Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Chân lí thuộc về kẻ mạnh

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Chân lí thuộc về kẻ mạnh vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.

Nghị luận xã hội về câu nói: Chân lí thuộc về kẻ mạnh mẫu 1

Trong số các tác phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao từng có một nhận xét “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. Đây là một câu nói mang tính triết lí sâu sắc, là một bài học dạy dỗ con người về hiểu biết thế nào mới thực sự là một “kẻ mạnh”. Kẻ mạnh ở đây không thể hiểu theo nghĩa đen là sức mạnh sức khỏe của con người mà là sự mạnh mẽ về tinh thần, tri thức, về bản lĩnh, khí phách, về địa vị xã hội, sự coi trọng của mọi người. Kẻ mạnh chính là người giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình. Đây mới chính là con người thực sự bản lĩnh, khí phách, hào hiệp. Họ sẵn sàng giúp đỡ người khác, họ sẵn sàng dùng những gì mình có để tương trợ người khác. Gặp người khó khăn, hoạn nạn, họ không ngại giúp đỡ người ta trong phạm vi khả năng của mình, không ích kỉ, hẹp hòi sợ thua thiệt. Hãy làm một kẻ mạnh chân chính, hãy biết đưa đôi tay ra giúp đỡ những người xung quanh. Không nên ích kỉ, tham lam vô độ, không lợi dụng người khác để tư lợi cá nhân, vô tư vô tâm chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến việc đó có thể ảnh hưởng thế nào đến mọi người. Hãy hoàn thiện bản thân một cách tích cực nhất để thay đổi cái nhìn của mọi người với bạn, để tạo cho bạn một tương lai không bị cô lập, chán ghét.

Nghị luận xã hội về câu nói: Chân lí thuộc về kẻ mạnh mẫu 2

Trong tác phẩm Đời thừa, nhà văn Nam Cao đã viết: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Có thể hiểu: kẻ mạnh là kẻ có sức mạnh (sức khoẻ, tinh thần, vật chất) hơn người khác, còn chân lí là những gì luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian. Chân lí không giờ bị biến đổi do hoàn cảnh hoặc do ý muốn của bất kì một ai. Trở thành kẻ mạnh là điều ai cũng mông muốn. Người biết đem sức mạnh của mình giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn, trở ngại, bênh vực kẻ yếu, bảo vệ công bằng và lẽ phải, điều đó thật tốt đẹp và đáng ngợi khen, tôn vinh. Thế nhưng, người dùng sức mạnh của mình để lán át, đè nén, tước đoạt lợi ích của người khác thì đó lại là tội ác. Người như thế sẽ bị xã hội lên án, pháp luật trừng trị. Như vậy, chân lí thuộc về kẻ mạnh là một nhận thức sai lầm. Chân lí không bao giờ thuộc về kẻ mạnh. Chân lí thuộc về con người chân chính, luôn là chính nó, bất biến và trường tồn. Chính tình yêu thương con người, đức hi sinh, tính vị tha, lòng yêu nước… là những nhân tố và nền tảng tạo nên một sức mạnh chân chính cho mỗi con người. Sức mạnh chân chính của mỗi con người trở thành nền tảng để quốc gia vững mạnh. Lứa tuổi học sinh phải tích cực học tập, năng động và sáng tạo, tự hoàn thiện bản thân để trở thành người mạnh mẽ và có ích cho đất nước.

Nghị luận xã hội về câu nói: Chân lí thuộc về kẻ mạnh mẫu 3

Chân lý thuộc về kẻ mạnh là một câu nói đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nghệ sĩ, tác giả và nhà tư tưởng trong suốt hàng thế kỷ. Câu này không chỉ là một tuyên bố đơn giản, mà còn là một triết lý sâu sắc về sức mạnh và trách nhiệm xã hội. Trong bối cảnh xã hội ngày nay, câu chuyện về chân lý thuộc về kẻ mạnh ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa.

Ở mức độ cơ bản, câu nói này đề cập đến việc chấp nhận sự trách nhiệm và quyết định của mỗi người đối với cuộc sống của mình. Kẻ mạnh không chỉ là người sở hữu sức mạnh về thể chất, mà còn là người có lòng can đảm đối mặt với sự thật, đưa ra quyết định khó khăn và chấp nhận hậu quả của những lựa chọn đó. Chân lý, theo quan điểm này, không phải là đối tượng được chấp nhận một cách dễ dàng, mà là điều mà người mạnh mẽ phải kiến tạo và bảo vệ.

Ở mức độ xã hội, câu nói này cũng ám chỉ đến trách nhiệm cộng đồng. Khi mỗi cá nhân nhận ra rằng chân lý đòi hỏi sự mạnh mẽ để chấp nhận và duy trì, xã hội trở nên mạnh mẽ hơn. Kẻ mạnh ở đây không chỉ là người có vị thế, giàu có, hay có quyền lực, mà là những người dám đứng lên bảo vệ chân lý, đấu tranh cho công bằng và sự đoàn kết. Xã hội chỉ thực sự mạnh mẽ khi những người mạnh mẽ làm nền tảng cho sự phát triển và tiến bộ chung.

Một khía cạnh khác của câu nói này là khả năng chấp nhận sự thay đổi và học hỏi. Kẻ mạnh là người không ngần ngại nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận lại xã hội, và từ đó đề xuất những biện pháp cần thiết để cải thiện. Chân lý không phải là một khái niệm tĩnh lặng mà là một hành trình không ngừng, và người mạnh mẽ chính là những người dám bước ra khỏi vùng an toàn để khám phá những thách thức mới.

Tuy nhiên, câu chuyện về chân lý thuộc về kẻ mạnh cũng đặt ra những thách thức lớn. Trong một thế giới đang phát triển nhanh chóng với những thách thức xã hội, kinh tế và môi trường, không phải ai cũng dễ dàng trở thành người mạnh mẽ. Điều này đặt ra câu hỏi về công bằng xã hội và vai trò của chính phủ trong việc tạo ra điều kiện cho mọi người có cơ hội trở thành kẻ mạnh.

Tóm lại, câu nói "Chân lý thuộc về kẻ mạnh" không chỉ là một tuyên bố mạnh mẽ về sức mạnh cá nhân, mà còn là một lời kêu gọi đối với trách nhiệm xã hội và lòng can đảm đối mặt với sự thật. Chỉ khi mỗi người đều nhận ra trách nhiệm và quyết định của mình trong xã hội, thế giới mới thực sự trở nên mạnh mẽ và phồn thịnh.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Chân lí thuộc về kẻ mạnh, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Đánh giá bài viết
1 934
Sắp xếp theo

Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ (5-7 dòng)

Xem thêm