Những dạng câu hỏi khó trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa

Những dạng câu hỏi khó trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa

Đề thi THPT Quốc gia 2016 sẽ có nhiều dạng câu hỏi từ dễ đến khó, để dành được điểm cao trong bài thi này, các bạn cần có những chuẩn bị tốt nhất, và ôn luyện những dạng bài nâng cao. VnDoc.com mời các bạn tham khảo Những dạng câu hỏi khó trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án để luyện tập thật tốt nhé. Mời các bạn thử sức!

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 3

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 4

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 5

Đề thi THPT quốc gia Hóa học thường có 50 câu hỏi. Mức độ câu hỏi sẽ tăng dần từ dễ đến khó. Những câu hỏi khó thường là những câu để phân loại thí sinh khá - giỏi. Dưới đây là những dạng câu hỏi khó mà thí sinh sẽ gặp trong đề thi THPT quốc gia.

1. Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc)và khối lượng bình tăng 2,48gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là:

A. 40,82%. B. 29,25%. C. 34,01%. D. 38,76%.

2. Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 1,0. B. 2,5. C. 1,5. D. 3,0.

3. Đun hỗn hợp etylen glicol và axit cacboxylic X (phân tử chỉ có nhóm -COOH) với xúc tác H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ Y mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,95 gam Y cần 4,00 gam O2, thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Biết Y có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, Y phản ứng được với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 8.
B. X có đồng phân hình học.
C. Y không có phản ứng tráng bạc.
D. Y tham gia được phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2.

4. Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là:

A. 396,6. B. 409,2. C. 399,4. D. 340,8.

5. X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2(đktc). Biết tỉ lệ V1: V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng:

A. 11 : 7. B. 11 : 4. C. 7 : 5. D. 7 : 3.

6. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là:

A. 1,50. B. 2,98. C. 1,22. D. 1,24.

7. Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là:

A. 20% và 40%. B. 40% và 30%. C. 30% và 30%. D. 50% và 20%.

Đáp án câu hỏi khó trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa

Những kiến thức trọng tâm môn Hóa trong đề thi THPT Quốc gia

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học tỉnh Vĩnh Phúc

Các phương pháp giải nhanh bài toán Hóa học

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

1. C 2. C 3. B 4. A 5. C 6. C 7. D

Đánh giá bài viết
5 7.416
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm