Nghị luận xã hội về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam mẫu 1

Mỗi đất nước đều có một sắc văn hóa riêng biệt, đó là giá trị văn hóa quý báu mà chúng ta cần gìn giữ. Thế nhưng trong thời buổi xã hội toàn cầu hóa hiện nay, câu hỏi làm sao để có thể giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc là một câu hỏi lớn buộc mọi người phải suy nghĩ. Vậy làm sao để hòa nhập chứ không bị hòa tan, làm sao để tiếp thu được nét đẹp trong truyền thống văn hóa các nước khác và truyền bá văn hóa dân tộc mình với các quốc gia khác trên thế giới? Để trả lời câu hỏi này sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm về truyền thống dân tộc, vậy truyền thống là gì, tại sao chúng ta lại cần phải gìn giữ? Đầu tiên, truyền thống là những nét đẹp có trong văn hóa của mỗi quốc gia, nó là nét riêng biệt của mỗi dân tộc được hình thành và khẳng định qua thời gian, được truyền từ đời này sang đời khác. Dân tộc nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và dân tộc Việt Nam của chúng ta cũng không là ngoại lệ. Chắc hẳn bạn đã nghe câu chuyện kể về cuộc hành trình gian khổ của người dân Việt Nam để giữ gìn lấy bản sắc dân tộc, ông cha ta đã bỏ ra vô vàn công sức cùng những cố gắng để không bị đồng hóa bởi quân giặc. Ai cũng biết trong chặng đường lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc đã đã phải đấu tranh và chịu đựng biết bao đau thương. Cuộc sống của dân ta trở nên khốn cùng bởi sự bóc lột của quân giặc, chúng không cho dân ta học chữ, bắt dân ta học ngôn ngữ của chúng, bắt dân ta làm đủ chuyện chỉ để phục vụ mục đích đồng hóa khiến chúng ta mất đi tiếng nói và bản sắc của mình. Thế nhưng, vượt lên ngàn đau thương, phong ba bão táp ấy cũng chẳng thể khiến con người ta từ bỏ đi bản sắc của mình, người này truyền cho người kia và cuối cùng những nỗ lực ấy cũng được báo đáp và dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của mình.

Dân tộc Việt có vô vàn truyền thống quý báu trong đó phải kể đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyền thống tôn sư trọng đạo,... Đó là những truyền thống vô cùng quý báu của con người. Người này vẫn truyền tai người kia nối tiếp nhau, truyền cho nhau những đạo lý cơ bản để làm người. Chúng ta được sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy trong một môi trường tràn ngập yêu thương, cha mẹ dạy ta cách sống sao cho đúng, làm sao cho phải, dạy ta biết lễ nghĩa, dạy cách để trở thành người tốt hơn. Đến lớp ta được giảng dạy về trang sử hào hùng của dân tộc, nghị lực và nhiệt huyết của họ đã nhắc nhở chúng ta phải cố gắng để gìn giữ truyền thống, bản sắc dân tộc và không ngừng học hỏi để thành tài góp phần xây dựng cho đất nước.

Thế nhưng không phải ai cũng thiểu được hết giá trị của truyền thống hoặc có người hiểu nhưng không biết quý trọng giá trị ấy. Vì chúng ta đang sống trong thời bình, chúng ta không phải đấu tranh và cuộc sống của chúng ta được cha mẹ che chở nên không biết giá trị của cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta chuộng lối sống tây hóa, thích âu phục, thích phong cách rồi tự biến mình thành những con vẹt bắt chước văn hóa của nước khác. Dù vô tình hay không cố ý nhưng bằng cách nào đó chúng ta đã và đang truyền bá văn hóa của nước khác vào nước mình và làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc. Người con gái Việt Nam xưa cũ là vẻ đẹp trong tà áo dài kín đáo, vẻ đẹp hiền dịu mặn mà thế nhưng ngày nay người phụ nữ việt Nam lại du nhập lối sống "thoáng" quá mức của phương Tây. Nhiều bạn trẻ ăn mặc quá mức hở hang rồi lại không biết cách chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, cũng chỉ vì vài ba cái mốt tây hóa mà người việt dần đánh mất đi bản sắc dân tộc của mình.

Khi xưa, người Việt Nam thường tự hào bởi cách ăn nói lịch sự, trang nhã của mình thì nay cách ăn nói, xử sự của giới trẻ lại làm người ta thực sự thất vọng. Nhiều bạn trẻ nói tục chửi bậy, chuộng sử dụng tiếng lóng để giao tiếp với mọi người, họ không biết phép lịch sự nơi công cộng, không biết giúp đỡ người gặp khó khăn mà ngược lại còn chê bai, khinh miệt những tấm thân nghèo khó.

Để giữ gìn truyền thống dân tộc thì phải hiểu về lịch sử nước nhà thế nhưng thời điểm hiện tại có mấy bạn trẻ biết về lịch sử nước nhà. Nhiều bạn chê bai lịch sử khô khan và khó học thế sao lịch sử nước khác họ lại am hiểu tường tận đến thế, hằng ngày thay vì nghiên cứu lịch sử nước nhà để thấm nhuần được sự mất mát và hy sinh của thế hệ trước thì họ lại đắm chìm trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc rồi lại đến những bộ phim dã sử Hàn Quốc. Họ ăn ngủ với lịch sử nước ngoài nhưng lịch sử việt Nam thì lại hoàn toàn mù tịt, điều này thật sự đáng buồn.

Truyền thống của dân tộc là uống nước nhớ nguồn thế nhưng hiện nay có biết bao bạn trẻ cãi lại lời bố mẹ, thậm chị có người còn vô ơn đuổi cha mẹ già ra khỏi đường. Họ phủi đi công sức nuôi dạy của đấng sinh thành và ngược đãi cha mẹ, cha mẹ thì bất lực không thể làm được gì với đứa con khó dạy của mình rồi lại ngậm ngùi trong nước mắt và chỉ tự trách mình là không biết dạy con. Nhưng trong chúng ta ai cũng biết đây hoàn toàn không phải lỗi của họ, lỗi lầm chỉ tại những đứa con ham chơi thiếu hiểu biết đã hòa nhập đồng thời hòa tan luôn nhân cách con người mình.

Trong thời buổi hội nhập ngày nay thì việc làm sao để có thể gìn giữ được truyền thống là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà chức trách và của mọi người, vì vậy chúng ta cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy để giới trẻ hứng thú hơn với lịch sử nước nhà. Chỉ khi hiểu rõ về lịch sử nước nhà, ta mới biết trân trọng những cố gắng của cha ông đã không ngừng gây dựng, giữ gìn và giá trị văn hóa của dân tộc. Giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của truyền thống dân tộc và tạo cho trẻ em những trải nghiệm thực tế để hiểu hơn về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với thế hệ trẻ, những người đã tự nhận thức được vấn đề thì cần cùng nhau tuyên truyền và có những hình thức mới mẻ để họ hứng thú với những nét đẹp trong truyền thống dân tộc, tạo cho họ đam mê với những nét đẹp ấy cũng là một giải pháp cho việc giữ gìn truyền thống dân tộc. Cả dân tộc hãy cùng nhau chung tay để gìn giữ giá trị truyền thống quý báu mà cha ông ta đã đánh đổi cả mồ hôi, công sức để gìn giữ.

Được sinh ra trong thời bình và được hưởng một cuộc sống đầy đủ khiến em cảm thấy rất biết ơn. Và để đền đáp công ơn đó em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để thành tài phục vụ cho đất nước. Không chỉ có thế em thấy mình cũng có trách nhiệm trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là nghĩa vụ của mọi công dân đang sinh sống trên dải đất hình chữ S này.

Nghị luận về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam mẫu 2

Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay.

Truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trải qua mấy nghìn năm hình thành và phát triển, dân tộc ta đã kết tinh được nhiều truyền thống quý báu vẫn còn gìn giữ cho đến ngày nay. Đó là truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm; truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động; truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo. Ngoài ra còn có các tập quán tốt đẹp, ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn.

Mỗi truyền thống văn hóa tốt đẹp còn gìn giữ cho đến ngày nay là kết tinh của biết bao nhiêu sức lao động, trí tuệ của con người trong chiều dài thời gian đằng đẵng. Trải qua biết bao nhiêu cuộc xâm lược và hủy diệt của kẻ thù, dân tộc ta vẫn gìn giữ lấy nó, không để nó bị hủy diệt đi bở tội ác và âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Bởi thế, trách nhiệm của thanh niên ngày nay là phải kế thừa và phát huy truyền thống ấy để khẳng định bản lĩnh của dân tộc.

Truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. Một dân tộc không có bản sắc văn hóa riêng sẽ không thể nào phát triển đến tương lai. Dân tộc ấy sẽ sớm bị thôn tính hoặc đồng hóa bởi các nền văn hóa khác. Con người sống không có văn hóa không thể hòa hợp với xã hội và không thể thành công.

Kế thừa và phát huy các truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc là thể hiện sự biết ơn sâu sắc của con người đối với lớp lớp cha ông đã dày công bồi đắp các giá trị ấy và để lại cho chúng ta thừa hưởng. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với tương lai của dân tộc, đối với tương lai đất nước.

Xem thường truyền thống văn hóa dân tộc là đi ngược lại với đạo đức con người, là sự vô ơn đối với tổ tiên, thể hiện một nhân cách kém cỏi, đánh khinh bỉ trong cuộc đời này.

Để thể hiện sự tôn trọng, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trước hết thanh niên phải tích cực học tập tri thức, trở thành người hiểu biết, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp. Có tri thức, có nhân cách tốt đẹp mới biết quý trọng, kế thừa và gìn giữ các truyền thống quý báu của cha ông.

Tìm hiểu, sưu tầm, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trân trọng, tự hào các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Bởi họ là đại diện tiêu biểu của thời đại, của các giá trị văn hóa nổi bật.

Ra sức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống, tác phẩm nghệ thuật, món ăn truyền thống. Bằng những hành động cụ thể, thanh niên cần giới thiệu và làm lớn lên những giá trị ấy trong đời sống cộng đồng và bạn bè thế giới biết đến.

Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc. Những giá trị văn hóa tốt đẹp nhưng không còn phù hợp với thời đại ngày nay sẽ được loại bỏ. Thay vào đó là các giá trị văn hóa mới phù hợp và tiến bộ hơn. Biết chọn lọc, tiếp thu những gì phù hợp nhất đè làm đẹp hơn văn hóa, đời sống của dân tộc trong thời đại mới.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng, quý trọng những di sản do cha ông để lại. Họ tỏ ra xem thường hoặc phit báng, chê bai các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thay vào đó, họ tôn sùng các giá trị ngoại lai mà đánh mất đi bản chất văn hóa dân tộc trong cuộc sống của họ. Những người như thế thật đáng chê trách.

Tôn trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc là trách nhiệm của mỗi thanh niên ngày nay. Dù có một vài truyền thống không còn phù hợp với đời sống dân tộc ta trong thời đại mới nhưng đừng vội vứt bỏ nó. Hãy giữ gìn những giá trị ấy như một tấm lòng tri ân đối với người xưa.

Ai cũng có quyền lựa chọn một lối sống riêng, một văn hóa riêng nhưng không nên đánh mất đi nguồn gốc của mình dù nó như thế nào. Đánh mất văn hóa là đánh mất tất cả, là nguy cơ mất nước.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Nghị luận xã hội về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 9 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
5 3.825
Sắp xếp theo

Soạn Văn 9 - Văn 9

Xem thêm