Những lưu ý khi làm bài điền từ môn Tiếng Anh

Đa số học sinh không đạt điểm tối đa trong các bài trắc nghiệm điền từ vào chỗ trống trong dạng bài đọc hiểu mặc dù dạng bài này không hẳn là quá khó. Do đó, VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn tài liệu "Những lưu ý khi làm bài điền từ môn Tiếng Anh" để các bạn tham khảo và có được hướng ôn tập tốt nhất.

Những lưu ý khi làm bài điền từ môn Tiếng Anh

Những lưu ý khi làm bài điền từ môn Tiếng Anh

Tài liệu có bài tập và đáp án kèm theo, giúp các bạn ôn tập tốt nhất.

(I) Nội dung

Thông thường dạng bài điền từ vào chỗ trống bao gồm 1 đoạn văn (khoảng 150 – 200 từ) với các chỗ trống để điền từ. Đi kèm là các phương án cho học sinh lựa chọn để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn. Đây là dạng bài tập có phạm vi kiến thức rất rộng, nhằm kiểm tra kiến thức ngôn ngữ tổng hợp của học sinh trong rất nhiều lĩnh vực ngữ pháp như: từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, ngôn ngữ, yếu tố văn hóa v.v… Để giúp các em làm tốt bài tập dạng này, sau đây chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết cách làm bài và giúp các em nhận biết các lỗi cũng như các “bẫy” thường gặp. Các câu hỏi thường được phân chia theo các cấp độ kiến thức từ đơn vị từ vựng, cụm từ, cấu trúc câu và đến toàn đoạn. Trong phần 1 này, chúng tôi sẽ đề cập các dạng câu hỏi ở cấp độ từ vựng.

1. Trong tiếng Anh có 3 loại từ cơ bản là danh từ, động từ, tính từ. Và đây cũng chính là các từ loại được hỏi nhiều nhất. Nhận biết các từ loại này không khó, nhưng để chọn đúng từ cần điền vào chỗ trống, các em cần nhớ những quy tắc sau:

  • Danh từ thường đứng đầu câu đóng vai trò là chủ ngữ, hoặc đứng sau động từ làm tân ngữ cho động từ đó.
  • Tính từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ và thường đứng trước danh từ.
  • Động từ thường được bổ nghĩa bởi trạng từ (có thể đứng sau hoặc trước động từ).

Khi làm bài, các em cần xác định vị trí của từ cần điền so với các từ xung quanh và đoán xem đó là loại từ gì, sau đó mới nhìn xuống phần phương án lựa chọn. Với cùng một gốc từ, nếu có xuất hiện một từ loại đang cần thì các em có thể chọn luôn. Trong trường hợp có hơn 1 từ cùng từ loại thì ta phải cân nhắc về nghĩa.

Ví dụ:

[…] There are doubts about the _____ of the new drug in treating the disease. […]

1. A. effect B. effective C. effectiveness D. effectively

Chỗ trống cần điền đứng sau mạo từ “the” nên chắc chắn phải là danh từ. Trong 4 phương án trên có tới 2 danh từ là effect (ảnh hưởng) và effectiveness (hiệu lực, tác dụng) nên ta phải dựa vào nghĩa của câu và từ để chọn. Có những hoài nghi về tác dụng chữa bệnh của loại thuốc mới nên effectiveness là đáp án đúng.

2. Giới từ là một trong những phần yếu nhất của hầu hết học sinh. Điều này một phần cũng bởi vì giới từ tiếng Anh và giới từ tiếng Việt có nhiều trường hợp khác xa nhau, thậm chí đối nghịch nhau, dẫn đến việc sử dụng sai của nhiều học sinh. Chẳng hạn như giới từ “trên, dưới”. Chúng ta thường nói: trên trời, dưới biển… tuy nhiên tiếng Anh lại nói: in the sky, in the sea… (chứ không phải “on the sky”, “under the sea” như nhiều học sinh nhầm lẫn). Mặt khác, tùy vào ngữ cảnh của câu và hàm ý của người nói mà giới từ được dùng cho phù hợp.

Ví dụ, cùng với từ “rain” nhưng ta có thể dùng cả giới từ “in” hoặc “under” tùy hoàn cảnh. Hãy so sánh:

  • She was completely wet because she had walked in the rain. (Cô ấy đi trực tiếp trong mưa)
  • With a big umbrella she walked leisurely under the rain. (Cô ấy không trực tiếp bị mưa vì đã che ô).

Ngoài ra, giới từ chỉ thời gian cũng là nguyên nhân khiến nhiều học sinh mất điểm trong bài thi. Để giúp các em dễ nhớ cách dùng giới từ chỉ thời gian, chúng tôi đã rút ra: “Ngày on giờ at tháng, năm in”. Khi làm bài, dựa vào những từ chỉ thời gian đứng gần nhất là các em có thể tìm giới từ tương ứng.

Đánh giá bài viết
1 1.537
Sắp xếp theo

    Tiếng Anh phổ thông

    Xem thêm