Nghị luận xã hội về câu nói Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói

Nghị luận xã hội Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về câu nói Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nghị luận Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói

Để các mối quan hệ xung quanh trở nên tốt đẹp và giúp bản thân luôn có thái độ tích cực với mọi người thì mọi thứ dường như phụ thuộc vào lời nói. Lời nói chiếm vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi người xung quanh cũng như bản thân chúng ta. Nếu là một người khôn ngoan thì lời nói như bày tỏ danh dự của chính bản thân bạn. Bởi thế có người từng nói rằng: “Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói”.

Của cải là gì?

Của cải là những thứ có giá trị do con người làm ra hoặc có sẵn trong tự nhiên mà con người chiếm lĩnh được tích lũy thành của cải của mình. Của cải tồn tại dưới dạng thức vật chất và tinh thần như tiền bạc, nhà của, xe cộ, tình cảm,…

Lời nói là gì?

Lời nói là cách thức giao tiếp của con người trong đời sống hằng ngày được thực hiện bằng lời. Đôi khi, lời nói của một ai đó được ghi chép lại thành văn bản chữ viết. Văn bản ấy cũng được xem là lời nói.

“Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói” có nghĩa là người giàu thường xem trọng vật chất của cải cho nên để thể hiện tình cảm của mình, họ thường tặng nhau của cải quý giá. Còn người khôn ngoan thường tăng nhau lời hay ý đẹp bởi họ biết vật chất là do con người tạo ra, nó chỉ làm đẹp hình thức một cách giả tạo chứ không thể làm đẹp được tâm hồn. Chính những lười hay ý đẹp ở đời mới thực sự có giá trị gắn kết tình người bền chặt và chân thật.

Thật không thể nói hết vai trò của lời nói trong cuộc sống này. Tuy có lúc, nó bị phủ nhận bởi vật chất và sự giả dối của con người nhưng chính lời nói mới là cái thực sự có giá trị và còn lại mãi khi tất cả mọi thứ đều bị phai mòn trước sự hủy hoại dòng thời gian khắc nghiệt.

Tại sao: “Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói”?

Thông minh, nhạy bén là phẩm chất đáng quý của mỗi con người. Con người thật sự biết điều khiển hành vi của mình, và tận dụng sự thông minh của mình vào những việc giúp ích bản thân và mọi người xung quanh thì người ấy chính là người khôn ngoan. Khôn ngoan và khéo léo là hai kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp vì vậy khi người khôn ngoan giao tiếp trong một mối quan hệ nào thì chắc hẳn họ sẽ rất thành công với sự nhạy bén trong lỗi nói của mình.

Người khôn ngoan là thế! Và lời nó của họ cũng là một phần quan trọng. Khi thật sự biết dùng lời lẽ, biết hướng mọi theo suy nghĩ tích cực của mình bằng chính lời nói của bản thân. Thật sự lúc này lời nói của những con người khôn ngoan như truyền đến cảm hứng cho mọi người xung quanh. Đối với khôn ngoan thì có thể nói rằng thứ tài sản quý giá mà họ có là lời nói. Bởi đơn giản, sự thông minh mà người khôn ngoan cho vào lời nói của mình là vô giá , nó thể hiện danh dự, nhân phẩm của mỗi một con người .

Tiền tài của cải vật chất luôn luôn là những thứ lấp lánh và luôn có giá trị. Trong mắt của những con người luôn điên cuồng theo đuổi nó là thế ! Định nghĩa của của cải là vật chất, tiền tài và những thứ có giá trị, luôn là một món quà mà người giàu thường dùng làm quà tặng cho mỗi một mối quan hệ bất kì nào đó trong xã hội. Bởi cứ điên cuồng theo đuổi nó, nên đối với họ và trong tìm thức của những con người giàu có là tiền tài, vật chất. Có tiền là có tất cả , vật chất trở nên vô giá và quan trọng trong tìm thức của họ. Trong giao tiếp cũng vậy, họ đem nó vào để so sánh và ước lượng giá trị của nó mà quên đi việc dành tặng những lời lẽ tốt đẹp cho đối phương.

Đối với người khôn khi giao tiếp, họ chỉ có trí khôn, những lời nói khôn ngoan luôn là những món quà vô giá, quan trọng trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Đối với những người giấu có thì của cải, vật chất và tiền tài là quan trọng. Tuy không vô giá nhưng trọng lượng và giá trị của nó thì khiến mọi người quan tâm. Vì vậy, sự so sánh giữa của cải vật chất và lời nói là phép so sánh không bao giờ cân bằng. Cũng như những người giàu và người khôn ngoan thì không bao giờ là “bạn bè” của nhau.

Lời nói tuy không rực rỡ, không sặc sở, không thể đem đi cân đo được. Nhưng nó là sự tượng trưng hơn hết là biểu tượng cho nhân phẩm và danh dự của mỗi một con người. Là sự thể hiện trình độ và sự khôn ngoan của bản thân. Khi thực sự biết sử dụng lời nói của mình vào những việc tích cực thì con người ấy đang thể hiện sự thông minh của bản thân đối với xã hội.

Lời nói tuy là một tiếng, một âm hay là một vần điệu thì cũng đều rất quan trọng. Nó quyết định là cả một tương lại , sự tự tin và trí khôn của bản thân. Là phương tiện truyền cảm hứng và thuyết phục mọi người xung quanh về suy nghĩ tích cực và đam mê , ước mơ của bản thân. Vai trò của lời nói luôn gắn liền với những khôn ngoan. Khôn ngoan khi biết sử dụng nó, khô. Ai cũng có quyền sử dụng lời nói của mình cả dù là giàu hay nghèo, nhưng sự dụng một cách thông minh và khôn khéo thì mới thực sự gặt gái được nhiều thành công cho bản thân.

Cựu tổng thống Mĩ – Barack Obama, hình ảnh của ông đi vào lòng người với những lời nói sắc bén và khôn ngoan của bản thân. Ông đích thân đi giao lưu trên mọi miền đất và truyền cảm hứng cho mỗi một con người bằng những lời nói sắc bén và tích cực của bản thân ông. Truyền hộ mỗi một con người một cảm hứng sống, và giữ những lửa cho tuổi trẻ trên mọi miền đất. Và Việt Nam, nhường bạn trẻ đã vinh hạnh nhận được nguồn cảm hứng ấy. Chỉ một lời nó, chỉ một vài câu mà để lại trong lòng người khác những quan niệm và ý thức. Hành động của ông Obama là minh chứng tốt nhất cho vai trò của lời nói và trách nhiệm của người sư dụng lời nói.

Lời nói là thứ vô giá, nhưng có những con người không biết sử dụng lời nói của mình một cách đúng đắn. Những lời tục tiểu , văn tục cũng đã được nói ra. Truyền từ người này, sáng người khác, thế hệ này đến thế hệ khác, đến tận một đứa bé lên ba cũng dư sức để nói ra nhường lời vô văn hoá. Những con người đang thể hiện mình là người kém văn hoá, văn minh trong xã hội ngày nay. Những hình và cảm hứng về lối sống tiêu cực sẽ được truyền cho các thế hệ trẻ – thế hệ nhân tài của đất nước. Những con người nói ra những lời thiếu căn hoá ,cứ như là họ đang chà đạp danh dự và học thức của bản thân vậy !

Lời nói thốt ra từ miệng và được suy nghĩ bởi trí não của bản thân. Cho nên, hãy thực sự trân trọng giá trị và vai trò của lời nói của chính mình và của người khác. Hãy uốn lưỡi bảy lần rồi mới nói. Hãy suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi nói ra một lời quan trọng nào đó. Bởi khi bạn nói ra rồi bạn không thể lấy lại hay sửa đổi mà không để lại bất cứ một tổn thương nào đối với người khác. Lời nói là minh chứng tốt nhất cho danh dự của bản thân. Xin đừng bán rẻ bằng những lời nói lúc bồng bột, nhất thời.

Dù là người giàu hay người nghèo thì ai cũng có cho mình một danh dự và nhân phẩm. Tất cả đều được thể hiện qua lời nói của bản thân, lời nói một khi đã nói ra thì không thể rút lại được. Vì vậy, hãy trân trọng lòng tự tôn của bản thân thông qua lời nói của chính mình như người xưa từng dạy:

“Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông thanh dẫu đánh bên thành cũng thanh”.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về câu nói Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Đánh giá bài viết
1 1.486
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 12

Xem thêm