Nghị luận xã hội về hãy để tuổi thơ trôi qua một cách thật ý nghĩa

Những bài văn mẫu hay lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Nghị luận xã hội về hãy để tuổi thơ trôi qua một cách thật ý nghĩa gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận xã hội về hãy để tuổi thơ trôi qua một cách thật ý nghĩa

“Tuổi thơ” hai tiếng có vẻ như thân thuộc với mọi lứa tuổi học sinh chúng ta đúng không các bạn? Tuổi thơ của tôi là một kỉ niệm đẹp với bao niềm vui nỗi buồn. Một tuổi thơ với những nụ cười, với những giọt nước. Thật tuyệt đúng không? Để tôi kể cho các bạn nghe về tuổi thơ của tôi nhé!

Tôi, Huệ, Phương, Minh là đám bạn thân từ hồi lớp 6. Chúng tôi có những lúc vui, lúc buồn, có những lúc lại giận nhau vô cớ nhưng sau tất cả chúng tôi là bộ tứ ăng ý nhất. Tôi là một đứa vui vẻ, hòa đồng, luôn khiến bạn bè phải cười khi ở bên mình. Con Huệ thì lại là một đứa học giỏi, năng động, lúc nào cũng đem thành tích xuất sắc về cho lớp. Còn cô bạn tên Phương lại là người vẽ trang vô cùng đẹp, mỗi bức tranh mà Phương vẽ đều rất sinh động và luôn khiến cho người xem bị lôi cuốn. Đặc biệt hơn cả là Minh, tuy nó không học giỏi, không vẽ đẹp hay năng động như tụi con Huệ hay con Phượng nhưng nó có chung sở trường với tôi đó là thích làm hề, khiến cho mọi người cười.

Vẫn như mọi năm, khi tiếng ve tắt hẳn đi là lúc những đứa học sinh chúng tôi cắp sách đến trường. Trong niềm vui rạo rực hòa với sự hồi hộp, lo lắng, tôi cùng Phương, Huệ, Minh tới trường. Tất cả học sinh lớp chúng tôi ai cũng háo hức muốn biết ai là giáo viên chủ nhiệm lớp mình: là cô Ngọc – GV giỏi hóa, hay là cô Nga – GV giỏi văn của trường,… Khi tiếng chuông trường reo lên, đám học sinh chúng tôi vôi vàng vào chỗ ngồi ngay ngắn, chờ cô vào. Từ đằng xa, chúng tôi nghe được tiếng gót giày “cộc, cộc, cộc”… Đám học sinh chúng tôi trố mắt nhìn về phía cửa, trước mắt chúng tôi bây giờ là một cô giáo với vẻ mặt nghiêm khắc, khó chịu, lạnh lùng. “À, thì ra đây là cô Ngân – GV mới chuyển đến trường tôi công tác đây mà!” Nhỏ Lan ngồi cạnh tôi khẽ nói: “Sao nhìn mặt cô giáo có vẻ khó chịu vậy?”. Nghe được tiếng của Lan, cô nhìn thẳng mặt nó rồi bước nhanh vào lớp, đề nghị nó đứng dậy la cho nó một trận vì nó đã làm ồn. Tôi chẳng hiểu sao cô lại nóng tính đến thế trong khi Lan chỉ nói nhỏ. Lúc này lớp bổng trở nên im ắng. Mới ngày đầu đi học đã bị mắng thì những ngày sau này biết làm sao? Lớp tôi thầm nghĩ. Xong việc của nhỏ Lan, cô bắt đầu lấy sách ra yêu cầu chúng tôi ôn lại kiến thức để chuẩn bị kiểm tra năng lực. Cả lớp xôn xao, tại sao cô lại cho làm bài kiểm tra ngay những ngày đầu năm như thế? Mặt đứa nào đứa nấy nhăn nhó, trông mà khó ưa, nhưng biết làm sao, đành phải làm theo lời cô thôi! Cứ mỗi lần chúng tôi hỏi cô bất cứ điều gì ngoài việc học thì cô lại cho rằng chúng tôi đã để phí thời gian mà không dành để học bài, cứ mỗi lần như thế cô lại lên giọng nói về những bài học làm người, nhưng chúng đều nghĩ nó thật nhàm chán và vô ích. Sao bao ngày bị cô bó buộc, chúng tôi bắt đầu có những bất đồng.

Nghị luận xã hội về hãy để tuổi thơ trôi qua một cách thật ý nghĩaLớp tôi bắt đầu chia bè chia phái. Bộ tứ chúng tôi không thể để lớp như vậy, bông chúng tôi nãy ra một ý: Hãy mở ra cuộc họp lớp để giải thích nguyên nhân cả lớp hỗn loạn như vậy và đề ra phương pháp để hạn chế rồi dần dần dập tắt tình trạng này. Ban đầu các bạn như không đồng tình với chúng tôi nhưng sau những lời giải thích, những nỗ lực của chúng tôi, các bạn đã hiểu ra vấn đề. Từ đó, lớp tôi hòa đồng hơn lúc trước, làm gì cũng có nhau, không chỉ giúp đỡ nhau trong học tập mà còn trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh sự hòa đồng của chúng tôi thì cô chủ nhiệm vẫn cứ khó chịu, cô luôn có những ý kiến khiến học sinh phản bác, chống đối. Tôi có cảm giác như cô muốn cả lớp bất đồng, không muốn cho lớp vui vẻ. Nói thật trong suốt những năm học vừa qua thì đây là năm đầu tiên chúng tôi phải gặp một giáo viên khó tính đến thế. Bỗng Huệ sực nảy ra một kế chống lại cô đó là các bạn phải cố gắng làm bài tập đầy đủ, đi học đúng giờ, tuân thủ đúng những nội qui trường lớp để cô không thể có lí do để la mắng lớp nữa nhưng chiêu này không có tác dụng với cô, chiêu này không khiến cô mềm lòng mà còn khiến cô nghiêm túc hơn với chúng tôi, có vẻ như cô đã nhận ra những gì chúng tôi làm.

Cô luôn giữ một khuôn mặt nghiêm khắc và luôn nó cho chúng tôi những bài học làm người nhưng cả lớp đều phất lờ, coi thường những bài học đó. Nhưng đâu phải vì sự nghiêm khắc đó mà lớp chúng tôi chia rẽ, bất đồng. Thời gian trôi qua càng nhanh, càng mau, cũng đến học kì II, năm nay có vẻ hoa phượng nở hơi sớm. Cứ mỗi giờ ra chơi, trước cửa lớp tôi luôn nhộn nhịp tiếng cười đùa, mỗi đứa đều chọn cho mình những cánh phượng đẹp nhất để ép vào vở làm kỉ niệm. Do thời gian ra chơi có hạn, chúng tôi vội vàng chạy vào lớp vì sợ cô la nhưng tại bất cẩn nên thằng Trung đã làm rớt vài cánh hoa trên sàn, khi cô vào thì chúng tôi không kịp dọn dẹp. Cô bắt đầu vào lớp và cằn nhằn chúng tôi, cô bắt chúng tôi mỗi đứa phải dọn vệ sinh một tuần và còn bắt chúng tôi phải tự tay vứt hết những cánh hoa phượng đã ép. Chả hiểu cái quoái gì mà cô bắt chúng tôi làm những điều vớ vẩn thế cơ chứ! Cứ thế, thời gian trôi dần. Rồi cũng đến ngày cuối cùng của học sinh cấp hai chúng tôi: ngày tổng kết, đây là ngày chúng tôi phải chia tay nhau – ngày vui buồn lẫn lộn. Vui vì mình đã lớn thêm một tuổi, vì mình sắp sửa lên một cấp học mới. Nhưng cũng buồn vì phải chia xa thầy cô, bạn bè, xa ngôi trường thân yêu. Điều khiến cả lớp tôi bất ngờ nhất đó là cô giáo. Hôm nay cô đột nhiên tươi tắn hơn mọi ngày. Cô không còn vẻ nghiêm khắc như trước khi chúng tôi hỏi, cô bắt đầu rưng rưng những giọt lệ nói với chúng tôi: “Những điều thời gian qua cô làm với các em chỉ là muốn tốt cho các em, cô nghiêm khắc, cứng rắn đưa ra hình phạt cho những bạn làm sai vì cô muốn các em thay đổi, cô muốn các em phải thật sự trưởng thành, muốn các em phải thật sự nghiêm túc trong việc học, và hơn hết phải chơi thật vui với bạn bè trong năm cuối cấp này để “tuổi thơ trôi qua một cách thật ý nghĩa”. Trên mắt mỗi đứa học sinh chúng tôi rứng lên hàng nước mắt. Chúng tôi không hiểu tại sao cô muốn tụi tôi chơi thật vui mà trước kia lại làm những điều kì quặc với chúng tôi. Nhưng thôi kệ, chúng tôi cũng chợt nhận ra, thời gian qua đã quá vô tâm với cô giáo, đã quá thờ ơ với những điều cô dạy chúng tôi. Kể từ lúc đấy, lớp tôi dường như hiểu cô hơn nhưng thật đáng tiếc đã quá muộn để thể hiện lòng báo đáp, lòng biết ơn đối vối cô vì những gì cô đã làm. Nhưng không sao! Học sinh chúng tôi vẫn sẽ cố gắng, tiếp bước, học tập thật tốt trong những năm cấp ba tiếp theo. Nhưng cũng không quên vui chơi để “tuổi thơ trôi qua một cách thật ý nghĩa”

Tuổi thơ của tôi là như thế đấy! Còn bạn thì sao? Nhưng dù tuổi thơ của mình như thế nào thì các bạn hãy cố gắng nổ lực hết mình trong mỗi việc bạn làm và hãy chơi thật vui để “tuổi thơ trôi qua một cách thật ý nghĩa” nhé!

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Nghị luận xã hội về hãy để tuổi thơ trôi qua một cách thật ý nghĩa. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.

Bài tiếp theo: "Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc" (Đặng Thùy Trâm) bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Đánh giá bài viết
3 786
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm