó cũng chính là một hiện tượng gây nên bao khổ cực cho đời sống nhân dân.

Tham nhũng là một hiện tượng tồn tại tất yếu khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp, có nhà nước. Bởi vì tham nhũng luôn luôn gắn với quyền lực nhà nước; một số người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước đã lợi dụng quyền lực nhà nước để tham nhũng, nhằm thu về những lợi ích cho bản thân mình, cho gia đình mình, hoặc cho người thân của mình.

Tham nhũng là một hiện tượng xấu cho xã hội, nó gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của đất nước. Nó làm suy thoái đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Tham nhũng còn làm cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, thậm chí làm mục ruỗng bộ máy nhà nước, đe dọa sự tồn vong của đất nước, của chế độ.

Tham nhũng gây mất niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, Đảng ta đã khẳng định tham nhũng là: “quốc nạn”, là “giặc nội xâm” và lãnh đạo các cấp cần chỉ đạo quyết liệt về vấn đề phòng, chống tham nhũng, tránh gây nên sự mất niềm tin của nhân dân vào thể chế chính trị và các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Phải quyết liệt phòng chống và đẩy lùi vấn nạn này thì đất nước mới phát triển, đời sống nhân dân mới ấm no.

3. Nghị luận về Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo mẫu 3

Có lẽ bạn đã từng nghe đến khái niệm "tham nhũng", một vấn đề đã và đang gây đau đầu cho các nhà lãnh đạo của đất nước từ ngàn xưa đến nay, đồng thời cũng là một hiện tượng gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của nhân dân.

Tham nhũng không phải là một vấn đề mới mẻ, nó tồn tại và phát triển trong mọi xã hội có sự phân chia giai cấp, có nhà nước tồn tại. Tham nhũng thường liên quan chặt chẽ đến quyền lực của nhà nước; một số cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong hệ thống quản lý nhà nước đã lợi dụng quyền lực này để tham nhũng, nhằm thu về những lợi ích cá nhân, gia đình hoặc người thân.

Tham nhũng là một hiện tượng xấu đối với xã hội, nó gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế của quốc gia. Nó còn làm suy yếu đạo đức và cách sống của không ít cán bộ, công chức trong hệ thống quản lý nhà nước. Tham nhũng khiến cho hoạt động của nhà nước trở nên kém hiệu quả, thậm chí đe dọa sự tồn tại của quốc gia và chế độ.

Tham nhũng cũng là nguyên nhân khiến nhân dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, Đảng ta đã khẳng định tham nhũng là "quốc nạn", là "giặc nội xâm", và lãnh đạo ở mọi cấp cần phải chỉ đạo mạnh mẽ về việc phòng, chống tham nhũng, tránh làm mất niềm tin của nhân dân vào chế độ chính trị và các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chỉ có bằng sự quyết liệt trong việc ngăn chặn và loại bỏ vấn đề tham nhũng, đất nước mới có thể phát triển và cuộc sống của nhân dân mới được cải thiện.

4. Nghị luận về Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo mẫu 4

Nhà khoa học người Đức từng tuyên bố rằng "Tất cả những điều có giá trị trong xã hội con người đều nằm trong cơ hội phát triển hòa hợp của từng cá nhân." Điều này đã cho thấy rằng xã hội phát triển càng cao, con người càng trở nên văn minh và thiên nhiên càng bị "điều chỉnh," trong khi đạo đức con người dần mất đi giá trị nhân bản. Đây chính là cơ sở cho tuyên bố "Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo" của nhà sử học nổi tiếng người Anh, Alan Bullock.

Gần đây, vấn đề tham nhũng đã trở thành nỗi đau đầu không chỉ cho những người dân mà còn cho những người lãnh đạo. Vậy tham nhũng là gì mà khiến con người bị lôi cuốn vào "vũng bùn lầy" của tham vọng và làm mất đi giá trị của bản thân đến vậy? Luật phòng chống tham nhũng ban hành năm 2005 đã định nghĩa rất rõ ràng. Tham nhũng là hành vi của những người có quyền lực và chức vụ, lợi dụng chức vụ và quyền lực của họ để thu được lợi ích cá nhân. Đơn giản, đó là hành vi của các cán bộ, công chức, sĩ quan quân đội và những người được giao nhiệm vụ, lợi dụng quyền lực của họ như một công cụ để thực hiện các hành vi sai trái hoặc tư lợi nhằm mang lợi ích cho bản thân, gia đình hoặc người khác. Điều này là không nhân đạo, tức là tàn ác và thấu đáo, không có tình thương và sự quý trọng đối với con người.

Tham nhũng thường bị giấu kín giống như con vật thông minh che giấu các hành vi xấu của mình. Nó hiện diện một cách rõ ràng, nhưng thường không được thấy. Hàng ngày, chúng ta thường thấy những vụ tham ô tài sản từ phía các cán bộ và công chức có trách nhiệm quản lý tài sản của nhà nước, mà họ đã lợi dụng và chiếm đoạt. Cũng có những hành vi chỉ vì lợi ích cá nhân, mong muốn tiền bạc và tài sản, mà họ sẵn sàng nhận hối lộ, đánh mất phẩm giá của bản thân, đánh đổi bằng những khoản tiền khuất tất. Các cá nhân tham nhũng thậm chí còn lạm dụng quyền lực của họ để chiếm đoạt tài sản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Cách thức của những người "tham vọng vô đáy và tàn độc" này rất tinh vi và nghệ thuật. Họ luôn luôn rất gian dối, sử dụng các chiêu trò như tạo sổ sách giả, chứng từ giả, xóa sổ sách, tài liệu và giấy tờ liên quan đến tài sản. Họ bám vào những đống tiền lấp lánh và những tài sản xa hoa bằng bất kỳ cách nào, bất kỳ thủ đoạn nào. Nhưng tình trạng tham nhũng này không chỉ gây rối cho những người dân mà còn gây hại cho sự phát triển của xã hội, làm gia tăng sự bất công và ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị và những người đứng đầu.

Tham nhũng có hai loại chính: tham nhũng lớn và tham nhũng vặt. Các số liệu đã cho thấy các khoản tiền lớn, thậm chí lên đến hàng tỷ đồng, đã bị "kỳ lạ" tiêu thụ bởi những người có quyền lực và vị trí trong xã hội và giao dịch. Những số liệu này chỉ là con số trên giấy và thường không có ai biết chính xác chúng đã đi đâu, những hệ lụy của chúng làm ảnh hưởng đến các dự án quốc gia quan trọng. Tham nhũng hành chính và tham nhũng quan liêu thường xuyên xảy ra như một "đại dịch" trên mọi mặt trận. Những vụ tham nhũng nhỏ bé nhưng phổ biến từ người dân và các công ty cố gắng hối lộ các quan chức như cán bộ xã, huyện, tỉnh để giảm thuế hoặc được cấp giấy chứng nhận nhanh chóng, hộ chiếu, bằng lái xe và tài sản cá nhân nhanh hơn. Trong mọi lĩnh vực, không có lĩnh vực nào không gặp vấn đề về tham nhũng. Trong lĩnh vực giao thông, người vi phạm luật giao thông thường phải đối mặt với yêu cầu của người xử phạt. Trong lĩnh vực kinh tế, một số người khai thác giá trị sản phẩm để tận dụng tình hình và tiết lộ thông tin bí mật để tự lợi ích. Trong lĩnh vực đất đai, kế hoạch, liên kết và bè phái thường được sử dụng để gây khó khăn cho người sử dụng đất. Trong lĩnh vực xây dựng, không có công trình nào đáng "ngưỡng mộ" bởi vì công trình thường được thi công bằng tiền bạc, các đơn vị thi công thường cắt giảm, thay đổi "thực đơn" để kiếm lợi từ đó. Lĩnh vực y tế và giáo dục cũng không tránh khỏi vấn đề tham nhũng. Người dân phải đối mặt với tình trạng "lương y như từ mẫu" nhưng không nhận được sự chăm sóc y tế mong muốn. Giáo dục mở cửa cho việc đưa phong bì, tiệc tùng để nâng điểm, nhảy việc làm, và nhiều hành vi khác. Khi bị cuốn vào vòng xoáy của tham nhũng, con người có xu hướng phát triển và gia tăng nó lên "tầm cao mới". Điều này dẫn đến sự trầm uất và khiến cho người nghèo càng xa lệch khỏi cuộc sống phát triển của xã hội, làm tăng sự bất công và tác động xấu đến niềm tin của người dân và các nhà lãnh đạo công quyền.

Tham nhũng có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Trong chính trị, tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các luật pháp, các chính sách của Nhà nước và làm mất lòng tin của người dân vào lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào công cuộc xây dựng đất nước. Tham nhũng đe dọa sự thịnh vượng của quốc gia, làm cho chúng ta không thể cạnh tranh với các cường quốc trên thế giới. Tham nhũng gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của quốc gia, tập thể và cá nhân, trong khi các khoản tiền lớn này thường chỉ thuộc về một số nhỏ người. Tham nhũng xâm phạm và thay đổi chuẩn mực đạo đức của xã hội, khiến đội ngũ lãnh đạo mất tính đạo đức. Trước tình hình này, mọi công dân cần phải đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về việc ngăn chặn và chống lại tham nhũng, giống như lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Phải loại bỏ mọi rào cản, tiêu cực và tham nhũng trong hệ thống nhà nước." Cần có sự minh bạch và công khai trong hoạt động của các tổ chức và cơ quan hành chính. Khi làm như vậy, người thực hiện nhiệm vụ sẽ tuân thủ quy trình và thủ tục, dễ dàng phát hiện và xử lý sai phạm. Ngoài ra, cần minh bạch về tài sản và thu nhập của các cán bộ công chức. Khi được bổ nhiệm và thăng tiến, phải xét xử công bằng dựa trên khả năng cá nhân. Cần phải xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng theo luật hình sự và các quy định liên quan. Điều này không chỉ bao gồm thu hồi và tịch thu tài sản, mà còn bao gồm xử lý nghiêm khắc bằng cách đưa các tội phạm vào chương trình cải tạo, giam giữ hoặc thậm chí tử hình trong một số trường hợp, đặc biệt đối với những hành vi không đạo đức.

Một câu ngạn ngữ nói rằng "Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo." Câu này đã gợi tỉnh lương tâm, tình cảm và lòng đạo đức của mỗi cá nhân trước sự phát triển không ngừng của thế giới này! Điều này nhắc nhở các cán bộ, công chức và lãnh đạo có quyền lực rằng họ không nên lạm dụng "danh nghĩa" để "bóc lột" người dân, bởi họ đã phải trải qua nhiều khó khăn! Hãy sống như chính mình để chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, dân sinh ấm no và đất nước phồn thịnh.

5. Nghị luận về Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo mẫu 5

Tham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất kể trình độ phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hóa, với những mức độ khác nhau.

Có nhiều quan điểm khác nhau phân tích, đánh giá về căn bệnh mang tính toàn cầu này, tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung vào những biểu hiện bề ngoài của nó, những kiến nghị hoặc biện pháp chống tham nhũng vì thế chẳng mấy hiệu quả ngoài việc ít nhiều làm yên lòng dân chúng.

Trên thực tế, việc giải quyết tệ nạn tham nhũng vẫn hoàn toàn bế tắc. Tham nhũng không hề giảm bớt mà trái lại, dường như còn trầm trọng hơn, và người hăng hái chống tham nhũng nhiều khi còn phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Tình trạng này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về vấn đề một cách nghiêm túc và triệt để. Rõ ràng, để chống tham nhũng một cách hiệu quả, chúng ta cần có phương pháp tiếp cận mới, cách nhìn mới, không những khách quan hơn mà còn phải toàn diện hơn.

Trước hết, chúng ta hãy trở lại câu hỏi có tính chất xuất phát: Tham nhũng là gì? Trên thực tế, câu hỏi phức tạp hơn chúng ta tưởng. Cùng với sự phát triển của nhân loại, tham nhũng đã thay đổi nhiều về quy mô, hình thức và phần nào cả về bản chất. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất chính là hậu quả của tham nhũng không chỉ đối với các tầng lớp dân chúng nghèo khổ mà cả với các nền kinh tế và thậm chí là cả các thể chế.

Tham nhũng làm lũng đoạn xã hội, xói mòn lòng tin của dân chúng vào các giá trị của xã hội. Trong thời đại toàn cầu hóa, tham nhũng đã trở thành tệ nạn mang tính toàn cầu.

Tham nhũng, nói một cách vắn tắt, là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác.

Khi bàn đến cội nguồn của tham nhũng, một số người muốn đổ lỗi cho kinh tế thị trường như là điều kiện để tham nhũng sinh sôi nảy nở. Sự thực có phải như vậy? Câu trả lời dứt khoát là không. Tham nhũng, theo tôi, là căn bệnh muôn thuở, và cội nguồn của nó là thuộc tính tự nhiên của con người. Khi xây dựng một lý luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tư tưởng hay đạo đức xã hội, một khuynh hướng thường thấy là người ta không hoặc cố tình không nhìn nhận những gì đang tồn tại trong thực tế với đầy đủ các khuyết tật tự nhiên của nó.

Nếu nhìn nhận một cách tỉnh táo, chúng ta không thể không thừa nhận sự tồn tại của những mặt khuyết, cái mà chúng ta thường gọi là các căn bệnh xã hội. Trong vấn đề đang nghiên cứu, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng tham nhũng tồn tại trong mọi xã hội. Mọi thời đại, mọi hệ thống chính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũng với nhiều biến thái tinh vi.

Thậm chí nếu nhìn nhận một cách nghiêm khắc, người ta sẽ thấy rằng tham nhũng còn diễn ra dưới cả các mái nhà ít nhiều yên ấm, nơi các bậc gia trưởng dựa vào quyền của mình để phân phối vật chất và tinh thần một cách không bình đẳng.

Như vậy, tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại. Và cũng như các loại bệnh tật khác, nó là khuyết tật tự nhiên mang tính bản năng, là một phần thuộc về bản chất đời sống con người. Chính vì vậy, dù có căm thù hay nguyền rủa tham nhũng đến mức nào, chúng ta cũng không thể xóa sạch được tham nhũng, đơn giản vì chúng ta không thể tiêu diệt con người.

Chúng ta không thể chỉ nhìn tham nhũng dưới con mắt của một nhà tội phạm học mà phải nghiên cứu nó một cách toàn diện và biện chứng dưới những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế – xã hội. Chỉ có cách nhìn đúng đắn và khách quan mới giúp chúng ta có được những phương thuốc hiệu nghiệm để chế ngự, hay ít nhất là hạn chế thứ bệnh dịch xã hội này.

6. Nghị luận về Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo mẫu 6

Nếu được hỏi: “Cuộc sống đẹp nhất ở điều gì?”. Em sẽ trả lời: “Cuộc sống đẹp nhất ở những con người đẹp, những con người đáng quí với những phẩm chất tốt đẹp”. Nhưng cuộc sống của hiện tại không đẹp như thế, nó bị “bẩn” bởi một vài con người. Những phẩm chất tốt đẹp đang dần mất đi, thay vào đó là những phẩm chất xấu xa. Bởi xã hội ngày càng tiến bộ là một trong những nguyên nhân khiến con người ngày càng mất đi phẩm chất đáng quí của mình.

Điển hình như một học sinh nam ở một trường trung học nào đó đã lấy cắp tiền của một bà cụ để thỏa chí nạp “card” chơi game trên internet; hay một người phụ nữ trung niên nào đó, muốn có được quyền nuôi con sau khi ly hôn, bà ấy đã “hối lộ quan trên” để được quyền nuôi con. Vâng, xã hội ngày càng tiến bộ thì con người trong xã hội sẽ dần mất đi những phẩm chất đáng quí bởi một lẽ họ sẵn sàng đánh đổi phẩm chất của mình chỉ để kiếm chút lợi ích riêng. Đó cũng chính là nạn “tham nhũng”.

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Hiện nay, vì tiền hoặc vì một nhu cầu nào đó muốn được “thỏa mãn” mà con người sẵn sàng trở thành “quan tham” bất chấp tất cả. Có thể thấy điều đó qua những tin tức hàng ngày, nó có ở khắp các nước, ở trong phim, ở ngoài đời, ở thành thị, nông thôn thậm chí có ở cả những nơi nghèo nàn – tất cả đều phản ánh thực trạng đáng buồn ấy. Như vậy, nạn “tham nhũng” đã hình thành từ rất lâu, chỉ phát triển không nhanh như hiện nay.

Biểu hiện của tham nhũng em không biết nhiều, chủ yếu là xem qua phim ảnh. Đối với những “quan tham” thì họ chờ đợi thời cơ gặp được “đối tượng” và hay hẹn gặp riêng để thực hiện “mưu đồ” của mình. Họ che giấu rất giỏi và chớp thời cơ rất hay, vì vậy người tham nhũng cũng xem là người có bản lĩnh, bản lĩnh bởi tài che giấu. Thế nhưng, “cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, tạo hóa sẽ không ưu ái cho “bóng tối”, chỉ là điều đó đến sớm hay muộn và “cây kim” đó đã đâm bao nhiêu người.

Những người tham nhũng là những người học giả, mang trong tay tấm bằng giả, có thể họ đã gian lận, dối trá để có được thứ giả tạo ấy. Và rồi, họ gạt người khác, leo lên vị trí cao hơn không phải để giúp đời, giúp người mà chỉ để có được những “điều kiện thuận lợi” để tham nhũng được nhiều hơn mà không sợ gì cả. Thật là những con người tham lam.

Thế mà khi bị phát hiện, họ vẫn “trơ tráo” mà nói rằng “tôi không làm, tôi không biết, có ai đó đang đổ tội cho tôi, các người phải điều tra cho kĩ để trả lại sự trong sạch cho tôi”. Có lẽ, họ không biết “ngượng” chăng? Thế mới biết, trong xã hội vẫn còn những con người như thế. Và cũng chính vì bản thân là những con người như thế nên họ đi đến đâu cũng dành được những cái nhìn không mấy thiện cảm và thái độ xem thường của mọi người.

Tham nhũng thật sự có uy lực làm cho xã hội “thụt lùi” so với sự phát triển của nhân loại. Bởi thế, nếu phát hiện hành vi tham nhũng, trước tiên em sẽ khuyên người tham nhũng ấy dừng lại mọi hành động của mình và phải trở về với “trung thực, thẳng thắng”, nếu không được em sẽ báo cáo cấp trên và sẽ tiếp tục báo cáo đến cấp trên hơn nếu người đó vẫn tiếp tục hành vi của mình; cho đến lúc không làm được gì nữa, em sẽ báo cáo với cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, cũng có những con người sống ngay sống thẳng nhưng do “hoàn cảnh” ép buộc họ phải tham nhũng. Đó không phải là chạy tội, họ sẵn sàng tra tay vào còng khi họ thay đổi được “hoàn cảnh”.

Ví dụ như trường hợp của anh T, vợ anh bị phát hiện mang bệnh máu trắng mà nhà không có tiền do đồng lương công nhân viên chức ít ỏi mà anh chưa bao giờ tham “một đồng” của ai, mượn tiền cũng không đủ nên anh quyết định tham nhũng một lần để có tiền chạy chữa thuốc thang cho vợ. Và ngay sau khi vợ anh hết bệnh anh đã đến cơ quan công an đầu thú. Liệu anh có nên được tha thứ?

Câu hỏi này bản thân em cũng không biết cách để trả lời. Anh nên được tha thứ nếu xét trên bình diện là con người với con người, nhưng anh lại không được tha thứ nếu xét trên bình diện pháp luật. Những người như vậy thật đáng thương.

Chính vì vậy, chúng ta phải cùng nhau chung tay để nói “không!” với tham nhũng, nhằm giúp xã hội tiến bộ, phát triển. Và phải lựa chọn cách ứng xử đúng đắn khi đứng trước tham nhũng. Không vì bất cứ lí do gì mà khoan nhượng bạn nhé!

-------------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về “Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo”. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài viết rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Nghị luận xã hội câu nói: "Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống"

Đánh giá bài viết
7 26.794
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm