Nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về đồng tiền

Nghị luận xã hội về việc nêu suy nghĩ về đồng tiền

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về đồng tiền để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Dàn ý Nghị luận xã hội về việc nêu suy nghĩ về đồng tiền

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về đồng tiền.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn tùy theo năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Đồng tiền: vật dụng, phương tiện để con người trao đổi hàng hóa với nhau. Đồng tiền có nhiều mệnh giá, giá trị khác nhau. Đồng tiền vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn của con người.

b. Phân tích

Có tiền con người ta sẽ dễ dàng giải quyết những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần, nó giúp cuộc sống của chúng ta trở nên thoải mái, tiện nghi hơn.

Trước đây, con người tạo ra tiền bạc dùng để thay thế giá trị hàng hóa. Nhưng khi đồng tiền trở nên hữu ích vì tiện lợi thì tiền bạc lại tác động chi phối ngược lại đến đời sống con người.

Đồng tiền luôn tồn tại 2 mặt, cho nên chúng ta cần nhận thức rõ và đúng đắn vai trò của đồng tiền để tránh bị nó tiêu khiển, trở thành một người xấu, có những suy nghĩ và hành động tiêu cực, xấu xa.

c. Phản đề

Có nhiều người để đồng tiền chi phối, không nhận ra được bản thân mình bị đồng tiền điều khiển, sẵn sàng làm mọi việc để có tiền, kiếm những đồng tiền không chân chính. Lại có những người tiêu tiền hoang phí, không biết cách tiết kiệm,… những người này cần phải xem xét lại những hành động của bản thân mình.

d. Liên hệ bản thân

Là một học sinh, trước hết chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về đồng tiền, sống và hướng đến những điều tốt đẹp, không để đồng tiền điều khiển suy nghĩ, hành động của bản thân, không tham lam,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: suy nghĩ về đồng tiền; đồng thời nêu cảm nghĩ của bản thân.

Văn mẫu Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền

Trong thời đại khoa học – kĩ thuật đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, con người bị cuốn vào vòng xoay xô bồ của cuộc sống, các giá trị tinh thần vô tình bị lãng quên mà thay vào đó, người ta tôn sùng và chạy theo các giá trị vật chất, cụ thể là đồng tiền. Đồng tiền từ một phương tiện duy trì cuộc sống bỗng chốc trở thành thứ chi phối các mối quan hệ, quyết định các đánh giá, nhìn nhận một con người.

Tiền là phương tiện dùng để trao đổi, mua bán hàng hóa, giúp con người duy trì cuộc sống. Từ thời xa xưa, khi chưa có giấy, người ta sử dụng những đồng tiền có hình tròn, đúc bằng kim loại như đồng, bạc. Hiện nay, tiền được làm bằng giấy thường hoặc polymer.

Tại sao tiền lại có vai trò quan trọng đến vậy trong cuộc sống? Trước hết, có tiền, ta sẽ dễ dàng giải quyết những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần. Nó giúp cuộc sống của chúng ta trở nên thoải mái, tiện nghi hơn. Đồng tiền tuy nhỏ bé nhưng nếu tích góp lại sẽ tạo thành một tài sản khổng lồ. Không ai có thể phủ nhận và từ chối sức hấp dẫn và lợi ích mà tiền bạc mang lại.

Thế nhưng, việc đặt đồng tiền từ chỗ là phương tiện duy trì cuộc sống trở thành mục đích sống dần biến con người ta trở thành những ham lợi, ích kỉ. Đồng tiền ngày nay có một sức mạnh thật đáng sợ. Trước đây, con người tạo ra tiền bạc dùng để thay thế giá trị hàng hóa. Nhưng khi đồng tiền trở nên hữu ích vì tiện lợi thì tiền bạc lại tác động chi phối ngược lại đến đời sống con người. Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất càng cao thì đồng tiền càng có vị thế. Hầu như mọi thứ trong đời sống vật chất đều có thể đánh đổi bằng tiền, thậm chí tiền trở thành đại diện cho quyền lực, danh tiếng, sự trọng vọng của xã hội… Chính vì thế mà có câu: “Tiền là tiên, là phật”. Đồng tiền chia cách tình cảm anh em ruột thịt, vì thế mà bao gia đình phải chịu cảnh cốt nhục chia lìa chỉ vì chia của cải, gia tài. Biết bao người vì đồng tiền mà cướp bóc giết người.

Tuy nhiên, tiền cũng có những mặt tích cực của nó. Tạo ra tiền bằng công sức của chính mình, dùng đồng tiền đúng mục đích, dùng đồng tiền để giúp đỡ người khác, đó là tích cực. Sẽ chẳng có gì là xấu nếu con người kiếm tiền một cách chính đáng và dùng nó để phục vụ cho các nhu cầu của bản thân. Hạnh phúc không mua đuợc bằng tiền nhưng nếu không có tiền thì bạn không thể đảm bảo và phát triển đời sống vật chất của bản thân, của gia đình.

Sống trong thế giới thời mở cửa, nền văn hóa giữa các nuớc hội nhập với nhau, đồng tiền đang dần chiếm giữ một vị trí quan trọng, nó đuợc xem là chìa khóa vạn năng, giúp con người có được tất cả. Vì vậy, người ta thường nói “Có tiền là có tất cả”. Đúng là có nhiều điều quan trọng không thể có được nếu thiếu tiền nhưng nói nói tiền mua đuợc tất cả mọi thứ trên đời là không đúng bởi vì tiền chỉ là công cụ để trao đổi và phục vụ cuộc sống hàng ngày. Đồng tiền chỉ là một vật trung gian để bạn có thể tạo ra hạnh phúc.

Trong xã hội hiện nay, việc làm ra tiền và sử dụng tiền một cách hợp lý, tích cực là một thử thách rất lớn đối với mỗi người. Bất cứ điều gì cũng có hai mặt. Đồng tiền cũng vậy. Nó là tốt hay xấu do chính người sử dụng quyết định. Chính vì vậy, mỗi người cần kiên định, bản lĩnh để dùng đồng tiền một cách đúng đắn nhất.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 2

Lối sống của một quốc gia, một dân tộc luôn bị ảnh hưởng bởi một vài giá trị vật chất. Đồng tiền và những giá trị thực hay giá trị ẩn của nó đều được xem như có sức ảnh hưởng rất lớn đối với lối sống. Không có quyền đổ lỗi cho đồng tiền nhưng khống chế được nó quả không phải là đơn giản.

Cách đây không lâu, trong một diễn đàn giáo dục con cái xài tiền như thế nào và có nên cho tiền con trẻ khi đi học, nhiều phụ huynh đã làm cho chúng tôi thật sự bất ngờ. Nguyễn Thị X, luật sư, tuyên bố một cách chắc nịch: Không cho tiền con trẻ, nếu cho tiền chỉ tổ làm cho chúng hư… Trao đổi danh thiếp để có cơ hội trò chuyện, nhưng có ai ngờ đâu đúng hơn năm sau, chị gọi lại cho tôi và báo rằng con chị ăn cắp tiền của gia đình để xài vặt… Nỗi đau này quả là một bài học quý. Nhiều quốc gia trên thế giới đã giáo dục con cái sử dụng đồng tiền và hiểu được giá trị đồng tiền ngay từ thuở bé. Dù rằng không phải quy gán tội cho các bậc phụ huynh nhưng rõ ràng đây là một trong những yếu tố có thể được xem là căn nguyên của vấn đề. Nhân cách con người thế nào thì những hành vi tương ứng sẽ như thế ấy và hành vi sử dụng đồng tiền hay để đồng tiền khống chế ngược là một ví dụ. Thực tế cho thấy những diễn biến tâm lí và những dấu ấn của ký ức căng thẳng xoay quanh việc xài tiền đã trở thành những động lực để con người phấn đấu, nhưng cũng chính vì vậy đôi lúc nhiều cá nhân đã phấn đấu có tiền bằng mọi cách mà không kể đến lương tâm, sĩ diện và nhân cách. Khi bị một áp lực căng kéo về đồng tiền trong quá khứ, nhu cầu trỗi dậy để làm chủ nó, để khống chế nó lại bùng phát mạnh mẽ nhưng khi cá nhân chưa đủ nội lực thì những chuyện kinh khủng đã xảy ra. Tiền chỉ là phương tiện. Có ai lại sống không cần tiền? Câu hỏi thật đơn giản lại được trả lời một cách quá khó khăn dành cho những người thật bình thường trong cuộc đời. Giá trị đồng tiền đã rõ nhưng không phải ai cũng hiểu đồng tiền chỉ là phương tiện.

Hãy giáo dục cho con trẻ sự thấu cảm của cuộc sống ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Sự thấu cảm này tưởng chừng thật đơn giản nhưng lại có giá trị rất đặc biệt. Đã qua rồi thời giáo dục chung chung và khái quát. Hãy bắt đầu từ những việc rất đơn giản như: “Ăn quả táo này con cảm ơn ai?”. Cảm ơn người trồng cây vẫn chưa đủ, cảm ơn người bán táo vẫn chưa đủ mà trước hết phải cảm ơn bố mẹ – người đã lao động cực nhọc để mua táo cho con. Hãy thẳng thắn nhưng thật nhẹ nhàng và tinh tế giáo dục cho con cái hiểu rằng việc tìm ra đồng tiền là quan trọng nhưng chính tình cảm bố mẹ dành cho con mới là quan trọng nhất.

Theo thời gian và năm tháng, hãy giúp trẻ nhận ra với 500.000 đồng có được từ hai nguồn khác nhau, một là trúng số, hai là có được từ tháng lương đầu tiên, con sẽ làm gì… Chính lúc này trẻ sẽ hiểu hơn về những giá trị của đồng tiền trong cuộc sống. Không có quyền phán xét và không có quyền chỉ trích nhưng quá nhiều bậc cha mẹ ngày nay đã ép con mình sống theo thước đo của đồng tiền từ những tình huống rất thường nhật. “Chú Ba mày keo quá, lì xì cho tui có 5.000 thì bo hơn cái bánh xèo miền Trung”; “Con cứ thi vào kinh tế cho mẹ mới có nhiều tiền, vào chi ba cái xã hội, học chi cho mệt thân…” là những câu nói cửa miệng của khá nhiều gia đình! Nhiều người thân, nhiều gia đình đã thật sự sai lầm khi cứ tạo áp lực chồng mình, vợ mình tìm nhiều tiền hơn nữa để xây nhà, đi du lịch. Nhiều bậc bố mẹ hay những bạn đời thấy người thân của mình đem về nhiều tiền thì sung sướng hỉ hả trên đống tiền có được mà thiếu hẳn sự quan tâm, hỏi han… Chính sự vô tâm, chính sự thờ ơ vô cảm này đã làm cho nhiều người thân của chính mình trượt đi trên con dốc số phận theo vòng xoáy của đồng tiền mà không thể hãm phanh. Buồn, xót… giờ đã muộn!

Bài học giản đơn mà sâu sắc nhất vẫn là giáo dục giá trị làm người của một con người. Biết tự trọng, biết cân nhắc, có sĩ diện, biết điểm dừng khi cần… trong cuộc sống sẽ làm cho mỗi người vững vàng hơn trước áp lực của đồng tiền.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 3

Tiền là một trong những vật mang rất nhiều ý nghĩa và cũng rất nhạy cảm. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của đồng tiền trong cuộc sống và trong xã hội. Tuy nhiên nếu như chúng ta quá coi trọng đồng tiền thì cũng sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Tiền quan trọng như vậy, vậy thế nào là tiền? Tiền là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành. Tiền là một chuẩn mực chung có thể so sánh được các giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và nó mang tính dễ thụ nhận và thường được nhà nước bảo đảm bởi những giá trị. Tóm lại tiền là phương tiện dùng để trao đổi, đổi chác mua bán.

Từ xa xưa đến nay tiền đong vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người? Vì nó là phương tiên mang giá trị dùng để trao đổi hàng hóa. Tiền ra đời khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định. Khi đó thay vì chuẩn bị rất nhiều hàng hóa cho một chuyến đi thì người ta chỉ cần chuẩn bị tiền là đủ. Nó đánh đấu một bước ngoặt lớn và tiền trở thành một công cụ của con người.

Nếu như chúng ta coi tiền là một phương tiện phục vụ cho cuộc sống thì là một điều đáng quý, nó phục vụ chúng ta mọi lúc mọi nơi, nó sẽ giúp cho con người ta đạt tới cảnh giới hạnh phúc. Như chúng ta vẫn thường nói với nhau có tiền mua tiên cũng được. Tiền giúp đem lại cho con người chúng ta những điều tốt đẹp muốn có nhà đẹp, ăn ngon, mặc đẹp thì chúng ta đều có thể thực hiện một cách nhanh chóng nhờ có tiền.

Tuy nhiên nếu như chúng ta trở thành nô lệ của đồng tiền thì tiền sẽ trở thành một ông chủ xấu. Đồng tiền nó làm cho con người ta trở nên tham lam, ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình. Và đặc biệt đồng tiền nó làm cho con người chúng ta trở nên xấu xa khi tìm mọi cách, không từ mọi thủ đoạn để kiếm tiền. Tiền sẽ làm cho con người ta trở nên biến chất trở thành người xấu lúc nào không biết, đã có những vụ giết người cướp của rung động dư luận cũng vì tiền mà ra.

Đồng tiền luôn tồn tại 2 mặt, cho nên chúng ta cần nhận thức rõ và đúng đắn vai trò của đồng tiền, nó chỉ là phương tiện là công cụ cho chúng ta sống tốt hơn mà thôi. Đừng biến mình trở thành nô lệ của đồng tiền mà hãy luôn là con người tỉnh táo biết sống cho đúng, phù hợp với giá trị đạo đức.

Tiền không phải là tất cả nên chúng ta đừng quá phụ thuộc vào đồng tiền, hãy biết sống cao đẹp đừng quá phụ thuộc vào đồng tiền.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 4

Có bao giờ bạn tự hỏi: Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát khao, hi vọng. Hai điều đó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết trong cuộc sống.

Hạnh phúc là cảm giác sung sướng, mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đã được những gi mong muốn, còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tiêu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau.

Tiền bạc có tầm ảnh hướng lớn đối với chúng ta. Nó là điều kiện cần cho nhiều hoạt động của cuộc sống như học tập, ăn, mặc, ở, đi lại... Mỗi việc chúng ta làm đều cần rất nhiều tiền. Hàng ngày chúng ta phải ăn uống để duy tri sự sống. Phải có tiền thì chúng ta mới có thể mua được những loại thực phẩm mà chúng ta cần dùng hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày chúng ta không có tiền để chi tiêu, không thể mua được những thứ cần thiết cho cuộc sống, lúc đó chúng ta sẽ như thế nào? Không ăn uống, không có những điều tối thiểu để sinh hoạt, chắc chắn sức khoẻ của chúng ta sẽ bị giảm sút theo đó là rất nhiều hệ luỵ, việc khám chữa bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, học tập và làm việc sẽ không được đảm bảo.

Bên cạnh những giá trị vật chất, chúng ta còn đáp ứng được những giá trị thần khi có tiền. Chúng ta có thể tổ chức đi chơi vào những ngày hay đơn giản là những hoạt động, dịch vụ như Internet, điện thoại, phải có tiền thì chúng ta mới có thể chi trả cho những hoạt động đó. Chúng ta cần tiền, rất cần tiền mỗi ngày để chi trả cho những vấn đề cần trong cuộc sống. Dường như đồng tiền đã một phần nào chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta. Mỗi người đều có những nhu cầu thiết yếu cho gia đình, cho bản thân, tuy nhiên với những gì chúng ta có, cần phải biết cách chi cho hợp lý, phải biết tính toán những gì mình cần, mình có. Nếu là một sinh nghèo vừa tốt nghiệp ra trường, cần có một chiếc xe máy để đi làm, với những gì cô có, chi có thể mua được một chiếc xe bình thường, không sang trọng, đắt tiền nhưng đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Hay bên cạnh đó những sinh viên con nhà giàu, có thể mua được chiếc xe đắt tiền, sang trọng... Nhưng dù có nhiều tiền hay ít tiền, với nhu cầu của bản thân, với một sự tính toán, cân đối thì chúng ta có thể thoả mãn nhu cầu của cuộc sống tuy có lúc cũng chưa thật sự hài lòng. Tiền bạc là một điều kiện cần của cuộc hạnh phúc nhưng đó không phải là điều kiện đủ của hạnh phúc. Có những người chỉ biết kiếm tiền, họ chi mải làm, tiền đối với họ chẳng bao giờ là đủ nhưng họ lại không quan tâm, không biết trân trọng những gì mình đang có. Đối với họ, họ hạnh phúc ở chỗ họ làm ra tiền. Và khi nhận ra ra rằng mình không có được hạnh phúc thực sự thì có lẽ, đã là quá muộn. Những đồng tiền làm ra không thể đổi lấy hạnh phúc. Khi có tiền, tạo ra những giá trị tinh thần được vui chơi, được hòa mình vào cuộc sống, đó là điều kiện cho hạnh phúc nảy sinh và phát triển.

Như vậy chúng ta có thể nói tiền bạc là một điều kiện cần nhưng chưa đủ hạnh phúc. Khi thức tỉnh lòng mình, có ước mơ nhưng đồng ý tiếp nhận, trân trọng và yêu thương những gì mình có, chấp nhận những gì mình không thể có, có một nhận thức rõ ràng vể đồng tiền, lúc đó, chúng ta đã có hạnh phúc. Trong xã hội Việt Nam xưa và bây giờ vẫn còn tồn tại những quan niệm sai trái về quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc:

"Trong tay đã sẵn đồng tiền

Dầu rằng đổi trắng thay đen khó gì"

Trong cái xã hội cũ đó, đồng tiền như một thế lực vạn năng. Hạnh phúc của người có thể đem ra mua bán bằng những giá trị đồng tiền. Còn ngày nay lại có rất nhiều người không biết quý trọng đồng tiền, sinh ra những thói hư tật xấu lười biếng, hư hỏng, trì trệ... Cái gì cũng đã có, không phải làm gì không ai hướng dẫn, họ chỉ biết hưởng thụ những gì tiền có thể đem tới, những thứ cần phải có sự rèn luyện về tinh thần và ý chí, họ không thể có được hạnh phúc. Họ không nghe nhạc để biết thế nào là bản nhạc hay không biết đọc báo để biết ai sướng, ai khổ, họ không có thời gian để chuyện tâm tình thật lâu, thật sâu để hiểu về một người bạn, để hiểu thế nào là một tình bạn...

Và khi có được tất cả, trừ những cái mới như ma tuý, thuốc lắc,... thì họ thử. Họ có thế vui khi làm được điều đó, họ có thể hạnh phúc nhưng bố mẹ họ chắc chắn không hạnh phúc, những người thân của họ chắc chắn không hạnh phúc và cái hạnh phúc của họ chỉ là nhất thời. Như vậy những quan niệm trái về ý nghĩa của tiền bạc và hạnh phúc cần phải phê phán, bác bỏ và hướng họ tới những quan niệm tốt đẹp, cho họ biết giá trị của cuộc sống và làm thế nào để có được hạnh phúc thực sự.

Tiền bạc và hạnh phúc? Tiền bạc giúp chúng ta thoả mãn nhu cầu vật chất, một phần nào đó giúp chúng ta đáp ứng về tinh thần. Còn hạnh phúc thực sự thoả mãn về nhu cầu ấy. Với tôi, hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vật chất mà đồng tiền mang đến, quan trọng là sự nâng niu, trân trọng cuộc sống mà chúng ta có mà thôi.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 5

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ tiên tiến, hiện đại khiến con người vô tình bị bủa vây trong vòng xoay của cuộc sống. Chạy theo sức hút của đồng tiền, mà con người dần lãng quên đi những giá trị tinh thần tốt đẹp. Đồng tiền có vai trò quan trọng trong cuộc nhưng nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều tác động tiêu cực.

Tiền xuất hiện từ xa xưa, ngay từ xã hội nguyên thủy dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình dáng ban đầu của đồng tiền là hình tròn, đúc bằng kim loại đồng và bạc. Theo sự phát triển của công nghệ, người ta sáng tạo ra tiền bằng giấy hoặc polymer. Vàng, bạc, kim cương cũng có thể gọi là "tiền". Dù xuất hiện dưới các hình thức khác nhau nhưng bản chất của đồng tiền chính là phương tiện mua bán, trao đổi hàng hóa, thỏa mãn các nhu cầu của con người trong cuộc sống.

Đồng tiền có vai trò và ảnh hưởng cụ thể như thế nào trong cuộc sống? Trước tiên, tiền giúp chúng ta duy trì cuộc sống. Ăn, mặc, ở, đi lại,...tất cả đều cần tiền chi trả. Rất nhiều người bởi vì không có tiền mà lang thang, cơ nhỡ, không được đi học, không có được cuộc sống sinh hoạt bình thường. Trẻ em sinh ra cần có tiền để chăm sóc, nuôi dưỡng. Người mất đi rồi cũng cần có tiền để làm lễ tang, phúng viếng, chôn cất. Các công trình trường học, bệnh viện, cầu đường,... muốn xây dựng được cần có nguồn vốn đầu tư lớn.

Muốn vượt qua khó khăn nhất định không thể thiếu sự có mặt của đồng tiền. Kháng chiến chống các thế lực xâm lược, chống bè lũ bán nước cướp nước năm xưa giành thắng lợi không chỉ nhờ vào sức người mà còn nhờ vào sức của. Thiên tai, bão lụt hay điển hình như đại dịch covid 19 đang diễn ra sẽ khó lòng đẩy lùi nếu không có tiền. Một dân tộc dù đồng lòng chống dịch đến đây cũng không thể vượt qua nếu không có đủ các thiết bị, vật tư y tế. Các thiết bị, vật tư ấy lại cần mua sắm bằng tiền.

Đồng tiền ngoài ra còn giúp thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần của con người. Bạn muốn đi du lịch, muốn nghỉ ngơi thư giãn, muốn làm đẹp, bạn cần có tiền. Không ai có thể phủ định rằng việc có nhiều tiền sẽ giúp bản thân có được cuộc sống thuận lợi, nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt còn có thể dùng tiền để làm từ thiện, giúp đỡ người khác, đóng góp cho quê hương, đất nước.

Song, bên cạnh những giá trị tích cực đó, đồng tiền còn chứa đựng rất nhiều tác động tiêu cực. Tiền từ vị trí là phương tiện duy trì cuộc sống dần biến chất bởi những tham lam, ích kỉ. Đồng tiền hiện nay mang một sức mạnh thật đáng sợ. Trước kia, người ta dùng tiền để thay thế giá trị hàng hóa, dịch vụ. Còn ngày nay, rất nhiều thứ trong đời sống vật chất đều có thể mua được bằng tiền, nó thậm chí đại diện cho quyền lực, danh tiếng, sự trọng vọng trong xã hội... Câu nói "Tiền là tiên, là phật", "Thứ gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền" theo đó mà xuất hiện.

Tiền trở thành phương tiện chi phối các mối quan hệ và thỏa mãn mục đích dơ bẩn. Vì mâu thuẫn tiền bạc, con giết cha mẹ, anh em ruột thịt xa cách, kiện tụng... Biết bao gia đình vì tiền mà tan cửa nát nhà. Biết bao người vì tiền mà lâm vào cảnh tha hóa nhân cách, cướp của giết người. Những nghề nghiệp cao quý như nghề giáo, bác sĩ, những mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò... dần biến chất dưới mê lực của đồng tiền. Hàng năm, biết bao vụ tham nhũng, nhận hối lộ với con số hàng chục tỷ đồng được phơi bày chính là minh chứng cho mặt tối tăm của đồng tiền.

Tuy nhiên, bản thân đồng tiền vốn không phải xấu xa, bẩn thỉu. Tất cả những ảnh hưởng tiêu cực ấy suy cho cùng đều bắt nguồn từ nội tâm tham lam, mưu lợi của con người. Tiền tạo ra bằng công sức của chính mình, sử dụng cho mục đích chính đáng là tiền trong sạch.

Nhiều người thắc mắc tiền liệu có mua được tất cả, bao gồm hạnh phúc hay không? Câu trả lời là không, tiền không phải tất cả. Tiền chỉ là công cụ để trao đổi và phục vụ cuộc sống hàng ngày. Một gia đình nghèo nhưng các thành viên yêu thương nhau chắc chắn sẽ hạnh phúc, vui vẻ hơn gia đình giàu có mà cha mẹ con cái xa cách lạnh nhạt với nhau. Một người làm công việc bình thường, có thời gian cho bản thân hẳn sẽ vui vẻ hơn người cả ngày chỉ chạy theo mục đích kiếm tiền.

Mỗi yếu tố trong cuộc sống đều có giới hạn riêng, tiền cũng như vậy. Bản thân chúng ta cần biết đâu là đủ để đạt được những giá trị cần thiết thực sự. Cố gắng kiếm nhiều tiền để cuộc sống thoải mái, đầy đủ hơn nhưng tuyệt đối đừng để đồng tiền chi phối và thay đổi bản thân mình.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 6

Bạn có từng tự hỏi về ý nghĩa của tiền bạc đối với con người? Và về hạnh phúc, khát khao, hy vọng của con người? Dù hai khái niệm này có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng thực tế lại tạo nên một mối quan hệ sâu sắc và không thể thiếu trong cuộc sống.

Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc mãn nguyện khi chúng ta đạt được những điều mà mình mong muốn. Còn tiền bạc là một tài sản dùng để chi tiêu và đầu tư. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc lại rất khăng khít.

Tiền bạc có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nó là điều kiện cần để có thể thực hiện nhiều hoạt động trong cuộc sống như học tập, ăn uống, mặc quần áo, ở đâu đó, di chuyển... Mỗi hoạt động này đều cần chi phí. Hằng ngày, chúng ta phải tiêu tiền để mua đồ ăn để duy trì sự sống. Nếu không có tiền, chúng ta sẽ không thể mua được những thực phẩm cần thiết để sống sót. Hãy tưởng tượng nếu một ngày bạn không có tiền để chi tiêu, bạn sẽ sống như thế nào? Không có đồ ăn, không có những thứ thiết yếu khác, sức khỏe của bạn sẽ bị suy giảm, và điều đó sẽ gây ra nhiều hệ lụy khác như việc khám chữa bệnh khó khăn hơn, không thể học tập và làm việc hiệu quả.

Bên cạnh những giá trị vật chất, tiền còn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các giá trị thần. Tiền là điều kiện để thực hiện những hoạt động vui chơi, giải trí và sử dụng các dịch vụ như internet, điện thoại. Trong cuộc sống, chúng ta cần tiền để chi trả cho các vấn đề thiết yếu cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đồng tiền không nên chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta.

Mỗi người đều có những nhu cầu thiết yếu và với những gì chúng ta có, chúng ta cần biết cách chi tiêu hợp lý và tính toán. Ví dụ, một người mới tốt nghiệp cần mua một chiếc xe để đi làm, họ chỉ có thể mua một chiếc xe bình thường, đáp ứng nhu cầu của bản thân. Ngược lại, một sinh viên giàu có có thể mua một chiếc xe đắt tiền và sang trọng hơn. Dù bạn có ít hay nhiều tiền, với sự cân đối và tính toán, bạn có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống.

Tiền bạc là điều kiện cần cho hạnh phúc, tuy nhiên, đó không phải là điều kiện đủ. Có những người chỉ biết kiếm tiền và chi tiêu mà không biết trân trọng những gì mình có. Họ không bao giờ thấy đủ với số tiền mình có và không cảm nhận được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Họ tập trung quá nhiều vào việc kiếm tiền và bỏ qua các giá trị tinh thần, nhưng những giá trị này mới là điều kiện để hạnh phúc nảy sinh và phát triển.

Vì vậy, chúng ta nên biết sử dụng tiền một cách hợp lý và trân trọng những giá trị tinh thần để đạt được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.

Để đạt được hạnh phúc, tiền bạc chỉ là một điều kiện cần, nhưng không đủ. Chúng ta cần có sự tỉnh táo và nhận thức đúng đắn về đồng tiền, biết trân trọng, yêu thương và chấp nhận những gì mình có, cũng như những điều không thể có. Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam cũ và nay, vẫn còn tồn tại những quan niệm sai lầm về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc.

Trong xã hội cũ, đồng tiền được xem như một thế lực vạn năng, có thể mua bán và đem lại hạnh phúc cho mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều người không biết quý trọng tiền bạc, sống trong thói hư tật xấu, lười biếng, hư hỏng, trì trệ... Họ chỉ biết hưởng thụ những gì tiền bạc có thể đem lại mà không có sự rèn luyện về tinh thần và ý chí. Họ không có thời gian để quan tâm đến những thứ đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực như nghe nhạc hay đọc báo để hiểu thế giới xung quanh. Chính vì vậy, họ không thể có được hạnh phúc thực sự và không hiểu được ý nghĩa của một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Khi chúng ta có đủ tất cả, trừ những thứ như ma túy, thuốc lắc,... thì chúng ta thường sẽ thử thưởng thức để cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, đó chỉ là hạnh phúc tạm thời và không thể đem lại niềm vui lâu dài cho chính bản thân hay cho những người thân yêu xung quanh chúng ta. Chúng ta cần phải cân nhắc lại những quan niệm sai lầm về giá trị của tiền bạc và hạnh phúc. Thay vào đó, chúng ta nên tìm hiểu và định hướng cho mình những giá trị tốt đẹp, biết trân trọng và tận hưởng cuộc sống để có được hạnh phúc thật sự. Hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vật chất, mà phụ thuộc vào sự trân trọng và yêu thương cuộc sống mà chúng ta có được.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 7

Tiền là một khái niệm mang đầy ý nghĩa và cực kỳ nhạy cảm. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đồng tiền trong cuộc sống và xã hội, nhưng nếu quá chú trọng vào giá trị của nó, thì những hệ lụy khôn lường sẽ bắt đầu xuất hiện.

Vậy tiền là gì? Tiền là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, được phát hành bởi ngân hàng nhà nước. Nó là một tiêu chuẩn chung, giúp so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu của con người, được bảo đảm bởi giá trị của nó và thường được nhà nước bảo vệ. Tóm lại, tiền là công cụ để trao đổi và mua bán hàng hóa.

Từ lâu đời, tiền đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, bởi vì nó là phương tiện để trao đổi các hàng hóa. Khi xã hội phát triển và sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, tiền đã xuất hiện như một phương tiện để thay thế việc chuẩn bị rất nhiều hàng hóa cho một chuyến đi. Điều này đánh dấu bước ngoặt lớn và tiền trở thành một công cụ thiết yếu của con người.

Nếu chúng ta đánh giá tiền là một công cụ hỗ trợ cuộc sống, thì đó là một điều vô cùng quý giá. Tiền giúp chúng ta đạt tới những điều tốt đẹp, như nhà cửa đẹp, thức ăn ngon, và quần áo đẹp. Nhưng nếu chúng ta trở thành nô lệ của tiền, thì tiền sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta. Tiền có thể làm cho con người trở nên tham lam và ích kỷ, chỉ tập trung vào bản thân. Tiền có thể khiến cho con người tìm mọi cách để kiếm được nó, bất kể cách nào. Nó có thể biến chất con người và khiến cho họ trở nên xấu xa.

Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đúng về tiền. Tiền chỉ là một công cụ hỗ trợ cuộc sống, không phải tất cả. Chúng ta không nên trở thành nô lệ của tiền mà hãy sống với giá trị đạo đức và tỉnh táo. Chúng ta không nên phụ thuộc quá nhiều vào tiền mà hãy sống một cuộc sống cao đẹp. Chúng ta cần nhận thức được rằng tiền có hai mặt và hãy biết sử dụng nó một cách đúng đắn.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 8

Nói về sức mạnh của đồng tiền văn học dù lãng mạn như thế nhưng cũng đưa chủ đề này vào giới hạn của hiện thực "Trong tay có sẵn đồng tiền/ Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì” Vậy ta mới hiểu sức mạnh ghê gớm của đồng tiền.

Đồng tiền được xem chính là của cải vật chất giúp con người duy trì cuộc sống, nó là thứ giúp con người có thể sử dụng dùng để mua được rất nhiều thứ vật dụng hàng ngày đảm bảo cho cuộc sống của con người. Và chúng ta ví dụ như các cơ sở vật chất, dùng để học tập, chữa bệnh… Đây dường như cũng đã được xem là thứ dùng để lưu thông và trao đổi trong cuộc sống. Có thể nói rằng cũng từ xưa đến nay con người lao động để có thể mà tạo ra của cải vật chất và cụ thể là tạo ra đồng tiền để duy trì cuộc sống, có lẽ chính vì vậy vai trò của đồng tiền trong xã hội hiện nay dường nư đã trở lên cực kỳ quan trọng, nó có ý nghĩa to lớn trong việc giúp con người như sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, sung túc và đầy đủ hơn.

Bên cạnh đó thì ta thấy được đồng tiền còn có ý nghĩa to lớn chi phối rất nhiều thứ khác trong cuộc sống của con người. Nếu như một người biết kiếm tiền để tạo nên những đồng tiền hữu ích thì nó như lại trở lên cực kỳ hữu ích và mang đến cho con người được rất nhiều những giá trị tinh thần và cuộc sống vật chất đầy đủ, sung túc. Đồng tiền hiện nay dường như là còn đơn vị phát hành của Việt Nam, nó được dùng để lưu thông và giá trị để đánh giá giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Đồng tiền như một công cụ để trao đổi buôn bán,…Và có thể nhận thấy được chính trong xã hội nếu biết sử dụng đồng tiền có ích, đúng mục đích thì nó lại dường như cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Và điều này như cũng đã giúp con người rất nhiều trong cuộc sống, nó như cũng đã mang lại nhiều ý nghĩa to lớn trong cuộc sống và trở thành người bạn hữu ích, cho con người.

Tuy nhiên, ta có thể khẳng định nếu không biết sử dụng đồng tiền đúng mục đích là lại là một ông chủ xấu và biến chúng ta thành những chủ nô trong xã hội. Việc sử dụng đồng tiền như thế nào cho hợp lý cũng chính là một công việc khó và đòi hỏi mỗi người phải có một sự tính toán cẩn thận. Ta có thể thấy được như ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người chạy theo của cải vật chất ngày càng nhiều. Và có lẽ cũng chính vì thế họ thường bị sức mạnh của đồng tiền chi phối, biến họ thành nô lệ kiếm tiền, và chạy theo xu hướng của thời đại

Ta có thể khẳng định được đồng tiền trong xã hội ngày nay cũng cực kỳ quan trọng, nó giúp con người duy trì được cuộc sống, hơn nữa chính những đồng tiền giúp con người trao đổi, lưu thông và kết nối trong xã hội. Những tính năng của đồng tiền ngày nay con người ngày càng cố gắng lao động, kiếm tiền để tạo nên cơ sở vật chất để duy trì cuộc sống đồng thời như lại đã phát triển thêm những điều kiện cho bản thân, và hơn thế như đã giúp cho chúng ta có nhiều cơ hội để mở rộng, phát triển trong cuộc sống về các lĩnh vực như học tập, sức khỏe, cuộc sống hạnh phúc hơn.

Chính vì vậy mà ở mỗi cá nhân chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trong việc sử dụng đồng tiền có mục đích và có thể nói chính việc kiếm tiền một cách chân chính, đó là những việc làm cần thiết. Việc kiếm tiền dường như cũng đã đem lại cho con người những giá trị to lớn trong cuộc sống và đồng tiền có ý nghĩa mang đến cho con người cuộc sống sung túc, cũng như được đầy đủ và một cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Đồng tiền quả thực luôn luôn có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay, tuy nhiên việc sử dụng đồng tiền có mục đích là quan trọng và đồng tiền chính là cơ sở để chúng ta rèn luyện về sức khỏe, tri thức và phát triển bản thân hơn bao giờ hết.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 9

Đồng tiền là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại và đã đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị của con người. Việc hiểu rõ vai trò và giá trị của đồng tiền là vô cùng quan trọng, và bài nghị luận này sẽ giải thích sâu hơn về chủ đề này.

Trước hết, đồng tiền đóng vai trò quan trọng trong việc giao dịch thương mại. Nó cho phép người mua và người bán trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ của họ một cách tiện lợi và hiệu quả. Đồng tiền đóng vai trò là một phương tiện trao đổi chung, giúp giảm thiểu sự khác biệt giữa các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau.

Ngoài ra, đồng tiền còn có vai trò là một đơn vị đo giá. Nó giúp đo lường giá trị của một mặt hàng hoặc dịch vụ và giúp người mua và người bán thỏa thuận giá cả một cách dễ dàng. Nếu không có đồng tiền, việc đo giá trị và thỏa thuận giá cả sẽ trở nên rất khó khăn.

Đồng tiền còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiết kiệm và đầu tư. Nó là một công cụ để tích lũy và bảo vệ giá trị của tài sản. Những người có đồng tiền có thể sử dụng nó để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất động sản, đồng thời tăng cơ hội để tăng thu nhập và giảm rủi ro.

Tuy nhiên, đồng tiền không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần. Nó đại diện cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia và tạo ra sự ổn định xã hội. Những người có đồng tiền có thể sử dụng nó để đóng góp vào các hoạt động xã hội như viện trợ, quyên góp và các hoạt động từ thiện khác.

Đồng tiền cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động quốc tế, đặc biệt là trong thương mại và đầu tư. Các quốc gia có thể sử dụng đồng tiền để đàm phán và thực hiện các thỏa thuận thương mại, tạo ra lợi ích cho cả các bên liên quan. Ngoài ra, đồng tiền cũng là một phần quan trọng trong các hoạt động đầu tư nước ngoài và giúp các nhà đầu tư đánh giá và quản lý rủi ro đầu tư của họ.

Đồng tiền cũng có ảnh hưởng đến tình hình chính trị và quyết định của các quốc gia. Nó có thể được sử dụng để thúc đẩy hoặc kiềm chế các hoạt động kinh tế hoặc chính trị của một quốc gia hoặc khu vực. Vì vậy, các nhà lãnh đạo chính trị cần cân nhắc kỹ lưỡng về sự ảnh hưởng của đồng tiền đến quyết định và chính sách của họ.

Ngoài ra, đồng tiền còn có giá trị tâm linh và văn hóa đối với một số dân tộc và quốc gia. Nó có thể là biểu tượng của sự thịnh vượng, quyền lực hoặc văn hóa của một quốc gia hoặc dân tộc. Do đó, việc tiêu dùng đồng tiền cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính và giá trị của một quốc gia hoặc dân tộc.

Trong khi đồng tiền có nhiều giá trị, nhưng nó cũng có thể gây ra những vấn đề xã hội và kinh tế.Sự phân hoá giàu nghèo và lạm phát là những vấn đề lớn có thể phát sinh từ việc sử dụng đồng tiền không hợp lý. Sự thiếu hiệu quả trong quản lý đồng tiền có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế và đẩy một quốc gia vào khủng hoảng.

Bên cạnh đó, đồng tiền cũng có thể bị lạm dụng trong hoạt động tài chính và kinh doanh, ví dụ như gây ra các vụ lừa đảo và gian lận tài chính. Điều này đặt ra một thách thức cho các nhà quản lý và chính phủ để đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc sử dụng và quản lý đồng tiền.

Trong số những khó khăn và thách thức này, đồng tiền vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần có sự hiểu biết về tầm quan trọng và giá trị của đồng tiền, đồng thời cần cẩn trọng và đề phòng những rủi ro có thể phát sinh từ việc sử dụng và quản lý đồng tiền.

Vì vậy, tầm quan trọng của việc sử dụng đồng tiền đúng cách và quản lý nó một cách hiệu quả là không thể bàn cãi. Chúng ta cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng khi sử dụng đồng tiền và đảm bảo rằng nó được sử dụng đúng mục đích để giúp cho cuộc sống và xã hội được phát triển bền vững.

Có thể nói rằng, đồng tiền là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại và đã đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị của con người. Nó có nhiều giá trị và vai trò khác nhau, từ việc đóng vai trò trong giao dịch thương mại đến việc đo giá trị và tích lũy tài sản, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động quốc tế và chính trị. Tuy nhiên, việc sử dụng đồng tiền cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro, do đó, chúng ta cần có sự hiểu biết và cẩn trọng trong việc sử dụng và quản lý đồng tiền, đảm bảo tính minh bạch và trung thực, giúp đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế và xã hội. Ngoài ra, chúng ta cần có sự nhìn nhận rõ ràng về giá trị và vai trò của đồng tiền, để có thể sử dụng và quản lý nó một cách hiệu quả và mang lại lợi ích cho mọi người.

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng tiền cũng đang trải qua một sự thay đổi lớn với sự xuất hiện của tiền điện tử và các công nghệ tài chính mới. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà quản lý và các chính phủ để đảm bảo rằng các loại tiền tệ này được sử dụng và quản lý một cách an toàn và hiệu quả.

Tóm lại, đồng tiền có giá trị và vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đóng vai trò là một phương tiện trao đổi chung, đơn vị đo giá và công cụ tiết kiệm và đầu tư. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động quốc tế và chính trị, tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững cho kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng và quản lý đồng tiền cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro, đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết và cẩn trọng để đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc sử dụng và quản lý đồng tiền.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 10

Bạn có từng tự hỏi về ý nghĩa của tiền bạc đối với con người? Và về hạnh phúc, khát khao, hy vọng của con người? Dù hai khái niệm này có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng thực tế lại tạo nên một mối quan hệ sâu sắc và không thể thiếu trong cuộc sống.

Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc mãn nguyện khi chúng ta đạt được những điều mà mình mong muốn. Còn tiền bạc là một tài sản dùng để chi tiêu và đầu tư. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc lại rất khăng khít.

Tiền bạc có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nó là điều kiện cần để có thể thực hiện nhiều hoạt động trong cuộc sống như học tập, ăn uống, mặc quần áo, ở đâu đó, di chuyển... Mỗi hoạt động này đều cần chi phí. Hằng ngày, chúng ta phải tiêu tiền để mua đồ ăn để duy trì sự sống. Nếu không có tiền, chúng ta sẽ không thể mua được những thực phẩm cần thiết để sống sót. Hãy tưởng tượng nếu một ngày bạn không có tiền để chi tiêu, bạn sẽ sống như thế nào? Không có đồ ăn, không có những thứ thiết yếu khác, sức khỏe của bạn sẽ bị suy giảm, và điều đó sẽ gây ra nhiều hệ lụy khác như việc khám chữa bệnh khó khăn hơn, không thể học tập và làm việc hiệu quả.

Bên cạnh những giá trị vật chất, tiền còn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các giá trị thần. Tiền là điều kiện để thực hiện những hoạt động vui chơi, giải trí và sử dụng các dịch vụ như internet, điện thoại. Trong cuộc sống, chúng ta cần tiền để chi trả cho các vấn đề thiết yếu cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đồng tiền không nên chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta.

Mỗi người đều có những nhu cầu thiết yếu và với những gì chúng ta có, chúng ta cần biết cách chi tiêu hợp lý và tính toán. Ví dụ, một người mới tốt nghiệp cần mua một chiếc xe để đi làm, họ chỉ có thể mua một chiếc xe bình thường, đáp ứng nhu cầu của bản thân. Ngược lại, một sinh viên giàu có có thể mua một chiếc xe đắt tiền và sang trọng hơn. Dù bạn có ít hay nhiều tiền, với sự cân đối và tính toán, bạn có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống.

Tiền bạc là điều kiện cần cho hạnh phúc, tuy nhiên, đó không phải là điều kiện đủ. Có những người chỉ biết kiếm tiền và chi tiêu mà không biết trân trọng những gì mình có. Họ không bao giờ thấy đủ với số tiền mình có và không cảm nhận được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Họ tập trung quá nhiều vào việc kiếm tiền và bỏ qua các giá trị tinh thần, nhưng những giá trị này mới là điều kiện để hạnh phúc nảy sinh và phát triển.

Vì vậy, chúng ta nên biết sử dụng tiền một cách hợp lý và trân trọng những giá trị tinh thần để đạt được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.

Để đạt được hạnh phúc, tiền bạc chỉ là một điều kiện cần, nhưng không đủ. Chúng ta cần có sự tỉnh táo và nhận thức đúng đắn về đồng tiền, biết trân trọng, yêu thương và chấp nhận những gì mình có, cũng như những điều không thể có. Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam cũ và nay, vẫn còn tồn tại những quan niệm sai lầm về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc.

Trong xã hội cũ, đồng tiền được xem như một thế lực vạn năng, có thể mua bán và đem lại hạnh phúc cho mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều người không biết quý trọng tiền bạc, sống trong thói hư tật xấu, lười biếng, hư hỏng, trì trệ... Họ chỉ biết hưởng thụ những gì tiền bạc có thể đem lại mà không có sự rèn luyện về tinh thần và ý chí. Họ không có thời gian để quan tâm đến những thứ đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực như nghe nhạc hay đọc báo để hiểu thế giới xung quanh. Chính vì vậy, họ không thể có được hạnh phúc thực sự và không hiểu được ý nghĩa của một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Khi chúng ta có đủ tất cả, trừ những thứ như ma túy, thuốc lắc,... thì chúng ta thường sẽ thử thưởng thức để cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, đó chỉ là hạnh phúc tạm thời và không thể đem lại niềm vui lâu dài cho chính bản thân hay cho những người thân yêu xung quanh chúng ta. Chúng ta cần phải cân nhắc lại những quan niệm sai lầm về giá trị của tiền bạc và hạnh phúc. Thay vào đó, chúng ta nên tìm hiểu và định hướng cho mình những giá trị tốt đẹp, biết trân trọng và tận hưởng cuộc sống để có được hạnh phúc thật sự. Hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vật chất, mà phụ thuộc vào sự trân trọng và yêu thương cuộc sống mà chúng ta có được.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 11

Từ xưa đến nay, đồng tiền luôn là yếu tố có sức mạnh chi phối nhất định đến đời sống xã hội, trong khi hạnh phúc cũng là một trong những điểm đến mà con người mong muốn đạt tới. Điều này đã đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc. Vậy con người cần phải làm gì để giải quyết và cân bằng giữa hai nhu cầu này?

Tiền bạc là một trong những giá trị vật chất để thỏa mãn các nhu cầu của con người. Trong xã hội, đồng tiền đóng vai trò là phương tiện để mua bán, trao đổi hàng hóa và đáp ứng các hoạt động về ăn uống, sinh hoạt, mua sắm của con người. Còn hạnh phúc là một phạm trù bao hàm rất nhiều ý niệm khác nhau: Có người cho rằng có tiền bạc, quyền lực, địa vị, giàu có là hạnh phúc, nhưng lại có người quan niệm hạnh phúc là những điều bình dị, đơn sơ, ấm áp và bình yên trong tâm hồn,... Như vậy, hạnh phúc là một khái niệm không có định nghĩa cụ thể, rõ ràng và hoàn toàn phụ thuộc vào tiêu chí riêng của mỗi người.

Một điều không thể phủ nhận, tiền bạc là một trong những yếu tố quyết định sự no đủ về vật chất, sự thoải mái về tinh thần cho con người. Bởi vậy trong mọi thời kì, đồng tiền luôn được con người coi trọng và thậm chí có nhiều người vì mải mê, nỗ lực kiếm thật nhiều tiền mà đánh mất nhân cách, phẩm giá của bản thân. Khi quá coi trọng đồng tiền, con người sẽ dễ bị chi phối bởi những toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ tầm thường mà quên đi những giá trị đích thực của cuộc sống. Và kết quả, họ vô tình biến bản thân trở thành nô lệ của lối sống thực dụng, bất chấp mọi giá để đạt được mục đích cá nhân. Những con người đó đã quên mất rằng tiền bạc không thể trở thành thước đo giá trị của hạnh phúc, mà chỉ là một yếu tố, một phương tiện để chúng ta chạm tay đến hạnh phúc. Bởi hạnh phúc của con người có đôi lúc là những điều hết sức giản đơn, bình dị. Minh chứng cho điều này là cuộc sống của những con người nghèo khó về tiền bạc, thiếu thốn về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc bởi sự quan tâm, che chở và yêu thương lẫn nhau. Họ đã dùng những giá trị đích thực và cao quý để đong đầy hạnh phúc của bản thân.

Từ những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc hết sức phức tạp. Bởi vậy, con người cần cân bằng cuộc sống vật chất và tinh thần để đạt tới hạnh phúc, không nên chạy theo sự cám dỗ của đồng tiền mà bỏ quên việc chăm sóc đời sống tâm hồn, giống như một nhà văn Nga từng nói: "Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng, cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống".

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 12

Cuộc hành trình của chúng ta qua thời gian đang trải qua sự biến đổi không ngừng, đánh dấu bằng sự thay đổi đáng kể trong những giá trị mà chúng ta chú ý. Trong một thời kỳ mà đồng tiền trở thành trụ cột quyết định, con người dường như đang dần chấp nhận sự thống trị của nó, và sự biến đổi trong tư duy và hành vi của họ trở nên rõ ràng. Đồng tiền không chỉ là một phương tiện trao đổi, mà còn là lực lượng thống trị đối với mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó không chỉ là nguồn động viên trong mọi quan hệ, mà còn là yếu tố quyết định trong mọi tình cảm và nhận thức. Đối diện với sức ảnh hưởng không ngừng của đồng tiền, con người dường như đã trở thành phiên bản khác của chính họ, một sự thay đổi mà họ thậm chí không nhận ra hay không muốn nhìn thấy. Mối quan hệ gia đình, truyền thống và tình cảm dường như trở nên nhạt nhòa dưới ánh sáng của đồng tiền. Sự cạnh tranh về tài sản giữa anh em ngày càng căng thẳng, đôi khi có thể đặt nền tảng cho sự đoạn tuyệt trong mối quan hệ gia đình. Điều này không chỉ là vấn đề của tình thân mà còn là vấn đề của bản thân con người, nơi mà giá trị của họ đang bị đặt vào thách thức bởi quyền lực của tiền bạc. Tiền bạc đã làm cho những giá trị mà chúng ta có được trở nên mong manh và dễ mai một. Người ta đặt câu hỏi từ khi nào và bao lâu nữa, con người sẽ nói rằng tiền là tất cả? Sẵn sàng hy sinh cả tình mạng và pháp luật để đạt được mục tiêu về tiền bạc, có những hành động sai trái được thực hiện với giá trị của cuộc sống. Những người mà đồng tiền mờ mắt có thể bị dẫn dắt vào những lối sống sai lạc, với hậu quả là họ phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. Cuộc sống đã biến thành một thế giới mà tiền bạc là trung tâm. Nó không chỉ là công cụ đơn thuần mà đã trở thành một loại phép lạ, có khả năng biến đổi bản chất của con người. Tiền có thể mua tình yêu, mua đẳng cấp, và mua cả con người. Nó không chỉ đơn giản là một phương tiện giao dịch mà còn là một tiêu chí để đo đạt đẳng cấp trong xã hội. Trước sức mạnh của tiền, con người đang phải đối mặt với câu hỏi lớn: Cuộc sống của họ có phải là vì mục tiêu cá nhân và hạnh phúc hay chỉ là để phục vụ đồng tiền? Trong một thế giới mà lựa chọn trở thành "nô lệ" của đồng tiền có vẻ hấp dẫn, nhưng liệu sau này họ có hối hận vì quyết định đó không? Cuộc sống không chỉ là về đồng tiền; nó là về ta và quyết định của chúng ta. Hãy tự hỏi bản thân, liệu mình đang sống vì hạnh phúc riêng, hay đang dần trở thành một phần của cuộc đua vô nghĩa theo đuổi một "ma lực" có thể biến đổi chính bản ngã của mình.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 13

Bạn đã bao giờ thắc mắc về ý nghĩa của đồng tiền đối với con người chưa? Còn về hạnh phúc, ước muốn và hy vọng của con người? Hai khái niệm này tưởng chừng như không liên quan nhưng thực chất lại tạo nên mối quan hệ sâu sắc và không thể thiếu trong cuộc sống.

Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hài lòng khi chúng ta đạt được điều mình mong muốn. Còn tiền bạc là tài sản dùng để chi tiêu và đầu tư. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc lại rất khăng khít.

Tiền có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Đó là điều kiện cần để có thể thực hiện nhiều hoạt động trong cuộc sống như học tập, ăn uống, mặc quần áo, ở đâu đó, di chuyển... Mỗi hoạt động này đều cần có chi phí. Hàng ngày chúng ta phải bỏ tiền ra mua thực phẩm để duy trì sự sống. Không có tiền, chúng ta sẽ không thể mua được những sản phẩm cần thiết để tồn tại. Hãy tưởng tượng nếu một ngày bạn không có tiền để tiêu, bạn sẽ sống như thế nào? Không có thức ăn, không có những thứ thiết yếu khác, sức khỏe của bạn sẽ suy giảm và điều đó sẽ gây ra nhiều hệ lụy khác như việc khám chữa bệnh khó khăn hơn, không thể học tập và làm việc hiệu quả.

Bên cạnh những vật có giá trị, tiền bạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các giá trị tinh thần. Tiền là điều kiện để thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí và sử dụng các dịch vụ như internet, điện thoại. Trong cuộc sống, chúng ta cần tiền để chi trả cho những vấn đề thiết yếu cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đồng tiền không nên chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta.

Mỗi người đều có những nhu cầu thiết yếu và với những gì mình có thì chúng ta cần phải biết chi tiêu hợp lý và tính toán. Ví dụ, một sinh viên mới ra trường cần mua một chiếc xe để đi làm, họ chỉ có thể mua một chiếc xe bình thường, đáp ứng được nhu cầu của mình. Ngược lại, một sinh viên giàu có có thể mua một chiếc xe đắt tiền và sang trọng hơn. Dù bạn có ít hay nhiều tiền, với sự cân bằng và tính toán, bạn vẫn có thể thỏa mãn được nhu cầu cuộc sống của mình.

Tiền là điều kiện cần để có được hạnh phúc nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Có những người chỉ biết kiếm tiền và tiêu tiền mà không biết trân trọng những gì mình đang có. Họ không bao giờ cảm thấy đủ với số tiền mình có và không cảm thấy hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Họ tập trung quá nhiều vào việc kiếm tiền mà bỏ qua những giá trị tinh thần, nhưng những giá trị này lại là điều kiện để có được hạnh phúc nảy sinh và phát triển.

Vì vậy, chúng ta nên biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý và trân trọng những giá trị tinh thần để đạt được hạnh phúc đích thực trong cuộc sống.

Để đạt được hạnh phúc, tiền chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Chúng ta cần tỉnh táo và ý thức về tiền bạc, trân trọng, yêu thương và chấp nhận những gì mình có cũng như những thứ mình không thể có. Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam xưa và nay vẫn tồn tại những quan niệm sai lầm về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc.

Trong xã hội cũ, tiền bạc được coi là sức mạnh vạn năng, có khả năng mua bán và mang lại hạnh phúc cho mỗi người. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều người không biết trân trọng đồng tiền, sống theo những thói hư tật xấu, lười biếng, hư hỏng, trì trệ... Họ chỉ biết hưởng thụ những gì tiền bạc có thể mang lại mà không có sự rèn luyện về tinh thần và ý chí. Họ không có thời gian để chú ý đến những việc đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực như nghe nhạc, đọc báo để hiểu thế giới xung quanh. Vì vậy, họ không thể có được hạnh phúc đích thực và không hiểu được ý nghĩa của một cuộc sống đầy hạnh phúc.

Khi chúng ta có tất cả mọi thứ ngoại trừ ma túy, thuốc lắc, v.v., chúng ta thường sẽ cố gắng tận hưởng nó để cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, đó chỉ là hạnh phúc nhất thời và không thể mang lại niềm vui lâu dài cho bản thân hay cho những người thân yêu xung quanh. Chúng ta cần xem xét lại những quan niệm sai lầm về giá trị đồng tiền và hạnh phúc. Thay vào đó, chúng ta nên tìm hiểu và hướng mình đến những giá trị tốt đẹp, trân trọng và tận hưởng cuộc sống để có được hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vật chất mà phụ thuộc vào tầm quan trọng và tình yêu cuộc sống mà chúng ta có.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 14

Một câu chuyện đặc biệt về một chàng thanh niên, cách đây vài năm, đã khiến nhiều người bất ngờ. Để có đủ tiền mua chiếc iPhone mơ ước, anh ta đã quyết định bán một quả thận. Câu chuyện này có vẻ điên rồ, nhưng nó chỉ là một ví dụ nhỏ trong hàng ngàn câu chuyện tương tự trong xã hội. Điều này chỉ là một minh chứng nho nhỏ cho sức mạnh mà tiền bạc đang có đối với cuộc sống của chúng ta.

Để hiểu rõ hơn, trước hết, chúng ta cần nhận thức rằng tiền chỉ là một phương tiện trao đổi, một công cụ được sử dụng để giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong xã hội. Tuy nhiên, nó không có giá trị sử dụng riêng của mình; thực tế, nó chỉ là một tờ giấy. Nhưng nghịch lý thay, tờ giấy này mang lại sức mạnh lớn. Có tiền đồng nghĩa với việc bạn có thể đáp ứng nhu cầu vật chất cơ bản và trải nghiệm những dịch vụ cao cấp.

Không chỉ là một phương tiện giao dịch, tiền còn mang lại quyền lực và địa vị xã hội. Trong một xã hội nơi mà sự tôn trọng thường đi kèm với tài sản, người có tiền thường được đánh giá cao. Cuộc sống với tiền trở nên như một bức tranh mơ ước đối với nhiều người, vì nó mang lại không chỉ sự an ninh về tài chính mà còn là những trải nghiệm đẳng cấp. Điều này không phải là ngẫu nhiên, bởi vì xã hội hiện đại ngày càng chú trọng đến tính dịch vụ, và tiền trở thành một thước đo quan trọng của thành công và địa vị xã hội.

Một phần của xã hội chủ yếu theo đuổi lối sống thực tế, họ có quan điểm "có tiền là có hạnh phúc," và họ đặt đồng tiền lên hàng đầu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy và hành vi của họ. Điều này dẫn đến việc nhiều người sẵn lòng đánh đổi nhân cách và liêm sỉ để đạt được mục tiêu về tiền bạc. Chẳng hạn, việc câu view bằng những tin đồn giả mạo hoặc chia sẻ ảnh nóng trên mạng trở nên phổ biến như một cách để kiếm tiền.

Tuy nhiên, khi nói về tiền, chúng ta cần nhìn nhận rằng nó không phải là vạn năng. Tiền không thể mua được sức khỏe, không thay đổi được thời gian, và không mang lại tri thức. Đây là những khía cạnh quan trọng của cuộc sống mà tiền không thể chi phối. Do đó, chúng ta cần nhìn nhận tiền bạc như một phần của cuộc sống hiện đại, một công cụ để đáp ứng những nhu cầu vật chất, nhưng không nên để nó chi phối suy nghĩ và cuộc sống cá nhân của chúng ta.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 15

Trong bức tranh đầy màu sắc của xã hội hiện đại ngày nay, sự phát triển vượt bậc và công nghệ tiên tiến đã tạo nên một môi trường sống hiện đại, nhưng cũng đồng thời tạo ra một vòng xoay không ngừng, mà con người thường bị bủa vây trong đó. Trong cuộc đua theo sức hút của đồng tiền, chúng ta đang dần quên mất những giá trị tinh thần tốt đẹp, bị mất trong bóng tối của quyền lực tài chính.

Đồng tiền, không phủ định vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống, đồng thời cũng mang theo nhiều tác động tiêu cực. Điều này đặt ra câu hỏi: tiền có vai trò và ảnh hưởng cụ thể như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Đầu tiên, không thể phủ nhận rằng tiền giúp duy trì cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đến việc di chuyển, tất cả đều đòi hỏi nguồn lực tài chính. Việc thiếu hụt tiền có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, từ việc lang thang, không có cơ hội học hành, cho đến những cuộc sống không đều đặn và khó khăn. Thậm chí, việc chăm sóc trẻ em hay tổ chức lễ tang cũng đều đòi hỏi nguồn lực tài chính.

Ngoài ra, trong những tình huống khó khăn nhất, đồng tiền còn đóng vai trò quyết định. Không chỉ trong chiến tranh kháng chiến hay đối mặt với thảm họa tự nhiên như bão lụt, mà ngay cả trong cuộc chiến chống lại đại dịch như COVID-19, đồng tiền là chìa khóa mở cửa để vượt qua khó khăn. Người ta không thể phản bác sức mạnh của tiền trong việc mua sắm thiết bị y tế, vật tư và dụng cụ cần thiết để đối phó với tình hình khẩn cấp.

Hơn nữa, đồng tiền không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn thỏa mãn những khao khát tinh thần của con người. Đi du lịch, nghỉ ngơi, làm đẹp - tất cả đều đòi hỏi nguồn lực tài chính. Việc có nhiều tiền không chỉ giúp ta có cuộc sống thuận lợi, mà còn mở ra cánh cửa cho những trải nghiệm đa dạng và đẳng cấp.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào những giá trị tích cực, chúng ta có thể bỏ qua những tác động tiêu cực của đồng tiền. Tiền không chỉ là phương tiện duy trì cuộc sống mà còn trở thành nguồn gốc của những hành vi tham lam và ích kỷ. Câu ngạn ngữ "Tiền là tiên, là phật" là một phản ánh đậm nét về sức mạnh của đồng tiền, nhấn mạnh sự biến chất của nó từ một phương tiện thành một sức mạnh đáng sợ.

Tiền không chỉ giúp mua sắm, mà nó còn chi phối mối quan hệ và làm mờ đi những giá trị tốt đẹp nhất. Mâu thuẫn về tiền bạc đã đưa đến những hậu quả khốc liệt như con cái giết cha mẹ, anh em cãi vã và sự tan vỡ của nhiều gia đình. Đồng tiền, một công cụ ban đầu vốn không có tội lỗi, nhưng lại dễ dàng trở thành nguồn gốc của nhiều vấn đề xã hội do lòng tham và lợi ích cá nhân của con người.

Tất cả những ảnh hưởng tiêu cực này không đến từ bản chất của đồng tiền, mà chúng xuất phát từ tâm hồn tham lam, mưu lợi của con người. Tiền được tạo ra thông qua công sức và lao động của chính chúng ta, và khi sử dụng cho những mục đích đúng đắn, nó có thể là một phương tiện trong sạch và hữu ích.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rằng tiền không phải là tất cả. Đây chỉ là một công cụ để trao đổi và phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Mỗi yếu tố trong cuộc sống đều có giới hạn riêng, và tiền cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta cần biết nơi dừng lại và nhận ra điều gì là đủ để đạt được những giá trị thiết thực và đầy đủ. Việc kiếm nhiều tiền có thể mang lại cuộc sống thoải mái và dễ dàng hơn, nhưng quan trọng nhất là không để đồng tiền chi phối và thay đổi bản thân chúng ta.

Nghị luận nêu suy nghĩ về đồng tiền mẫu 16

Nhắc đến đồng tiền là nhắc đến một vật mang sức mạnh vạn năng trong cuộc sống của con người. Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu sống của con người ngày càng nâng cao. Cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không có sự hiện diện của đồng tiền?

"Đồng tiền" là vật ngang giá chung dùng để trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ. Tiền là phương tiện mà con người dùng để trao đổi, mua bán các mặt hàng phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho đời sống hàng ngày. Nhờ có tiền, chúng ta có thể giải quyết được vô số những công việc khác nhau. Tiền trở thành thứ tài sản quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Chúng ta không thể phủ nhận được những giá trị vật chất mà tiền bạc đem lại. Đồng tiền có thể đáp ứng mọi nhu cầu về ăn uống, may mặc, chỗ ở,...Bạn muốn được sống trong một căn nhà đẹp, hiện đại, sang trọng, bạn cần phải chăm chỉ lao động, tích cóp tiền để mua nhà mới. Khi chất lượng cuộc sống được cải thiện thì nhu cầu sống của con người cũng được nâng lên nhiều nấc thang. Những nhu cầu về ăn ngon, mặc đẹp cũng đều được giải quyết nhanh chóng nhờ đồng tiền. Nó là thứ vật chất quan trọng để đáp ứng các vấn đề học tập, sức khoẻ, đi lại. Kết quả học tập của học sinh được cải thiện đáng kể khi các bạn ấy được đi học thêm ở các trung tâm hoặc học tại nhà cùng gia sư. Tiền giúp con người quan tâm và chăm lo đến sức khỏe bản thân nhiều hơn. Chúng ta biết dùng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe. Con đường di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác cũng được rút ngắn lại nhờ vào các phương tiện giao thông hiện đại. Muốn đi từ Hà Nội vào Huế, Đà Nẵng hay Thành phố Hồ Chí Minh, bạn chỉ cần bỏ ra con số vài trăm nghìn đến khoảng một, hai triệu tiền vé máy bay để có những trải nghiệm ở vùng đất mới. Tiền giúp con người có cuộc sống đầy đủ, tiện nghi và sung túc hơn. Đồng tiền như một người "đầy tớ" trung thành vì nó có thể phục vụ con người ở mọi nơi, mọi lúc.

Bên cạnh việc đem lại những giá trị vật chất, đồng tiền còn mang lại những giá trị tinh thần hữu ích cho con người. Sau những giờ làm việc căng thẳng, chúng ta có thể tổ chức những hoạt động vui chơi, dã ngoại ngoài trời để lấy lại niềm yêu đời và động lực làm việc. Chắc hẳn mỗi chúng ta mỗi tháng đều mất một khoản chi phí nho nhỏ cho các dịch vụ internet để có thể gọi điện, nhắn tin, tâm sự với gia đình hoặc bạn bè ở xa. Và khoản chi phí nho nhỏ ấy cũng giúp chúng ta nghe nhạc, xem phim, chơi game để giải trí, xua tan đi mệt mỏi thường ngày. Một cái "ví dày" với những đồng tiền có mệnh giá cao bao giờ cũng khiến người sở hữu nó có tâm trạng vui vẻ. Tiền không thể mua được hạnh phúc nhưng tiền lại giúp chúng ta tạo ra hạnh phúc. Giả định, nếu không có tiền, con người sẽ sống trong cảnh nghèo đói, bệnh tật sẽ không được chạy chữa kịp thời, những nhu cầu về vui chơi, giải trí cũng không được đáp ứng. Con người sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, bế tắc.

Ngoài việc ngợi ca những giá trị tích cực mà đồng tiền đem lại, chúng ta cũng cần nghiêm khắc phê phán những con người sử dụng đồng tiền không đúng cách và sử dụng sai mục đích. Có những cá nhân chà đạp lên quyền lợi, mồ hôi, công sức của người khác để tư lợi cho bản thân. Có những bạn trẻ tiêu tiền một cách phung phí. Họ không ngại chi tiền rất mạnh tay cho các cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, ăn chơi trác táng rồi để lại hậu quả khôn lường. Họ đã không biết trân trọng giá trị của đồng tiền trong khi ngoài xã hội vẫn còn những mảnh đời khó khăn, tội nghiệp.

Đồng tiền giống như con dao có hai lưỡi sắc nhọn. Nếu chúng ta biết cách sử dụng, nó sẽ giúp ta có cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Và ngược lại, nếu chúng ta để đồng tiền sai khiến, trở thành nô lệ của đồng tiền thì chúng ta sẽ dễ dàng sa ngã và mất đi bản chất lương thiện vốn có. Đồng tiền là một ông chủ xấu bởi vì tiền mà người ta có thể bất chấp tất cả mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Cũng bởi như vậy mà con người trở nên tham lam, ích kỉ. Vì thế, mỗi người cần biết trân trọng giá trị của đồng tiền để hướng đến các giá trị chân, thiện, mĩ và hướng tới một cuộc sống tích cực, hạnh phúc.

Đánh giá bài viết
3 13.568
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm