Nghị luận xã hội về lời dạy Giấy rách phải giữ lấy lề

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về lời dạy Giấy rách phải giữ lấy lề để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Nghị luận xã hội Giấy rách phải giữ lấy lề mẫu 1

Con người luôn luôn phải rèn luyện và tạo cho mình những thói quen tốt, chính vì vậy trong cuộc sống ngày nay chúng ta thấy rất nhiều những cử chỉ thể hiện được những điều tốt đẹp đó, cuộc sống của mỗi con người cần phải được rèn luyện và rèn giũa mỗi ngày. Như dân gian đã có câu giấy rách phải giữ lấy lề.

Giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa đen của nó nói về giấy dùng để viết, dùng cho học sinh hoặc dùng cho con người viết cái việc gì đó nhưng cho dù đến khi nó rách đi thì cũng cần phải giữ lấy lề để cho cuốn sách nhìn nó đẹp và có giá trị hơn. Nhưng những hình ảnh đó đã thể hiện qua hành động gọn gàng và sự cẩn thận của con người với tất cả các sự việc xung quanh họ. Những đức tính đó không chỉ tạo cho họ những thói quen tốt mà tạo cho họ những nề nếp sống gia phong gọn gàng, hợp lý, ngăn nắp.

Những truyền thống đó đã được mọi người rất coi trọng và đó là cách sống của con người từ xưa đến nay, mỗi chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn được rèn luyện những phẩm chất đạo đức và tác phong sống gọn gàng. Dân gian thường có câu nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm, dù có nghèo đói nhưng chúng ta cũng phải giữ cho bát đũa luôn sạch đẹp, gọn gàng, những phép gọn gàng ngăn nắp đó sẽ làm cho chúng ta có những thói quen tốt và nó tạo nên cho chúng ta một con người có giá trị. Con người chúng ta cần phải hiểu được giá trị của câu tục ngữ này để từ đó có những cách hiểu và hành động đúng cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và giá trị hơn.

Con người nên rèn luyện cho mình những thói quen tốt, cần cẩn thận gọn gàng và ngăn nắp có như vậy cuộc sống của họ mới trong lành và có nhiều giá trị. Tạo dựng những thói quen đó phải được rèn luyện từ bé và cần làm những điều đó để làm cho con người họ có đức tính tốt. Nhà sạch thì bát đó cũng là câu nói về sự gọn gàng, sạch sẽ, nhà sạch sẽ giúp thoáng mát, cuộc sống của chúng ta sẽ có nhiều ý nghĩa hơn, trong lành hơn, tốt cho sức khỏe, bát sạch cũng ngon cơm, mỗi đồ dùng sinh hoạt của mình, nếu mình có ý thức giữ gìn và sử dụng nó hợp lý thì nó sẽ trở nên vô cùng hữu ích và có giá trị hơn rất nhiều lần.

Câu tục ngữ trên có giá trị to lớn, về mặt ý nghĩa nó đúng với mọi thời đại, trong xã hội ngày nay, khi chúng ta đang dần phải bon chen với công việc cuộc sống nhiều hơn, thời gian dành cho gia đình cũng bị hạn chế, chính vì vậy việc dọn dẹp cho nhà cửa được sạch sẽ tinh tươm là điều rất khó khăn, bởi đi làm về đã rất là mệt và họ không có nhiều thời gian chuẩn bị gọn gàng những đồ đạc đó là, đấy là lý do về mặt cuộc sống, nhưng rồi nếu họ biết tận dụng thời gian và làm những việc gọn gàng ngăn nắp từ đầu thì việc đó sẽ không còn là trở ngại lớn nữa.

Cũng giống như câu tục ngữ mà dân tộc ta hay sử dụng giấy rách phải giữ lấy lề, dù có rách và nát nhưng cái lề sách là vô cùng quan trọng, không phải nó có giá trị to lớn, mà câu đó lnos còn ý thức cho mỗi chúng ta nên sống có ý thức có những tác phong trong cuộc sống hơn, nhiều người cũng phải tạo dựng được điều đó, sự cẩn thận, ngăn nắp và thói quen gọn gàng là những đức tính cực kì cần thiết của mỗi con người. Nó như một bài học kinh nghiệm sống cho mỗi chúng ta từ xưa đến nay, trong cuộc sống của chúng ta những điều đó là một động lực sống, một kinh nghiệm đã được đúc kết và là nguồn sáng để chúng ta khai sáng những vón kinh nghiệm mới cho chính cuộc sống của chính mình, mỗi con người là một tấm gương chúng ta nên sống như thế nào cho cuộc sống của chúng ta trong lành và lành mạnh.

Trong cuộc sống chúng ta cũng gặp rất nhiều người có những thói quen đó, dường như việc đó làm cho con người họ thêm phần ý nghĩa, cuộc sống xung quanh ngăn nắp, tạo cho họ một môi trường sống thoáng mát và có lợi cho sức khỏe. Dù có nghèo đói nhưng những thói quen đấy vẫn luôn luôn hiện hữu và có trong con người của họ. Nó là kim chỉ nan soi sáng và để lại nhiều bài học có giá trị cho mỗi con người, chúng ta nên học hỏi và phát huy nó mỗi ngày, bởi đó là một cuộc sống có ý nghĩa. Bên cạnh những người luôn gọn gàng cẩn thận thì có người hay buông thả, đó là những thói quen làm cho họ ngày càng trở nên xấu đi và nó sẽ ăn mòn đi tiềm thức trong sáng có trong con người của họ.

Câu tục ngữ trên đã mang ý nghĩa nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên cẩn thận và giữ gìn những điều đáng quý trong cuộc sống của mình tạo nên những thói quen tốt cho bản thân, ngày càng cải thiện và rèn luyện mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn.

2. Nghị luận xã hội Giấy rách phải giữ lấy lề mẫu 2

Phẩm giá, đạo đức của con người rất quan trọng. Người ta có thể sống thiếu về vật chất chứ không thể nào đánh mất nhân cách, danh dự, lòng tự trọng của mình được. Vì vậy, ông bà xưa có nói: "Giấy rách phải giữ lấy lề". Câu tục ngữ trên nhằm nhắc nhở chúng ta: Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó nào cũng phải giữ gìn nhân cách, phẩm giá của con người.

Theo như câu tục ngữ, tờ giấy kia dù có bị "rách", không còn nguyên vẹn nhưng phải giữ được "cái lề" của nó để người ta còn nhận ra là "tờ giấy". Con người cũng vậy, dù bị nghèo túng, lâm vào tình thế bức bách, ta cũng phải có tự trọng, không nên làm những điều bậy bạ, xấu xa... Sống ở trên đời, người ta quí trọng nhau là ở nhân cách, phẩm giá chứ không chỉ biết có tiền. Có tiền thật nhiều, sang trọng hơn người nhưng lại thiếu đạo đức, không nhân cách thì liệu mọi người có quí yêu ta không? Trong những lúc khó khăn thiếu thốn hoặc lúc nguy nan khốn đốn thì nhân cách của con người thường được thể hiện rõ nhất. Xưa kia, danh tiếng Trần Bình Trọng khi bị giặc bắc giữa cái sống và cái chết, ông đã kháng khái chọn cái chết mà ngàn đời sau còn lưu danh muôn thuở: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm vương đất Bắc". Còn nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu đầy cảm phục. Chồng thì "bị trói gô" ở đình làng vì không có tiền nộp sưu cho Nhà nước, còn con thì "đói vàng cả mắt", vậy mà chị đã mạnh dạn ném nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn tiết hạnh với chồng. Càng xúc động và khâm phục biết bao trước cái chết của Lão Hạc - nhân vật trong chuyện "Lão Hạc" của Nam Cao thì thà ăn bả chó để chết chứ không tiếp tục sống đói nghèo để rồi sẽ theo gót Binh Tư làm nghề ăn trộm nuôi thân. Thật đáng trân trọng biết bao những cuộc đời cao đẹp.

Là con người, ta phải có nhân cách đạo đức. Nhân cách ấy giúp ta giữ gìn bản thân sống tốt đẹp và nhân cách giúp ta dễ gần gũi, thân ái với mọi người trong cộng đồng xã hội. Nếu trong xã hội mọi người đều có ý thức được điều này thi xã hội sẽ tiến bộ, văn minh và tươi đẹp hơn.

Thế nhưng, bên cạnh những người đang ra sức giữ gìn nhân cách phẩm chất của mình được tốt đẹp thì có một số người đã bị tha hoá, biến chất. Họ là những người chỉ sống bằng hình thức bên ngoài, chạy theo vật chất xa hoa. Khi gặp sự cố không hay thì họ đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không dám nhận hậu quả của sự suy thoái về đạo đức. Thật là điều ngạc nhiên khi có những "giấy"bị "rách" mà vẫn cố giữ được "cái lề", còn nhiều tờ giấy vẫn nguyên hình dáng hình mà đánh mất cái lề của nó đi. Đó mới là cảnh tượng đau lòng xã hội ta ngày nay không phải là không có trường hợp này, vì vậy Đảng và nước đang ra sức giữ lại những "cái lề, cái lối” ấy mà từ bao đời nay ông cha đã vun đắp cho được tốt đẹp, như tổ tiên ta đã từng nhắc nhở "Đói cho sạch, rách cho thơm" đó sao.

Đã qua rồi những năm tháng chiến tranh, đói nghèo, cuộc sống mới đầy đủ thì câu tục ngữ này là một lời giáo huấn quí báu cho những ai coi thường nhân cách, bán rẻ danh dự, lương tâm. Ta đừng vì một nghịch cảnh nào, vì một lí do nào... mà quên đi lời dạy sâu sắc trên. Ta phải giữ gìn bảo vệ và quí yêu truyền thống, bản sắc của dân tộc, như vậy là ta đã giữ "cái lề” của xã hội, của đất nước

Từ hình ảnh "tờ giấy" ông cha ta giáo dục lớp con cháu đời sau bằng bài học đạo đức làm người thật sâu sắc và quí báu. Để xứng đáng và không hổ thẹn với người đi trước, chúng ta cần phải thận trọng khi bắt tay vào một công việc gì mà việc đó có liên quan đến danh dự bản thân, danh dự gia đình, danh dự của đất nước nhằm tránh được những hậu quả sau này.

3. Nghị luận xã hội Giấy rách phải giữ lấy lề mẫu 3

Từ xưa đến nay ông cha ta thường dạy con cháu rằng “Tiên học lễ, hậu học văn” ý nghĩa của nó vẫn còn lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như một thước đo rèn luyện, tu dưỡng bản thân.

Trước tiên để học thành người cần học lễ nghĩa, lời ăn tiếng nói rất quan trọng, nó thể hiện văn hóa ứng xử văn minh giữa bề dưới với bề trên, giữa bạn bè với nhau. Nói cách khác ông bà xưa có nói: “Giấy rách phải giữ lấy lề” đây là lời nhắc nhở, dạy bảo của ông bà đối với con cháu dù bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải giữ gìn nhân cách, phẩm giá của con người, cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Ý nghĩa “Giấy rách phải giữ lấy lề” theo nghĩa đen thì giấy ở đây tức là giấy dùng để viết, dùng cho học sinh nhưng cho dù nó bị rách thì cũng phải giữ lấy lề để cho cuốn sách nhìn vẫn đẹp. Từ hành động đó chúng ta mới đánh giá được tính cách con người đó có gọn gàng và cẩn thận hay không. Những đức tính ấy không chỉ rèn cho chúng ta những thói quen tốt mà tạo cho chúng ta những nếp sống gia phong gọn gàng, hợp lý, ngăn nắp trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời gian nào. Nghĩa bóng của câu tục ngữ dùng để chỉ dù sống trong hoàn cảnh nghèo túng, thậm chỉ có khi lâm vào tình thế bức bách, chúng ta cũng phải có lòng tự trọng, phẩm hạnh trong sạch, không làm những điều xằng bậy, xấu xa…. Giữa con người với con người với nhau thì cái đáng quý nhất chính là nhân cách, phẩm giá chứ không vì có tiền bạc, địa vị cao sang.

Bởi vậy ông cha ta dùng hai chữ “phải giữ” như là lời nhắc nhở tạo ý thức tự phát, lòng quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn phẩm chất, đạo đức con người. Từ ngữ trong câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” rất giản dị và dễ hiểu. Quyển sách hay quyển vở không thể không có lề cũng giống như con người vậy phải có đạo đức, lòng tự trọng của bản thân. Khi giấy bị rách (do nguyên nhân khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Lề ở đây đồng nghĩa với phong tục, tập quán, lề trong sinh hoạt đã định hình trong tâm hồn, trong hành động, hay đời sống vật chất và tinh thần của mọi miền quê. Nó được thanh lọc theo dòng chảy của thời gian để có được cái tinh hoa nhất, cái tốt đẹp nhất, kết tinh thành truyền thống tốt đẹp, thành “thuần phong mĩ tục”. Vì thế, trước mọi biến cố, mọi thử thách, câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề” có tác dụng to lớn nâng đỡ tinh thần mọi người, động viên nhau biết giữ lấy phẩm hạnh, nêu cao truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương với tất cả niềm tự hào dân tộc. Nhỏ hơn là trong chính gia đình khi con người đứng trước khó khăn, hoạn nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình gìn giữ qua bao đời.

Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” là một bài học đạo đức sáng giá cho mỗi chúng ta. Thông qua câu tục ngữ, nhân dân ta muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải biết trau dồi nhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà. gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc. Đặc biệt dù trong hoàn cảnh nào cũng không được đánh rơi nhân cách, không được làm những điều bất lương đi trái với đạo lý để lại tiếng xấu cho con cháu “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, mà phải nêu cao tinh thần “đói cho sạch, rách cho thơm”.

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hòa nhập cùng xu thế phát triển của thế giới, đồng thời đón nhận luồng sinh khí mới tiến bộ của nền văn hóa văn minh từ nước ngoài vào. Đứng trước rất nhiều những thách thức của thời đại chúng ta cần phải hiểu rằng: văn minh tiến bộ là mặt bên ngoài của xã hội, còn mặt bên trong của nó là điều rất quan trọng, vì đây mới thực sự quyết định sự tồn vong của một đất nước, đó là đạo đức. Ta phải giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, như vậy là ta đã giữ “cái lề” của truyền thống ông cha ta đã dốc tâm xây dựng vun đắp, đó cũng chính là gốc rễ cội nguồn phát triển của xã hội, của đất nước.

Con người cần biết rèn luyện cho mình những thói quen tốt, tính cẩn thận gọn gàng và ngăn nắp trong từng công việc từ việc nhỏ nhất trở đi, có như vậy cuộc sống mới trở nên trong lành và có giá trị. Khi tạo dựng những thói quen đó phải được rèn luyện từ bé trải qua nền giáo dục từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội, tất cả cần cùng nhau đoàn kết, thống nhất làm những điều đó để làm cho con người họ có được đức tính tốt.

Câu tục ngữ có giá trị to lớn, thứ nhất nếu xét về mặt ý nghĩa nó đúng với mọi thời đại, trong xã hội ngày nay, khi chúng ta phải bon chen với công việc cuộc sống nhiều hơn, thời gian dành cho gia đình cũng bị hạn chế, chính vì vậy họ không có nhiều thời gian rèn luyện, dạy dỗ con cái có những đức tích tốt, hay nói cho chúng về truyền thống tốt đẹp, đạo lý làm người như thế nào. Từ đó dẫn đến thế hệ trẻ thiếu sự hiểu biết về cội nguồn, truyền thống tốt đẹp đang dần bị mai một đi. Thứ hai xét về mặt vật chất câu tục ngữ như một lời khuyên răn, kim chỉ nan soi sáng và để lại nhiều bài học có giá trị cho mỗi con người, chúng ta nên học hỏi và phát huy nó mỗi ngày, để hướng tới một cuộc sống có ý nghĩa, trong lành hơn. Dù có sống trong nghèo đói nhưng những thói quen tốt đẹp vẫn luôn luôn hiện hữu và có trong con người của họ. Bên cạnh những người luôn biết giữ gìn, trau dồi bồi đắp bản thân thì cũng có không ít người có lối sống buông thả, xa đà vì tiền bạc mà đánh mất giá trị đạo đức, tự trọng của bản thân, đó là những thói quen làm cho họ ngày càng trở nên xấu đi và nó sẽ ăn mòn đi tiềm thức trong sáng có trong con người của họ.

Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” mang ý nghĩa nhắc nhở mỗi con người chúng ta nên cẩn thận và giữ gìn những điều đáng quý trọng trong cuộc sống của mình tạo nên những ý nghĩ tốt để có những thói quen tốt cho bản thân, ngày càng cải thiện và phát huy, phát triển văn hóa, tinh hoa của dân tộc xứng đáng với công lao sinh thành nuôi dưỡng của bố mẹ, không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ làm một người có ích cho xã hội, xứng đáng là “Con Rồng cháu Tiên”.

4. Nghị luận xã hội Giấy rách phải giữ lấy lề mẫu 4

Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, tục ngữ ca dao, dân gian đã sử dụng biểu tượng ẩn dụ một cách sâu sắc, ý vị, để gửi gắm một lời khuyên, để nêu lên một bài học đạo lí, đúc kết một kinh nghiệm ứng xử giàu tính nhân văn.

Thật kì diệu, trước những hiện tượng tha hóa của một số người, ta lại nghe tiếng của ông bà cha mẹ khẽ nhắc: “Con ơi! Giấy rách phải giữ lấy lề”. Lời khuyên răn ấy thật là thấm thía.

“Giấy rách” là ẩn dụ nói về một trang đời, một cảnh ngộ như “sông có khúc, người có lúc” gặp khó khăn, nghèo đói, họan nạn, hoặc gặp vận rủi ro, vấp ngã trên con đường lập nghiệp, mưu sinh.

“Lề” là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách, hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải, hợp lí với tờ giấy, trang sách vở thì là một khoảng trắng nghệ thuật làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu nền nếp chu đáo.

Hai chữ “phải giữ” nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vở không thể không có lề. Giấy có thể bị rách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn, họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình.

Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” đã nêu lên bài học đạo đức sáng giá. Qua câu tục ngữ, nhân dân nhắc nhở mọi người phải biết trau dồi nhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà, gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc. Không được đánh rơi nhân cách, không được làm những điều bất lương xằng bậy mà bị thiên hạ mỉa mai là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hoặc chê cười là “nhà kia bạc phúc”.

Gia đình nào, dòng họ nào. miền quê nào cũng có những mặt tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp. Có những “làng nghề”, “đất học” nổi tiếng trong thiên hạ xưa nay.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về lời dạy Giấy rách phải giữ lấy lề, mong rằng qua đây giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
4 801
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm