Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ gì? giáo viên chủ nhiệm có cần đòi hỏi chuyên môn hay không sẽ được VnDoc chia sẻ chi tiết dưới đây. Mời bạn đọc quan tâm tham khảo.

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Như vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng và cần được phát huy để nền giáo dục quốc gia ngày càng phát triển.

Tham khảo:

Công tác giáo dục và đào tạo của nước ta luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, được các cấp, các ngành đề cao và ưu tiên tạo mọi điều kiện để phát triển. Muốn giáo dục được các thế hệ học sinh có tiềm năng và tri thức, người thầy là một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm. Trong bài viết này VnDoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.

1. Nhiệm vụ chung của giáo viên?

Hiện nay, Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về Điều lệ trường tiểu học. Theo đó Thông tư số 28 đã có những quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm. Trong đó có những điểm mới quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm ngoại việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn của giáo viên bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ cần phải thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác theo quy định như:

– Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tự chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về những kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh đối với lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện vật chất của nhà trường.

– Tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; chủ động thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác theo quy định.

– Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; tạo điều kiện giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.

– Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của người nhà giáo nhân dân; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu với học sinh…

– Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp…

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.

– Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; có quyền đưa ra đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định để phù hợp, thuận tiện trong quá trình dạy học.

– Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục theo kế hoạch tổ chức của Bộ GD&ĐT…

2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

Ngoài ra, giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn thực hiện các nhiệm vụ như sau:

– Chủ động nắm bắt thông tin, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp mình được phân công làm giáo viên chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.

– Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng mà hiệu trưởng đã phê duyệt.

– Phối hợp với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.

– Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

3. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm

1. Giáo viên có những quyền sau đây:

a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;

b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;

c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;

d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;

đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ;

g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;

h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây:

a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;

d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;

đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm để bạn đọc tham khảo. Mời bạn đọc tham khảo thêm một số tài liệu: Thư viện giáo án, Biểu mẫu giáo dục

Đánh giá bài viết
1 7.103
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm