Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất

Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất là tài liệu do VnDoc biên soạn, tổng hợp giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu Ngữ văn 9 để tham khảo phục vụ quá trình học tập.

Bài viết bao gồm 24 đề và dàn ý văn mẫu chọn lọc không chỉ giúp các em biết cách làm dạng văn Nghị luận xã hội mà còn cung cấp thêm cho các em nguồn tư liệu bổ ích để các em hiểu sâu hơn về dạng văn này.

Những đề văn nghị luận xã hội hay nhất

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Nghị luận về đức tính chăm chỉ cần cù

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính chăm chỉ cần cù. (Một trong những đức tính quý báu của con người chính là đức tính chăm chỉ cần cù).

2. Thân bài

a. Giải thích

Chăm chỉ cần cù: nỗ lực học tập, lao động không ngừng nghỉ; luôn sẵn sàng tìm tòi, mày mò những điều mới mẻ, cố gắng hơn người khác trong cuộc sống → là một đức tính tốt đẹp mà con người ai cũng cần rèn luyện.

b. Phân tích

Cần cù chăm chỉ giúp chúng ta tạo ra nhiều hơn của cải vật chất phục vụ đời sống cá nhân và góp phần làm phát triển xã hội.

Trong cuộc sống không phải ai cũng vốn thông minh, nhanh nhẹn, biết cố gắng, chăm chỉ sẽ không khiến chúng ta tụt lùi về phía sau so với những người khác.

Người không rèn luyện cho mình đức tính cần cù chăm chỉ sẽ nảy sinh nhiều tính xấu khác như: ỷ lại, dựa dẫm vào người khác,…

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh cần cù chăm chỉ nên người đã sống được ở nước ngoài và tiếp thu thành công nền tinh hoa của họ; thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí cần cù chăm chỉ nên đã dùng chân và viết được những nét chữ rất đẹp,…

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chỉ ưa dựa dẫm vào người khác, không cố gắng vươn lên, chăm chỉ lao động mà chỉ tập trung vào thú vui, đam mê của bản thân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức tính cần cù chăm chỉ, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

2. Suy nghĩ của em về đức tính giản dị

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính giản dị. (Một trong những đức tính quý báu của con người chính là đức tính giản dị).

2. Thân bài

a. Giải thích

Đức tính giản dị là khiêm tốn, không khoa trương của cải vật chất, luôn chan hòa, hòa đồng với mọi người xung quanh, không tự cao tự đại về những thứ bản thân mình có được hoặc sở hữu.

b. Phân tích

Giản dị là một đức tính tốt đẹp của con người, nó thường đi đôi với khiêm tốn, giản dị để hòa nhập cùng mọi người, không phân biệt giàu nghèo sẽ khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

Khi chúng ta có lối sống giản dị, chúng ta sẽ tiết kiệm được những khoản chi tiêu không đáng có từ đó hạn chế được sự lãng phí của cải, vật chất góp phần làm cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Người sống giản dị sẽ được mọi người yêu thương, quý mến, kính trọng và là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh cả đời sống và làm việc vô cùng giản dị,…

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính khoa trương, hay khoe mẽ của cải vật chất, ưa xa hoa, những thứ hào nhoáng bên ngoài mà làm mất đi những giá trị của bản thân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức tính giản dị, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

3. Nghị luận xã hội bàn về đức hi sinh

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức hi sinh (Một trong những đức tính tốt đẹp phản ánh chính xác nhân cách con người chính là đức hi sinh).

2. Thân bài

a. Giải thích

Đức hi sinh: sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Khi người khác hi sinh cho chúng ta, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, chính vì vậy, sự hi sinh của chúng ta đối với người khác cũng sẽ làm cho họ tốt hơn.

Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống.

Người có đức hi sinh sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh và thế hệ các vị anh hùng đi trước hi sinh tuổi xuân và cả mạng sống của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc; mẹ là người hi sinh cho những người con,…

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức hi sinh, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

4. Em hãy giải thích câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”. (Một trong những câu nói nhiều ý nghĩa răn dạy con người ta chính là câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Dám nghĩ dám làm”: bản lĩnh của con người, luôn suy nghĩ đến công việc và những điều mạo hiểm nhưng giúp cuộc sống của mình tốt lên và sẵn sàng thực hiện những suy nghĩ đó.

b. Phân tích

Người dám nghĩ dám làm là người tự chủ trong suy nghĩ và hành vi của mình, tự lập cho bản thân mình một cuộc sống, giữ vững ý chí mà không lệ thuộc vào ai.

Người dám nghĩ dám làm là người có suy nghĩ và hành động thống nhất với nhau, ý chí dẫn đường cho họ làm việc và vượt qua khó khăn, những người này sớm muộn gì cũng đạt được thành công trong cuộc sống.

Nếu trong xã hội con người ai ai cũng dám nghĩ và dám làm, không nhút nhát, sợ hãi và lung lay trước những ý kiến, tác động bên ngoài thì xã hội này sẽ phát triển thịnh vượng và đức tính tốt đẹp này sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh,…

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người nhút nhát, không có ý kiến riêng cho bản thân và luôn nghe theo sự sắp xếp, chỉ định của người khác,… những người này đáng bị chỉ trích thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm”, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

5. Nghị luận về ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn. (Một trong những thước đo giá trị nhân phẩm của một con người chính là ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn).

2. Thân bài

a. Giải thích

Xin lỗi: tâm trạng ăn năn, cảm thấy có lỗi với người khác khi mình làm điều gì sai với họ và thừa nhận lỗi lầm đó bằng lời nói và hành động.

Cảm ơn: tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái khi người khác làm điều gì đó giúp mình hoặc khiến mình trở nên tốt hơn.

→ Xin lỗi và cảm ơn là những lời nói, hành động thiết thực của con người, nó đánh giá phẩm hạnh, đạo đức của con người đó.

b. Phân tích

Xin lỗi khi ta làm sai và cảm ơn khi ta được giúp đỡ là một phép lịch sự tối thiểu thể hiện đạo đức của con người đồng thời khiến người khác tôn trọng ta hơn.

Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và những lúc mình rơi vào hoàn cảnh éo le được người khác giúp đỡ, chính vì thế chúng ta cần thể hiện thái độ hối hận hoặc biết ơn với họ.

Nếu xã hội ai cũng biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn nhiều người không biết hoặc không dám thừa nhận lỗi lầm của mình, lại có những người vô cảm, lãnh đạm trước sự giúp đỡ của người khác,… đấy là những con người hèn nhát đáng bị chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

6. Trình bày suy nghĩ của em về lối sống ích kỉ

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống ích kỉ (Một trong những vấn đề nổi cộm của xã hội hiện nay chính là lối sống ích kỉ).

2. Thân bài

a. Giải thích

Ích kỉ: chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của bản thân mà vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.

b. Phân tích

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn và chỉ chú tâm vào lợi ích của bản thân mình.

Đôi lúc sự ích kỉ đến từ bản chất của người đó, vì ích kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.

Sự ích kỉ đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự ích kỉ của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

7. Giải thích câu tục ngữ Nhàn cư vi bất thiện

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện”. (Một trong những câu tục ngữ có giá trị mà ông cha ta đã để lại để răn dạy con cháu sau này chính là câu nói: “Nhàn cư vi bất thiện”.

2. Thân bài

a. Giải thích

"Nhàn cư vi bất thiện " là có một cuộc sống nhàn rỗi, không làm ăn, lười lao động dễ dẫn đến các hành vi xấu xa, sai trái.

Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết lao động, giữ cho bản thân mình luôn trong trạng thái bận rộn để tạo ra của cải vật chất giúp ích cho đời.

b. Phân tích

Lao động giúp con người tạo ra của cải vật chất, qua lao động con người sẽ khẳng định được năng lực, giá trị của bản thân.

Những kẻ sợ lao động, lười biếng lao động,… là mầm mống để gây nên những điều xấu xa cho xã hội, cho con người vì họ không lao động nhưng nhu cầu vật chất của họ vẫn như những người khác thì họ phải làm những việc xấu để có được vật chất đó.

Nếu xã hội con người ai ai cũng chăm chỉ lao động, hướng đến những điều tốt đẹp thì xã hội sẽ phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên, bên cạnh những người xấu, ưa hưởng thụ vẫn còn những con người ngày đêm lao động, cống hiến cho xã hội này tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện” đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

8. Trình bày suy nghĩ của em về câu nói: "Ước mơ giúp chúng ta tạo dựng được tương lai"

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về ước mơ

2. Thân bài

a. Giải thích

Ước mơ: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một vật gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người.

b. Phân tích

Người có ước mơ mới có động lực làm việc, học tập và cống hiến cho xã hội. Khi mỗi con người trên con đường thực hiện ước mơ của mình cũng chính là đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển.

Trên con đường thực hiện ước mơ chúng ta có thể gặp những khó khăn thử thách, khi vượt qua được thử thách đó chúng ta sẽ có thêm những bài học quý giá để hoàn thiện bản thân mình.

Người sống có ước mơ sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn.

Khi theo đuổi ước mơ, chúng ta sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu như kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ…

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có ước mơ nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của ước mơ và rút ra bài học cho bản thân.

9. Nghị luận về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần “thương người như thể thương thân”. (Một trong những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam ta chính là tinh thần “thương người như thể thương thân”).

2. Thân bài

a. Giải thích

Thương người như thể thương thân: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.

b. Phân tích

Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “thương người như thể thương thân” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tinh thần “thương người như thể thương thân”.

10. Nghị luận xã hội về lòng kiên trì

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng kiên trì. (Một trong những đức tính quý báu của con người mà ai cũng cần rèn luyện chính là lòng kiên trì).

2. Thân bài

a. Giải thích

Lòng kiên trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.

b. Phân tích

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần kiên trì theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, lòng kiên trì chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.

Người có lòng kiên trì luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của lòng kiên trì đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

11. Nghị luận xã hội bàn về tính nóng nảy

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính nóng nảy. (Một trong những tính xấu gây ảnh hưởng, cản trở rất nhiều đến sự phát triển của con người chính là tính nóng nảy).

2. Thân bài

a. Giải thích

Tính nóng nảy: là sự phản ứng mạnh mẽ, có phần thái quá, không kiểm soát được hành động của con người gây ra những sự tiêu cực, sai lầm đứng trước sự việc mà họ cho là sai trái và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân.

b. Phân tích

Tính nóng nảy xuất phát từ bản chất của con người: những người nóng nảy thường hiếu thắng, muốn dành phần thắng về mình. Đôi lúc, tính nóng nảy xuất phát từ việc người đó phải chịu quá nhiều áp bức dẫn đến cảnh “tức nước vỡ bờ”.

Tính nóng nảy gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc: rạn nứt mối quan hệ, bị người khác xa lánh, né tránh, gây cho người khác sự sợ hãi,…

Để kiềm chế tính nóng nảy, mỗi khi rơi vào hoàn cảnh éo le hoặc trong mỗi cuộc tranh luận chúng ta nên chọn cách im lặng, rời đi nơi khác. Sau khi đã bình tĩnh, nghĩ ra cách giải quyết mới quay lại.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội cũng có nhiều người luôn bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo và biết kiềm chế bản thân, những người này thường tự giải quyết được vấn đề của họ êm đẹp và được mọi người yêu quý, kính trọng.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của tính nóng nảy đồng thời liên hệ bản thân, rút ra bài học.

12. Phân tích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. (Một trong những đức tính quan trọng và tốt đẹp của người dân Việt Nam ta chính là tinh thần đùm bọc, giúp đỡ nhau được thể hiện thông qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Lá lành đùm lá rách”: là hình ảnh những chiếc lá rách được lá lành đùm bọc, để trở nên lành lặn hơn, có thể chống chọi với những khắc nghiệt của thiên nhiên tốt hơn. Ngoài ra, nó còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào ta: những người có điều kiện hơn giúp đỡ, chở che cho người có hoàn cảnh khó khăn bớt đi khốn khổ, đất nước cũng phát triển hơn.

→ Là một phẩm chất tốt đẹp gìn giữ hằng nghìn năm nay mà thế hệ con cháu chúng ta cần phát huy.

b. Phân tích

Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, việc chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ họ sẽ giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, xã hội phát triển hơn.

Khi nhiều con người trong một cộng đồng đều biết san sẻ với người khác, những thông điệp cao cả sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, đức tính tốt đẹp cũng vì thế mà được nhân lên.

Người có phẩm chất “Lá lành đùm lá rách” là người chia sẻ, đồng cảm với những mảnh đời khó khăn và có hành động thiết thực để giúp đỡ họ.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: giữa lúc bão lũ miền Trung đang diễn biến phức tạp, nữ ca sĩ Thủy Tiên đã không ngần ngại khó khăn đứng lên quyên góp tiền và đi vào tâm lũ để giúp đỡ bà con. Chính hành động cao đẹp của chị đã làm gương cho nhiều mạnh thường quân khác đứng lên và đi về miền Trung cứu trợ,…

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người ích kỉ, vô cảm, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, mặc kệ những đau khổ, bất hạnh mà người khác đang phải trải qua,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của việc đùm bọc nhau và liên hệ bản thân.

13. Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan của con người

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần lạc quan của con người.

2. Thân bài

a. Giải thích

Lạc quan: cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống.

→ Lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân sự lạc quan để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn.

Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn.

Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: một người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan đã vượt qua và khỏi bệnh; nhưng lại có người bình thường nhưng vì bi quan mà mắc tâm bệnh;…

d. Phản biện

Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của lạc quan đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.

14. Nghị luận xã hội về giá trị của bản thân trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giá trị của bản thân trong cuộc sống. (Mỗi con người sinh ra đều có những đặc điểm, cá tính riêng. Để đạt được những thành công mà chúng ta mong đợi, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ giá trị của bản thân mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Giá trị của bản thân: là những điều cốt yếu tạo nên mỗi con người bao gồm ngoại hình, tính cách, cá tính, nhân phẩm, ý chí. Mỗi con người đều có những đặc điểm và giá trị khác nhau tạo nên dấu ấn riêng biệt của người đó.

b. Phân tích

Nhờ có những giá trị riêng biệt của bản thân mà con người có những khả năng khác nhau, tư duy khác nhau tạo nên sự da dạng cho cuộc sống, cho xã hội.

Xã hội phát triển là nhờ vào những giá trị riêng biệt của nhiều cá nhân tạo thành.

Nếu con người không có những giá trị riêng biệt, xã hội sẽ bão hòa, không có những sự phong phú, đa dạng ngành nghề,… và dần dần xã hội mất đi niềm vui, con người sẽ biến thành những chiếc máy.

Mỗi người cần phải tự nhận biết được những giá trị riêng biệt của bản thân để phát triển mình và tìm cho mình hướng đi thích hợp nhất.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu, xác thực để minh họa cho bài làm của mình.

Hướng dẫn: những người làm nghệ thuật nhờ vào khả năng đặc biệt của bản thân mà cống hiến được cho đời những tác phẩm tiêu biểu,…

d. Phản biện

Trong cuộc sống có những người không nhận biết được những giá trị của mình mà chỉ nghe theo sự sắp xếp của người khác, lại có những người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về giá trị của bản thân mình cho mình là hơn người,… → những người này đáng bị thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của những giá trị của bản thân và liên hệ bản thân, đưa ra bài học.

15. Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tương thân tương ái. (Một trong những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam ta chính là tinh thần tương thân tương ái).

2. Thân bài

a. Giải thích

Tương thân tương ái: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.

b. Phân tích

Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “tương thân tương ái” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tinh thần tương thân tương ái.

16. Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.

Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.

17. Giải thích câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Giấy rách”: nghĩa đen chỉ tờ giấy không còn lành lặn; nghĩa bóng chỉ sự nghèo khó, khổ hạnh của đời người.

“lề”: nghĩa đen chỉ bộ phận gắn kết giữa giấy vào quyển vở, có vai trò cố định và làm cho quyển vở đẹp đẽ; nghĩa bóng chỉ những phẩm chất tốt đẹp, vững chắc của con người.

→ Câu nói mang ý nghĩa: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nào, nghèo đói hay thiếu thốn thì con người hãy giữ lấy những giá trị cốt lõi, phẩm chất tốt đẹp của mình.

b. Phân tích

Trong xã hội sẽ có người giàu, kẻ nghèo, nhiều giai cấp khác nhau; mỗi người một cá tính, một phẩm hạnh; nếu người giàu nhưng không có đạo đức tốt cũng bị người đời coi thường, thiếu đi sự tôn trọng; nhưng nếu người nghèo nhưng tấm lòng họ lương thiện, hướng về điều tốt đẹp sẽ được người khác yêu quý, giúp đỡ.

Sự giàu nghèo không nói lên bạn là ai, nhưng những điều bạn thể hiện và tính cách của bạn mới là thước đo đánh giá con người.

Xã hội sẽ trở nên suy thoái nếu con người sống không có đạo đức, vô nhân tính; xã hội sẽ phát triển tốt đẹp; giàu tình yêu thương nếu con người biết hướng đến những điều tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi và tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống có nhiều người tuy có điều kiện vật chất tốt nhưng lại mắc bệnh vô cảm; ích kỉ, nhỏ nhen chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm đến người khác,… → những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói “Giấy rách phải giữ lấy lề” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

18. Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, Hậu học văn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu tục ngữ: Tiên học lễ Hậu học văn. (Học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Tiên học lễ”: Con người trước hết phải rèn luyện, trau dồi lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách bản thân ta phải tự hướng ta về những truyền thống đạo đức vốn có từ lâu đời của dân tộc.

“hậu học văn”: con người cũng cần phải rèn luyện kiến thức, trình độ chuyên môn cao, nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại.

→ Mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.

b. Phân tích

Mỗi con người cần rèn luyện cho mình một đạo đức tốt, một phẩm chất tốt, luôn đối xử đúng mực và giúp đỡ, chan hòa với người xung quanh ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và cuộc sống sẽ vui vẻ hơn.

Khi chúng ta có kiến thức tốt thì sẽ làm tốt công việc của bản thân và sẽ tiến gần hơn đến thành công, giúp ích cho xã hội.

Nếu con người vừa có tấm lòng nhân hậu, phẩm chất tốt và có kiến thức, kĩ năng thì sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội và sớm muộn cũng đạt đến đỉnh vinh quang, được người đời kính nể và học tập.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng là tấm gương có cả tài và đức để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội có nhiều người có đạo đức không tốt, đi ngược với tiêu chuẩn của xã hội, làm những việc xấu xa gây ảnh hưởng nặng nề đến xã hội. Có những người không chịu trau dồi kiến thức mà lười biếng, dựa dẫm vào người khác. → những người này đáng bị xã hội lên án và phê phán.

Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: “tiên học lễ, hậu học văn” đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

19. Nghị luận xã hội: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thành công: là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu.

→ Ý nghĩa câu nói: khuyên nhủ con người nỗ lực, cố gắng, luôn hướng đến mục tiêu của mình và hoàn thiện bản thân theo hướng tốt nhất, tích cực nhất.

b. Phân tích

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.

Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.

Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình) và rút ra bài học cho bản thân mình.

20. Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“ngọc không mài”: viên ngọc sần sùi, thô ráp của tự nhiên, không có tác động của con người, chưa được chế tác hay mài giũa để trở nên tỏa sáng, làm đẹp cho đời, cho người.

Ý cả câu: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển. Đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

b. Phân tích

Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.

Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

(Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến).

d. Phản biện

Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”) và rút ra bài học và bản thân.

21. ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc'' trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

22. Nghị luận xã hội về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô cảm; thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.

b. Phân tích

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn.

Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.

Sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

23. Suy nghĩ của em về đức tính khoan dung

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Bàn luận

Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng khoan dung là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

d. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).

e. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (lòng khoan dung) và rút ra bài học cho bản thân.

24. Nghị luận về tình phụ tử

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề vấn đề cần nghị luận: tình phụ tử.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình phụ tử: là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của người cha đối với con và sự đền ơn đáp nghĩa, sự yêu quý, kính trọng của con cái dành cho người cha của mình.

b. Phân tích

Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.

Mỗi người con khi yêu thương cha sẽ tạo nên những đức tính tốt đẹp khác đồng thời tạo giúp cho gia đình luôn tràn ngập tình yêu thương.

Việc đối xử, thể hiện tình cảm với cha mình thể hiện phẩm chất, nhân cách của người đó.

c. Bàn luận

Tình phụ tử được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:

Người cha: yêu thương, quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực.

Người con: yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mình; nghe theo những lời khuyên bảo của cha; có những hành động đền ơn đáp nghĩa với cha mình.

d. Dẫn chứng

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, được nhiều người biết đến.

e. Phản biện

Trong xã hội có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của tình phụ tử đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

25. Nghị luận xã hội về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước. (Một trong những điều mà tuổi trẻ hiện nay cần phải lưu tâm chính là trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.)

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản biện

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Đề thi vào lớp 10 môn Toán, Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
2 2.878
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm